D l ton b là àộ ượn gh ng hoá sd ng trong m tn mà ộă
1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau đây:
* Chu kì vận động của tiền mặt
Chu kì vận động của tiền mặt là độ dài thời gian từ khi thanh toán khoản mục nguyên vật liệu đến khi thu được tiền từ những khoản phải thu do việc bán sản phẩm cuối cùng.
Đây là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động vì trình tự vận động của tài sản lưu động có liên quan đến toàn bộ chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Chu kì vận động của tiền mặt = Thời gian vận động của nguyên vật liệu + Thời gian thu hồi khoản phải thu – Thời gian chậm trả khoản phả trả.
Thời gian vận động Hàng tồn kho =
của nguyên vật liệu Mức bán mỗi ngày
Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho.
Thời gian thu hồi Khoản phải thu x 365 =
những khoản phải thu Mức bán hàng trong năm
Mục tiêu của doanh nghiệp là rút ngắn chu kì vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt mà không có hại cho sản xuất. Khi đó lợi nhuận sẽ tăng lên và
chu kì càng dài, thì nhu cầu tài trợ từ bên ngoài sẽ càng lớn; mỗi nguồn tài trợ đều phát sinh một chi phí, do đó lợi nhuận sẽ giảm.
* Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động (vòng quay tài sản lưu động) Vòng quay TSLĐ Doanh thu thuần trong kỳ
=
trong kỳ TSLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu trên cho biết một đơn vị tài sản lưu động (TSLĐ) tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Vòng quay tài sản lưu động càng lớn thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao.
* Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Hiệu quả sử dụng Lợi nhuận sau thuế =
TSLĐ trong kỳ TSLĐ bình quân trong kỳ
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động cho biết một đơn vị tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động càng có hiệu quả.
* Mức đảm nhiệm tài sản lưu động
Mức đảm nhiệm TSLĐ bình quân trong kỳ =
TSLĐ Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này thể hiện muốn tạo ra được một đơn vị doanh thu thuần, doanh nghiệp cần sử dụng bao nhiêu đơn vị tài sản lưu động. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiêu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao.
* Vòng quay dự trữ, tồn kho
Vòng quay Giá vốn hàng hoá =
dự trữ, tồn kho Tồn kho bình quân trong kỳ
Hàng tồn kho bình quân là bình quân số học của vật tư hàng hoá dự trữ đầu và cuối kỳ.
Vòng quay dự trữ, tồn kho phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này giúp các nhà quản trị tài chính xác định được mức dự trữ vật tư, hàng hoá hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.
* Kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao. Tổng số ngày trong 1 kỳ
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay khoản phải thu trong kỳ
Vòng quay Doanh thu bán hàng trong kỳ =
khoản phải thu trong kỳ Các khoản phải thu bình quân
Các khoản phải thu bình quân là bình quân số học của các khoản phải thu ở đầu và cuối kỳ.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
1.3.1. Các yếu tố ngoài doanh nghiệp
1.3.1.1. Sự quản lý của Nhà nước
Sự quản lý của Nhà nước có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ rệt qua một số mặt sau.
Thông qua hành lang pháp lý về kinh tế của Nhà nước. Nhà nước đã xây dựng một hệ thống pháp luật kinh tế để điều chỉnh hành vi của mọi cá nhân, tổ chức tham gia sản xuất kinh doanh. Do đó, việc quản lý, sử dụng tài sản của các doanh nghiệp này dù có hiệu quả hay không thì cũng phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ những quy định, nguyên tắc do Nhà nước đặt ra. Cụ thể là những quy định của Nhà nước về quản lý tài chính doanh nghiệp; chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; chế độ quản lý các khoản phải thu, dự trữ tồn kho và tiền mặt; phương pháp hạch toán tại doanh nghiệp. Tuỳ vào từng nước, tuỳ từng giai đoạn mà mức độ ảnh hưởng của hành lang pháp lý của Nhà nước tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là khác nhau.
Mặt khác, thông qua các chính sách này, Nhà nước có thể định hướng cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo mục tiêu Nhà nước đã xác định trong từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau.
