D l ton b là àộ ượn gh ng hoá sd ng trong m tn mà ộă
1.3.3.3. Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản. Ta cần xem xét theo 2 khía cạnh:
* Hoạt động quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Điều này được thể hiện thông qua các mặt như đánh giá nhu cầu tài sản, lựa chọn phương án đầu tư,... Trong đó có một số hoạt động sau ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp:
Thứ nhất, kế hoạch hoá tài chính. Mọi hoạt động trong doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu việc xây dựng kế hoạch trước đó. Cũng như vậy, kế hoạch hoá tài chính mà cụ thể hơn là xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng tài sản là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục thì trước hết phải đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về tài sản, tiếp đến là sử dụng sao cho tiết kiệm, và hiệu quả, tránh gây lãng phí. Kế hoạch hoá tài chính không chỉ thể hiện mục tiêu, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, mà còn quyết định việc doanh nghiệp sẽ sử dụng tài sản như thế nào.
Thứ hai, hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp. Quản lý tài sản bao gồm quản lý tài sản cố định và quản lý tài sản lưu động. Nhưng quan trọng nhất là các biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng để tăng cường khả năng sinh lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng các tài sản của mình.
Một trong số các chính sách, biện pháp được các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả và khá phổ biến hiện nay là chính sách chiết khấu thanh toán. Cơ sở của chính sách này là cho khách hàng giữ lại một phần nghĩa vụ phải trả
của mình nhằm khuyến khích hoạt động thanh toán nhanh. Mục tiêu là rút ngắn chu kì sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn, do đó làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
* Các hoạt động quản lý khác của doanh nghiệp
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới mục tiêu, định hướng phát triển chung của doanh nghiệp. Vì vậy, hiệu quả sử dụng tài sản cũng chịu sự tác động rất lớn của các cơ chế quản lý khác trong doanh nghiệp, các cơ chế này được thực hiện có hiệu quả thì hoạt động quản lý và sử dụng tài sản cũng mới có điều kiện để hoàn thiện và ngược lại.
Chẳng hạn công tác hạch toán kế toán phải chính xác, nhanh chóng thì các nhà quản lý vốn của doanh nghiệp mới có được những số liệu kịp thời về tình hình tài chính của doanh nghiệp và có các tác động hợp lý và hiệu quả. Trên đây là những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phát huy triệt để thế mạnh của mình và đặt ra được những biện pháp cụ thể, hợp lý, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể nhằm chiến thắng trong cạnh tranh, đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần May 10
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần May 10
Tên gọi : Công ty Cổ phần May 10
Tên giao dịch quốc tế: GAMENT 10 JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : Garco 10.
Trụ sở chính : Sài Đồng - Gia Lâm - Hà Nội. Tổng số cán bộ công nhân viên : 5680 người
Điện thoại : 04 8276923 - 04 8276932 Fax : 04 8276925 - 04 8750064 E-mail : ctmay10@garco10.com.vn
Website : www.garco10.com Diện tích : 28255 m2
Công ty Cổ phần May 10 là một doanh nghiệp cổ phần 51% vốn Nhà nước thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, được thành lập từ năm 1946 với tiền thân là các xí nghiệp may quân trang của quân đội mang bí số X1, X30, AM, BK1... Đến tháng 11 năm 1992 xí nghiệp May 10 được chuyển thành Công ty May 10 với quyết định thành lập số 266/CNN-TCLĐ do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Đặng Vũ Chư ký ngày 24/3/1993. Và đến 1/1/2005, đứng trước những thách thức, cơ hội của thị trường may mặc trong nước và quốc tế, chủ trương của Đảng và nhà nước cũng như tình hình nội tại của Công ty, Công ty May 10 đã chuyển thành Công ty cổ phần May 10 theo quyết định số 105/QĐ- BCN ký ngày 05/10/04 của BCN.
