Sự ra đời và phát triển của Tổng Công ty

Một phần của tài liệu hoạt động xuất khẩu dầu thô của tổng công ty dầu khí việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 42)

I- Sự ra đời và phát triển của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam

I.1.Sự ra đời và phát triển của Tổng Công ty

Nguồn năng lợng dầu mỏ rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. Ngay từ buổi đầu tiên Đảng và Nhà nớc ta đã rất chú trọng đến vấn đề này. Trong khi cuộc chiến tranh chống Mỹ còn diễn ra khốc liệt, Đảng và Nhà nớc ta đã quyết định thành lập đoàn địa chất 36 trực thuộc Tổng cục địa chất có chức năng tìm kiếm - thăm dò dầu khí ở khu vực Miền Bắc (1961 – 1969). Chuyển đoàn địa chất 36 thành liên đoàn địa chất 36.

- 1975: Ngay sau ngày miền Nam giải phóng 30/4/1975 Bộ chính trị đã có Nghị quyết số 224 NQTW về việc triển khai thăm dò dầu khí cả nớc. Tách các tổ chức làm công tác dầu khí ở Tổng Cục Địa chất, Tổng Cục hoá chất ở miền Bắc và Tổng Cục Dầu hoả và khoáng sản ở miền Nam để thành lập Tổng Cục Dầu khí Việt Nam. Tổng Cục Dầu khí Việt Nam là tổ chức chịu trách nhiệm trớc Nhà nớc về toàn bộ các khâu thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí... Tổng Cục Dầu khí gồm: Công ty dầu khí miền Bắc, Công ty dầu khí miền Nam, Viện dầu khí Việt Nam, các công ty dịch vụ và trờng đào tạo cán bộ công nhân.

- 1977: thành lập Công ty Petro Việt Nam trực thuộc Tổng Cục dầu khí làm nhiệm vụ hợp tác và tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí với nớc ngoài tại Việt Nam

- 4/1990: Sáp nhập Tổng Cục dầu khí vào Bộ Công nghiệp nặng.

9/1990: Thành lập Tổng Công ty dầu khí Việt Nam trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí.

- 5/1992: Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Thủ tớng Chính phủ. Tên giao dịch quốc tế là PETRO VIETNAM.

- 5/1995: Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đợc Thủ tớng Chính phủ Quyết định là Tổng Công ty Nhà nớc, có tên giao dịch quốc tế là PETRO VIETNAM.

- Đồng bằng sông Hồng đợc coi là cái nôi của ngành dầu khí Việt Nam. Vào những năm 1973 - 1974 ở đồng bằng sông Hồng đã có các phát hiện dầu

khí tại đồng bằng sông Hồng đó là mỏ khí Tiền Hải (Thái Bình) với trữ lợng khoảng 1,3 tỷm3 và đã đợc khai thác từ mùa hè năm 1981. Tuy nhiên sản lợng khí của mỏ Tiền Hải (Thái Bình) còn rất khiêm tốn chỉ đủ phục vụ sản xuất tiêu dùng của tỉnh Thái Bình. Nhng nói có ý nghĩa rất to lớn đối với ngành dầu khí Việt Nam trong khi lực lợng cán bộ còn non trẻ mà đã tự lực khai thác đợc tài nguyên khí, thành công này đã khuyến khích động viên toàn thể cán bộ công nhân của ngành ngày càng hăng say lao động.

- 1980 Liên doanh dầu khí Việt - Xô (Viet Sovpetro) ra đời. Các cán bộ công nhân của ngành dầu khí Việt Nam cùng với các chuyên gia Liên Xô đã có tiến hành tìm kiếm thăm dò ở bể Cửu Long. Đến năm 1986 Viet Sovpetro đã cho dòng dầu thô đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ. Năm 1986 cũng là mốc đánh dấu năm Việt Nam xuất khẩu dầu thô đầu tiên của mình.

Từ 1988 chính sách "mở cửa" và sự ra đời của các Luật đầu t nớc ngoài, Luật Dầu khí đã tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc tìm kiếm thăm dò dầu khí triển khai rầm rộ trên thêm lục địa Việt Nam. Cho tới nay 6 mỏ dầu và 1 mỏ khí đang khai thác, 2 hợp đồng đang chuẩn bị đa mỏ vào khai thác và 5 hợp đồng tiếp tục thẩm lợng mỏ. Trữ lợng dầu khí đã phát hiện và có thể thu hồi đạt khoảng 1,0 tỷ m3 quy dầu trên tổng tiềm năng dự báo là 3,5 - 5,0 tỷ m3. Đây là cơ sở ban đầu đáng tin cậy, làm đà cho sự phát triển và nâng cao sản lợng khai thác dầu từ mức 16 triệu tấn năm 2001 lên mức 23-24 triệu tấn dầu quy đổi/năm trong những năm đầu của thế kỷ mới.

Một phần của tài liệu hoạt động xuất khẩu dầu thô của tổng công ty dầu khí việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 42)