Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hợp

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp hà nội (Trang 49 - 56)

xuất khẩu tại công ty trong thời gian tới

1. Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Trong bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp nói chung và hoạt động thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu nói riêng, con người luôn giữ vai trò quyết định đến việc thành công của hoạt động đó. Vì vậy đội ngũ cán bộ làm công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp cần thường xuyên được nâng cao trình độ chuyên môn cũng như số lượng đội ngũ từ đó nâng cao hiệu quả công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty. Do đó công ty cần thực hiện tốt một số công tác sau:

Thường xuyên nâng cao chất lượng cũng như số lượng đội ngũ nhân viên làm công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu:

Hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ về chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ nhất định. Công ty Haprosimex là một công ty có quy mô khá lớn, thực hiện công tác xuất khẩu nên việc thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết về luật hải quan trong nước và quốc tế, trình độ ngoại ngữ là những việc vô cùng cần thiết cho toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty nói chung và đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ cán bộ thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty nói riêng.

Ngoài ra, hiện nay do công ty đang phát triển mạnh về cả quy mô kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh nên việc bổ sung nhân sự làm công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu là càn thiết nhằm nâng cao hiệu quả công việc cũng như tránh tình trạng công tác xuất khẩu bị đình trệ.

Chuyên môn hóa công việc tới từng nhân viên làm công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Do công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu có rất nhiều khâu nên rất cần thiết phải có sự phân công chuyên môn hóa một cách cụ thể tới từng khâu hay từng công việc nhằm tránh được những sai sót không đáng có. Hơn nữa, việc phân công công việc một cách cụ thể sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng công việc hay rút ngắn được thời gian hoàn thành công việc đó.

Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, giới thiệu sản phẩm mới cho các cán bộ thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Đây cũng là một công tác hết sức cần thiết nhằm tránh các sai sót cho cán bộ thực hiện hợp đồng xuất khẩu trong các khâu như: kê khai hải quan, mua bảo hiểm hay giao nhận hàng…

2. Thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài với các công ty cung ứng dịch vụ vân tải trong nước và quốc tế

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả của công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty thì việc thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài với các công ty dịch vụ vận tải trong nước và quốc tế là một hoạt động không thể thiếu của công ty. Công tác dịch vụ vận tải càng thuận lợi, chi phí phát sinh giảm sẽ là một tiền đề tốt giúp công ty ngày càng mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu của mình, cũng như tạo điều kiện tốt hơn cho việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

3. Chuẩn bị giấy tờ và các chứng từ xuất khẩu tốt.

Việc chuẩn bị giấy tờ và các chứng từ xuất khẩu phải đảm bảo các thủ tục đầy đủ, chính xác kịp thời tránh những trường hợp làm gấp chồng chéo trong quá trình làm chứng từ. Muốn vậy.

- Công ty phải yêu cầu khách hàng cung cấp sớm, kịp thời và phải có thời gian đủ dài trước khi xuất hàng.

- Tiến hành theo dõi từng mặt hàng, xử lý các thông tin phải chính xác như ngày giao hàng, cảng đến, số hiệu tàu, điều kiện thanh toán.

- Ghi chép rõ ràng tiến trình thực hiện hợp đồng tránh làm việc chồng chéo.

4. Tổ chức sản xuất thu gom hàng hoá chuẩn bị cho xuất khẩu.

Công ty Haprosimex Group vừa sản xuất lại vừa kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy:

- Đối với hàng tự sản xuất thì công ty phải tổ chức sản xuất sao cho kịp thời về số lượng, thời gian và quy cách phẩm chất. Muốn vậy phải thực hiện:

+ Triển khai công tác chuẩn bị vật tư đầy đủ đồng bộ kịp thời. + Tổ chức sản xuất hợp lý theo kế hoạch đặt ra.

+ Tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm

- Đối với kinh doanh xuất khẩu thì công ty phải tiến hành kế hoạch tìm nguồn hàng, nghiên cứu lại vấn đề về thị trường như giá cả, nhu cầu v. v... để tiến hành gom hàng cho xuất khẩu. Mặt hàng kinh doanh xuất khẩu của công ty chủ yếu là hàng nông sản. Vì thế để chuẩn bị hàng tốt công ty cần thực hiện:

+ Phải liên hệ đặt hàng với các vùng sản xuất.

+ Giới thiệu giống cây trồng, kỹ thuật trồng, và nếu cần cung cấp cả vốn. + Quan hệ tốt với lãnh đạo địa phương để có kế hoạch trồng theo vùng những sản phẩm xuất khẩu

5. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh chặt chẽ.

