Thực trạng hoạt động tín dụng của NHĐT&PT giai đoạn 2001-06/2007 1 Tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn 2001-2007.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN:HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM pdf (Trang 27 - 29)

b. Có quy trình xếp hạng và kiểm tra lại kết quả xếp hạng.

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của NHĐT&PT giai đoạn 2001-06/2007 1 Tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn 2001-2007.

2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn 2001-2007.

Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và của

hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển nói riêng trong các năm từ 2001-2007 đã diễn ra trong điều kiện môi trường vừa thuận lợi lại vừa phải đối mặt với nhiều

thách thức, khó khăn.

Thuận lợi.

Giai đoạn 2001-2007 tình hình kinh tế thế giới và khu vực tuy đơi lúc có những

điểm rơi hoặc chựng lại nhưng nhìn chung kinh tế toàn cầu vẫn đảm bảo được sự tăng

trưởng ổn định . Kinh tế phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á, xu thế hội nhập và phát triển mở rộng, đầu tư giữa các quốc gia tạo cơ hội tốt cho các nền kinh tế trong đó có Việt Nam và Việt Nam cũng đã tận dụng được cơ hội tốt đó thể hiện qua các thành tựu:

− Tình hình chính trị xã hội đất nước ổn định, nền kinh tế đạt tốc độ tăng

trưởng cao, bình quân giai đoạn 2001-2006 đạt trên 8%.

− Sự kiện Việt nam được gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra một thời kỳ mới cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam nhanh chóng được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu và kết quả thu hút đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

− Trong lĩnh vực hoạt động kinh tế tài chính: trong năm 2006 và đầu năm

2007, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp huy động vốn phục vụ cho chiến lược phát triển của mình; Hàng loạt DNNN chuyển đổi loại hình sở hữu doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang hình thức cơng ty cổ phần giúp cho doanh nghiệp thật sự chủ động trong hoạt động

kinh doanh trong cơ chế thị trường; bên cạnh đó một số lượng lớn các DN ngồi quốc doanh cũng nhanh chóng hình thành.

− Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách của chính phủ và các bộ ngành cũng tiếp tục được bổ sung, môi trường pháp lý cho hoạt động kinh tế, xã hội được cải

thiện đáng kể.

Khó khăn.

Tuy nhiên, ngồi những thuận lợi trên, nhiều hạn chế trong nền kinh tế chưa

được khắc phục cũng ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tín dụng, chẳng hạn: − Áp lực cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng tăng, một bộ phận doanh nghiệp

đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước bộc lộ sự yếu kém, hiệu quả kinh doanh thấp,

cùng với các chính sách sắp xếp chuyển đổi các DN này làm bộc lộ nợ xấu, tác động mạnh đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

− Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động tài chính Ngân hàng, trong khi các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn đang phải tiếp tục cơ cấu lại mơ hình tổ chức quản trị điều hành.

− Khu vực kinh tế dân doanh mới phát triển trong vài năm gần đây, nên trình

độ nền kinh tế còn thấp, thu nhập người dân chưa cao cũng làm hạn chế hoạt động tín

dụng bán lẻ.

− Thêm vào đó, các hoạt động kinh tế và sản xuất kinh doanh của Doanh

nghiệp nói chung, chịu áp lực cạnh tranh ngày càng tăng theo tiến trình hội nhập của Việt Nam vào kinh tế quốc tế.

− Trong khi đó, ở góc độ vĩ mơ, cơ chế chính sách của Nhà nước lại chưa đồng bộ, môi trường pháp lý và đặc biệt là hệ thống luật pháp chưa đầy đủ, thực hiện chưa nghiêm cũng tạo ra cản trở đối với hoạt động tín dụng.

Tất cả những đặc điểm kinh tế xã hội nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt

động tín dụng của các NHTM, trong đó có BIDV.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN:HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM pdf (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)