1.3.1.2. Các nhân tố thuộc tầm vĩ mô
Mỗi doanh nghiệp chỉ là một cá thể đơn lẻ trong nền kinh tế. Những thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô luôn luôn tác động đến doanh nghiệp như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát, biến động của lãi suất, tỷ giá,... Chẳng hạn khi lạm phát tăng, giá các mặt hàng tăng đột biến, giá nguyên nhiên vật liệu tăng, chi phí tăng gây khó khăn cho doanh nghiệp không những trong khâu sản xuất mà còn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp do lợi nhuận ròng bị giảm.
Trong điều kiện nền kinh tế mở, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp còn chịu tác động của thị trường quốc tế. Sự thay đổi trong chính sách thương mại của các nước, sự bất ổn về chính trị hay kinh tế trong khu vực và trên thế giới tác động ngay đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào, và cả giá bán của sản phẩm. Lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp đạt được sẽ giảm.
Rõ ràng, chính sách thương mại quốc tế của nước mình đối với các nước trong khu vực và trên thế giới, giữa các nước với nhau; đồng thời những biến đổi trong nền kinh tế toàn cầu là những nhân tố ảnh hưởng một cách trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nó có thể gây khó khăn mà cũng có thể tạo ra những thuận lợi cho doanh nghiệp.
1.3.2. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp
1.3.2.1. Yếu tố con người
Con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội, đóng vai trò quyết định thành công của mọi công việc. Nói đến tác động của yếu tố con người tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cần xem xét 2 nhóm đối tượng chính sau:
Thứ nhất là những nhà quản lý doanh nghiệp. Đó là những người đưa ra
các quyết định cho doanh nghiệp, trong đó có các quyết định về quản lý và sử dụng tài sản. Những quyết định này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Với trình độ sử dụng và quản lý vốn cao, nhà quản lý có thể có những quyết định hợp lý, biện pháp phù hợp với tình hình thực tế để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và giảm đi những chi phí không cần thiết.
Thứ hai là những người lao động. Người lao động là những người không có quyền ra các quyết định trong hoạt động của doanh nghiệp nhưng lại là những người trực tiếp thực hiện những quyết định đó. Đây chính là một trong những nguồn vốn quý nhất của doanh nghiệp. Trình độ và kinh nghiệm của họ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, và từ đó tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản.
1.3.2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc điểm sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thể hiện qua các mặt sau:
Thứ nhất là loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đặc điểm riêng về ngành nghề sản xuất nên đầu tư vào tài sản cố định và tài
sản lưu động khác nhau, theo đó các biện pháp quản lý và sử dụng tài sản cũng khác nhau. Doanh nghiệp sản xuất sẽ phải đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn là doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Do tỷ trọng tài sản cố định và lưu động khác nhau nên hệ số sinh lợi của tài sản cũng khác nhau Thứ hai là đặc điểm sản phẩm. Doanh nghiệp có đặc điểm sản phẩm khác nhau sẽ có đối tượng khách hàng khác nhau, do đó chính sách tín dụng thương mại khác nhau, dẫn đến tỷ trọng các khoản phải thu cũng khác nhau. Sản phẩm được cung cấp là vô hình hay hữu hình. Nếu sản phẩm là hàng hoá có giá trị lớn, là nguyên vật liệu đầu vào cho doanh nghiệp khác, khách hàng là những công ty bán buôn, công ty phân phối, công ty lớn thì sẽ bị chiếm dụng vốn nhiều. Và ngược lại, nếu sản phẩm là hàng tiêu dùng cuối cùng, khách hàng là những người bán lẻ thì vốn của doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng ít.
Thứ ba là trình độ công nghệ. Nếu doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại thì sẽ giảm được định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất, giảm sản phẩm dở dang, chu kì sản xuất được rút ngắn, giảm lượng phế phẩm và hạ giá thành, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm... Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp được nâng cao.
Thứ tư là chu kì sản xuất kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản. Nếu chu kỳ sản xuất ngắn thì doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn nhanh, vốn lưu động quay vòng nhanh, từ đó có điều kiện để tái đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng tài sản được nâng cao.