Công ty cần phải phối hợp chặt chẽ, hơn nữa các phòng ban để đảm bảo hàng cho xuất khẩu cả về số lượng chất lượng và thời gian giao hàng. Nhằm tạo ra sự thống nhất giữa các phòng ban trong việc thực hiện xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Muốn vậy yêu cầu công ty thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Các phòng ban phải thường xuyên báo cáo chính xác tình hình thực hiện hợp đồng cho giám đốc. Qua đó giám đốc trực tiếp chỉ đạo thống nhất cùng các phòng ban đưa ra các giải pháp tối ưu nhất để đảm bảo hàng xuất khẩu.

- Giữa các phòng ban phải thường xuyên hàng ngày trao đổi thông tin cho nhau để cùng giải quyết và khắc phục những nảy sinh trong tiến trình thực hiện hợp đồng.

6. Thanh toán tiền hàng

Để quá trình thanh toán được nhanh chóng đúng quy định thì công ty cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Xử lý các thông tin trên L /C phải chính xác như số lượng, giá cả, phẩm chất, ký mã hiệu, thời hạn có hiệu lực, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng điều kiện giao hàng để cung cấp cho hãng vận tải lập chứng từ thanh toán.

- Thường xuyên liên lạc yêu cầu khách hàng trả tiền, liên lạc với ngân hàng về tiến độ trả tiền.

IV. Một số kiến nghị với Nhà Nước nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty Haprosimex Group nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung

1. Hoàn thiện và minh bạch hóa thông tin về các chính sách xuất nhập khẩu

Các doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường nào thì đều phải chịu sự tác động của môi trường đó. Vì vậy, khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong môi trường kinh tế quốc gia thì các doanh nghiệp đều phải chịu tác động của chính sách và luật pháp quốc gia đó.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đều phải chịu sự điều chỉnh của Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật Hải quan…song các văn bản luật này lại thường xuyên thay đổi theo từng thời kýao cho phù hợp với xu thế chung của quốc tế. Nhưng sự thay đổi này đôi khi lại gây khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp.

Chính vì vậy, Nhà nước nên ban hành các văn bản luật một cách chặt chẽ, tránh tình trạng phải thay đổi nhiều lần để không gây ra các khó khăn cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu sự thay đổi đó là nguyên nhân khách quan, là để phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới thì Nhà nước cũng nên công khai sớm các văn bản đó và có các văn bản hướng dẫn thực hiện kịp thời nhằm giúp cho các doanh nghiệp chuẩn bị tinh thần trước khi thực thi luật.

Ngoài ra, Nhà nước cũng phải thường xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn cho các cán bộ của doanh nghiệp về các văn bản luật mới có liên quan như danh mục thuế nhập khẩu đối với các chủng loại sản phẩm, các quốc gia áp dụng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc đối với Việt Nam…

2. Cải cách thủ tục hành chính

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc cải cách thủ tục hành chính trong thời gian quan nhưng nhìn chung hệ thống các thủ tục hành chính tại Việt Nam còn rất rườm rà, phức tạp đặc biệt là các thủ tục đối với hoạt động ngoại thương. Thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu còn phức tạp, phải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn…Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp rút ngắn được thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, Nhà nước cần cải cách hơn nữa công tác hải quan, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu để doanh nghiệp có thể nhanh chóng giải phóng hàng có thể giảm bớt các khâu không cần thiết khi làm thủ tục.

Đối với công tác xin giấy phép, còn tồn tại quá nhiều loại giấy phép mà doanh nghiệp cần phải có khi muốn xuất khẩu một lô hàng, chính vì vậy, Nhà nước nên bãi bỏ dần các giấy phép không cần thiết, cũng như quy các giấy phép về cho một đơn vị xem xét và giải quyết. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được thời gian và chi phí trong quá trình nhập khẩu.

3. Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử, đồng thời tăng cường áp dụng thủ tục hải quan điện tử đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Hiện nay, khi mà nền kinh tế nước ta ngày càng mở cửa hội nhập thì kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước cũng càng tăng mạnh do đó lượng hàng phải thông quan qua các cửa khẩu là rất lớn.Chính vì vậy, nếu Nhà nước ta vẫn còn duy trì hải quan cũ thì rất có thể một lượng lớn hàng hóa của các doanh nghiệp sẽ phải nằm chờ tại các chi cục hải quan để chờ kiểm hóa. Từ đó gây lãng phí rất lớn cho cả nền kinh tế đất nước và cho cả các doanh nghiệp không chỉ vì thời gian mà cả về tiền của (chi phí lưu bãi, chi phí cho việc nhận hàng chậm…)