Có thể nói, nhờ những quyết sách đúng đắn nên cho tới nay, năm nào May 10 cũng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Thực hiện phân phối lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Do đạt được được những thành tích đó, Công ty cổ phần May 10 đã vinh dự được tặng thưởng nhiều huân huy chương, cờ thi đua, bằng khen và danh hiệu các loại.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức và quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty khá gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh hiệu quả. Lãnh đạo Công ty là Ban giám đốc bao gồm một tổng giám đốc, một phó tổng giám đốc và ba giám đốc điều hành, dưới nữa là các phòng ban chức năng.
- Đại hội đồng cổ đông: thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất của Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.
- Ban kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Tổng giám đốc: Là là người quản lý cao nhất trong công ty, phụ trách chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban chức năng; đồng thời là người đại diện hợp pháp của Công ty trong các quan hệ giao dịch kinh doanh.
- Phó tổng giám đốc: Giúp điều hành công việc ở các xí nghiệp thành viên 1 2, 3; các phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng QA.
- Ba giám đốc điều hành: là người giúp Tổng giám đốc điều hành công việc ở khối phục vụ và các xí nghiệp địa phương, xí nghiệp liên doanh.
- Văn phòng công ty: Là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh vừa làm nhiệm vụ phục vụ về hành chính và xã hội.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc và điều hành việc tổ chức kinh doanh thương mại tại thị trường trong nước và ngoài nước.
- Phòng kỹ thuật: là phòng chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc quản lý công tác thiết kế sản phẩm, đưa ra và theo dõi kỹ thuật qui trình sản xuất sản phẩm.
- Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tổ chức điều hành toàn bộ công tác kế toán, tài chính trong Công ty; tham mưu giúp việc tổng giám đốc về công tác tài chính kế toán của Công ty.
- Phòng kế hoạch: là bộ phận tham mưu của cơ quan Tổng giám đốc quản lý công tác kế hoạch sản xuất; xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư sản xuất.
- Phòng chất lượng (QA) có chức năng tham mưu và giúp việc cho cơ quan Tổng giám đốc trong công tác quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002; duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng có hiệu quả.
- Phòng kho vận: Có nhiệm vụ kiểm tra, tiếp nhận nguyên vật liệu, viết phiếu xuất kho, nhập kho các loại.
- Ban đầu tư phát triển: Có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm tòi để nhập, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, xây dựng các công trình... nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Trường công nhân kỹ thuật may thời trang: là đơn vị trực thuộc Cơ quan Tổng giám đốc, có chức năng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên.
- Các xí nghiệp may thành viên: Có nhiệm vụ cắt may từ vải thành sản phẩm hoàn chỉnh nhập kho.
+ Xí nghiệp 1, 2, 5 (cùng xí nghiệp may Thái Hà) chuyên sản xuất áo sơmi
+ Xí nghiệp 3 (cùng xí nghiệp may liên doanh Phù Đổng) chuyên sản xuất comple, veston
+ Xí nghiệp 4 (cùng các xí nghiệp địa phương) chuyên sản xuất quần âu và áo jacket
- Xí nghiệp địa phương và liên doanh ( XN ĐP và LD): 6 xí nghiệp địa phương, là những đơn vị trực thuộc công ty, được trang bị một hệ thống và quy trình công nghệ hiện đại, có nhiệm vụ sản xuất một số loại sản phẩm nhất định. Và 1 xí nghiệp liên doanh: May Phù Đổng
- Các phân xưởng phụ trợ:
+ Phân xưởng cơ điện: Có chức năng cung cấp năng lượng, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, chế tạo công cụ thiết bị mới. + Phân xưởng thêu - giặt - dệt: Thực hiện các bước công
nghệ thêu, giặt sản phẩm và tổ chức triển khai dệt nhãn mác sản phẩm.
+ Phân xưởng bao bì: Sản xuất và cung cấp hòm hộp carton, bìa lưng, khoanh cổ, in lưới trên bao bì, hòm hộp carton cho Công ty và khách hàng.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Sau khi cổ phần hoá Công ty thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực sau:
- Kinh doanh sản xuất sản phẩm may mặc; trong đó sản xuất chủ yếu là áo jacket, comple, quần áo lao động, phụ liệu ngành may và đặc biệt sản phẩm mũi nhọn là áo sơ mi nam theo ba phương thức:
+ Nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng: công ty nhận nguyên vật liệu, phụ liệu do khách hàng đưa sang theo hợp đồng rồi tiến hành gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao cho khách hàng. Sản phẩm sản xuất theo hình thức này chiếm khoảng 50% số lượng sản phẩm sản xuất của Công ty.