1.3.3.3. Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản. Ta cần xem xét theo 2 khía cạnh:
* Hoạt động quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Điều này được thể hiện thông qua các mặt như đánh giá nhu cầu tài sản, lựa chọn phương án đầu tư,... Trong đó có một số hoạt động sau ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp:
Thứ nhất, kế hoạch hoá tài chính. Mọi hoạt động trong doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu việc xây dựng kế hoạch trước đó. Cũng như vậy, kế hoạch hoá tài chính mà cụ thể hơn là xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng tài sản là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục thì trước hết phải đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về tài sản, tiếp đến là sử dụng sao cho tiết kiệm, và hiệu quả, tránh gây lãng phí. Kế hoạch hoá tài chính không chỉ thể hiện mục tiêu, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, mà còn quyết định việc doanh nghiệp sẽ sử dụng tài sản như thế nào.
Thứ hai, hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp. Quản lý tài sản bao gồm quản lý tài sản cố định và quản lý tài sản lưu động. Nhưng quan trọng nhất là các biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng để tăng cường khả năng sinh lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng các tài sản của mình.
Một trong số các chính sách, biện pháp được các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả và khá phổ biến hiện nay là chính sách chiết khấu thanh toán. Cơ sở của chính sách này là cho khách hàng giữ lại một phần nghĩa vụ phải trả
của mình nhằm khuyến khích hoạt động thanh toán nhanh. Mục tiêu là rút ngắn chu kì sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn, do đó làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
* Các hoạt động quản lý khác của doanh nghiệp
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới mục tiêu, định hướng phát triển chung của doanh nghiệp. Vì vậy, hiệu quả sử dụng tài sản cũng chịu sự tác động rất lớn của các cơ chế quản lý khác trong doanh nghiệp, các cơ chế này được thực hiện có hiệu quả thì hoạt động quản lý và sử dụng tài sản cũng mới có điều kiện để hoàn thiện và ngược lại.
Chẳng hạn công tác hạch toán kế toán phải chính xác, nhanh chóng thì các nhà quản lý vốn của doanh nghiệp mới có được những số liệu kịp thời về tình hình tài chính của doanh nghiệp và có các tác động hợp lý và hiệu quả. Trên đây là những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phát huy triệt để thế mạnh của mình và đặt ra được những biện pháp cụ thể, hợp lý, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể nhằm chiến thắng trong cạnh tranh, đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần May 10
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần May 10
Tên gọi : Công ty Cổ phần May 10
Tên giao dịch quốc tế: GAMENT 10 JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : Garco 10.
Trụ sở chính : Sài Đồng - Gia Lâm - Hà Nội. Tổng số cán bộ công nhân viên : 5680 người
Điện thoại : 04 8276923 - 04 8276932 Fax : 04 8276925 - 04 8750064 E-mail : ctmay10@garco10.com.vn
Website : www.garco10.com Diện tích : 28255 m2
Công ty Cổ phần May 10 là một doanh nghiệp cổ phần 51% vốn Nhà nước thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, được thành lập từ năm 1946 với tiền thân là các xí nghiệp may quân trang của quân đội mang bí số X1, X30, AM, BK1... Đến tháng 11 năm 1992 xí nghiệp May 10 được chuyển thành Công ty May 10 với quyết định thành lập số 266/CNN-TCLĐ do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Đặng Vũ Chư ký ngày 24/3/1993. Và đến 1/1/2005, đứng trước những thách thức, cơ hội của thị trường may mặc trong nước và quốc tế, chủ trương của Đảng và nhà nước cũng như tình hình nội tại của Công ty, Công ty May 10 đã chuyển thành Công ty cổ phần May 10 theo quyết định số 105/QĐ- BCN ký ngày 05/10/04 của BCN.
Có thể nói, nhờ những quyết sách đúng đắn nên cho tới nay, năm nào May 10 cũng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Thực hiện phân phối lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Do đạt được được những thành tích đó, Công ty cổ phần May 10 đã vinh dự được tặng thưởng nhiều huân huy chương, cờ thi đua, bằng khen và danh hiệu các loại.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức và quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty khá gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh hiệu quả. Lãnh đạo Công ty là Ban giám đốc bao gồm một tổng giám đốc, một phó tổng giám đốc và ba giám đốc điều hành, dưới nữa là các phòng ban chức năng.
- Đại hội đồng cổ đông: thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất của Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.
- Ban kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Tổng giám đốc: Là là người quản lý cao nhất trong công ty, phụ