Để giải quyết vấn đề này không còn cách nào khác là Nhà nước phải tiến hành một cách triệt để thủ tục hải quan và phương án tối ưu nhất là áp dụng thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Qua thực tế áp dụng ở Việt Nam, hệ thống thủ tục hải quan điện tử thể hiện được nhiều ưu điểm hẳn so với thủ tục hải quan trước đây. Song bên cạnh những ưu điểm thì hệ thống thủ tục hải quan điện tử ở nước ta còn những mặt bất cập đối với các doanh nghiệp như: số các thông tin cần khai báo quá nhiều so với việc cần khai báo trên giấy trước đây, các doanh nghiệp muốn được áp dụng thủ tục hải quan điện tử thì cần phải đạt được một số điều kiện nhất định cũng như phải được sự đồng ý của Tổng cục Hải quan; các doanh nghiệp khi muốn áp dụng thủ tục hải quan điện tử thì cần phải trang bị cho mình nhiều sản phẩm công nghệ tốn kém…

Chính vì thế, để có thể thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng thủ tục hải quan điện tử thù Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống thủ tục hải quan điện tử sẵn có, mở rộng phạm vi các doanh nghiệp được áp dụng thủ tục hải quan điện tử, hỗ trợ tập huấn cho các doanh nghiệp này về công nghệ và kỹ thuật để có thể sử dụng tối đa tính vượt trội của thủ tục hải quan điện tử.

4. Có chính sách hợp lý để phát triển các ngành hỗ trợ như giao nhận ngoại thương, bảo hiểm hàng hóa mua bán quốc tế, ngân hàng…

Đây là các ngành có đóng góp rất lớn vào quá trình xuất khẩu cũng như thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp vì vậy nếu các ngành này phát triển thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc cắt giảm chi phí, giảm rủi ro, thất thoát ngoại tệ cho đất nước.

Để phát triển các ngành này, Nhà nước cần tích cực hơn nữa trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, mở rộng thị trường về lĩnh vực bảo hiểm, giao nhận ngoại thương, ngân hàng để các doanh nghiệp trong ngành này có cơ hội tự do cạnh tranh từ đó tạo ra một thị trường các dịch vụ hỗ trợ công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu lành mạnh.

KÊT LUẬN

Trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế hiện nay thương mại quốc tế trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia, cho phép mở rộng khả năng sản xuất, tiêu dùng và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đất nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nó Đảng và Nhà nước ta khẳng định không ngừng mở rộng phân công và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu đó là những đòi hỏi khách quan của thời đại. Thực tế trong thời gian qua nền kinh tế đã từng bước khắc phục được những khó khăn và đã có những bước phát triển rõ rệt.

Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội cũng như nhiều công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu khác. Trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh với nước ngoài đã từng bước tháo gỡ khó khăn về vốn, phương pháp quản lý mới tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, quan hệ làm ăn với nhiều bạn hàng. Hiện nay sản phẩm của công ty đang có mặt trên thị trường nhiều nước. Uy tín của công ty ngày càng được nâng cao do chất lượng, sản phẩm được tín nhiệm và luôn luôn thực hiện tốt các hợp đồng xuất khẩu.

Với hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu là công việc có vai trò cực kỳ quan trọng, có quyết định thành công hay bại của một chuyến kinh doanh. Trong thời gian qua tuy gặp không ít những khó khăn về khách quan cũng như chủ quan công ty luôn phấn đấu vượt qua mọi trở ngại thực hiện tốt các hợp đồng xuất khẩu và hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh xuất khẩu của mình.

Tuy nhiên, trong qua trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu vẫn còn một số hạn chế nhất định. Nếu khắc phục được những hạn chế này phát huy hơn nữa những ưu điểm vốn có thì công ty sẽ càng thực hiện tốt hơn nữa hợp đồng xuất khẩu của mình. Muốn vậy điều vô cùng quan trọng là công ty tự trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng những vấn đề có liên quan tới pháp lý, nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.

Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn PTS. TS Đoàn Thị Thu Hà và các cán bộ thuộc công ty Haprosimex Group đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. giáo trình kỹ thuất kinh doanh xuất nhập khẩu – GS.TS Võ Thanh Thu - NXB Thống Kê

2. Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương – PGS Vũ Hữu Tửu, Đại học Ngoại thương, NXB Giáo Dục

3. Luật thương mại năm 2005

4. Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 5. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật hải quan

6. Luật hải quan

7. Quy định của Tổng cục trưởng tổng cục hải quan ngày 10.3.1998 về tờ hướng

dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. 8. INCOTERMS 1990.

9. Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương – PGS Đinh Xuân Trình, NXB Giáo Dục

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp hà nội (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w