+ Sản xuất hàng xuất khẩu dưới dạng FOB: căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản xuất đã ký với khách hàng, Công ty tự sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng.
+ Sản xuất hàng nội địa: thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ đầu vào, đến sản xuất tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước.
- Xuất khẩu các sản phẩm may mặc do Công ty sản xuất ra thị têuờng quốc tế;
- Nhập khẩu nguyên phụ liệu, thiết bị, vật tư ngành Dệt-May;
- Kinh doanh hàng thủ công mĩ nghệ, hàng công nghệ thực phẩm, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác;
- Đào tạo nghề và hợp tác xuất khẩu lao động.
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May 10 trong những năm gần đây.
Với sự nỗ lực của Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty cổ phần May 10 đã từng bước đi lên, vững bước trên thị trường, điều đó thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế mà Công ty đã đạt được trong vài năm gần đây.
Bảng 1 : Một số chỉ tiêu đạt được trong những năm gần đây
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Sản lượng sản xuất Sản phẩm 1,170,000 1,430,000 1,642,000 Tổng doanh thu Triệu đồng 352,742 458,668 483,162
Lao động Người 6,315 7,050 7,235
Thu nhập BQ
(Người/Tháng) Triệu đồng 1.30 1.35 1.38 LãI ròng Triệu đồng 4.415 5.004 14.834 Vốn kinh doanh Triệu đồng 39,064 43,047 44,436
Bảng 2 : Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh
ĐVT: VNĐồng
Tổng doanh thu 352,742,531,800 458,668,221,244 483,162,811,060
1 Doanh thu thuần 351,759,112,032 457,529,330,537 483,130,549,892
2 Giá vốn hàng bán 285,301,645,052 386,518,584,627 408,636,383,780 3 Lợi tức gộp (=1-2) 66,457,466,980 71,010,745,910 74,494,166,112
4 Chi phí bán hàng 16,726,864,165 20,809,378,488 17,745,967,092 5 Chi phí quản lý DN 43,136,014,153 43,585,663,010 42,402,043,164 6 Lợi tức thuần (=3-4-5) 6,594,588,662 6,615,704,412 14,346,155,856
7 Thu nhập hoạt động tài
chính 524,173,205 337,997,976 638,205,712
8 Chi phí hoạt động tài
chính 1,493,756,684 1,250,470,943 394,223,808 9 Lợi tức hoạt động tài
chính (=7-8) (969,583,479) (912,472,967) 243,981,904
10 Lợi tức bất thường 49,029,979 317,582,578 243,981,904
11 Tổng lợi nhuận trước thuế (=6+9+10) 5,674,035,162 6,020,814,023 14,834,119,664
12 Thuế thu nhập doanh
nghiệp (22.18%) (16.87%) -
1,258,406,265 1,015,820,729 - 13 Lợi nhuận sau thuế (=11-12) 4,415,628,897 5,004,993,294 14,834,119,664
Nhận xét: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của công ty ngày càng tăng. Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập người lao động tăng lên đáng kể. Tình hình sản xuất kinh doanh nhìn chung có xu hướng tốt, qui mô sản xuất ngày càng được mở rộng.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần May 10
Để đánh giá được thực trạng sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần May 10, cần phải kết hợp tìm hiểu tình hình thực tế của Công ty, sử dụng các số liệu thống kê đồng thời có phương pháp phân tích hợp lý.
Một số số liệu về chỉ tiêu tài sản được tính bình quân trong từng năm: 2003, 2004 và 2005 dưới đây sẽ cho ta có được những nhận xét một cách thực tế và khách quan về tình hình sử dụng tài sản của Công ty trong những năm gần đây.
Bảng 3 : Các chỉ tiêu về tình hình tài sản bình quân mỗi năm
ĐVT: VNĐồng
TÀI SẢN Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1 2 3 4
A-Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 107,168,908,183 108,172,283,336 107,355,742,793
I-Tiền 15,024,203,623 15,558,395,723 15,283,196,664
1-Tiền mặt 1,697,888,913 1,698,769,210 1,699,273,446
2-Tiền gửi ngân hàng 13,326,314,710 13,859,626,513 13,583,923,218
II-Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0
III-Các khoản phải thu 52,579,920,434 54,758,585,196 48,380,045,899
1-Phải thu khách hàng 48,242,627,315 47,155,944,051 41,583,843,442 2-Trả trước người bán 146,916,271 168,953,712 649,199,738 3-Thuế GTGT được khấu trừ 1,649,776,049 1,897,242,456 1,234,345,626
5-Phải thu nội bộ khác 0 0 0
4-Phải thu khác 2,941,886,995 5,536,444,977 4,912,657,093 5-Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (401,286,196) 0 0
IV-Hàng tồn kho 38,531,341,288 36,515,186,685 36,491,285,779
1-Hàng mua đang đi đường 0 0 0
2-Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 17,173,567,769 16,485,731,323 16,342,118,690 3-Công cụ, dụng cụ trong kho 717,893,169 698,471,803 632,117,569 4-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 7,172,683,592 7,041,322,011 7,034,352,266 5-Thành phẩm tồn kho 11,012,245,433 9,840,682,520 9,452,476,589
6-Hàng hoá tồn kho 19,473,337 17,367,104 16,388,533
7-Hàng gửi đi bán 5,327,472,045 4,552,720,486 5,122,309,720 8-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (2,891,994,057) (2,121,108,562) (2,108,477,588)
V-Tài sản lưu động khác 1,033,442,838 1,340,115,732 7,201,214,451
1-Tạm ứng 332,668,534 694,447,616 2,179,505,400
2-Chi phí trả trước 381,187,788 438,621,087 2,338,000,145 3-Chi phí chờ kết chuyển 319,586,516 207,047,029 2,683,708,906
4-Các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 0 0 0
VI-Chi sự nghiệp 0 0 0
1-Chi sự nghiệp năm trước 0 0 0
2-Chi sự nghiệp năm nay 0 0 0
B. Tài sản cố định, đầu tư dài hạn 88,020,240,649 95,237,077,078 91,515,929,163
I-Tài sản cố định 81,042,707,812 91,258,882,623 82,920,506,430
1-Tài sản cố định hữu hình 81,042,707,812 91,258,882,623 81,428,877,304 -Nguyên giá 161,655,071,253 196,259,051,011 185,026,864,883
-Giá trị hao mòn luỹ kế (80,612,363,441
)
(105,000,168,388 )
(103,597,987,57 9)
2-Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0
3-Tài sản cố định vô hình 0 0 1,491,629,126
-Nguyên giá 0 0 1,686,042,987
-Giá trị hao mòn luỹ kế 0 0 (194,413,861.00)
II-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,105,419,708 1,105,419,708 1,985,434,697 III-Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4,798,998,954 265,813,483 4,694,349,234
IV-Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 265,788,583 265,788,583 265,788,583
V- Chi phí trả trước dài hạn 807,325,592 2,341,172,681 1,649,850,219
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 195,189,148,832 203,409,360,414 198,871,671,956 ( Nguồn :Báo cáo Tài chính năm 2003, 2004, 2005 của Công ty cổ phần May 10)
2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Để tìm hiểu về hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần May 10, trước hết cần tìm hiểu về tình hình tổng tài sản và phần đóng góp của tài sản trong lợi nhuận của Công ty.
Tổng tài sản của Công ty nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm. Số liệu bảng 1 cho thấy năm 2003, tổng tài sản của doanh nghiệp là 195,189 tỷ đồng đến năm 2004 tăng lên thành 203,409 tỷ đồng, tăng 4,21% so với năm 2003. Năm 2005, tổng tài sản là 198,871 tỷ đồng, giảm 2,23% so với năm 2004, nhưng vẫn cao hơn năm 2003. Như vậy, tổng tài sản của doanh nghiệp