* Các nguồn gây ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất của nhà máy giấy là
- Khí thải từ ống khói của lò hơi đốt than - Khí thải từ ống khói lò hơi thu hồi
- Khí thải từ khu vực nồi nấu bột khi vận hành
- Khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ra vào nhà máy.
- Khí thải phát sinh từ hệ thống thoát nước thải do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ.
- Bụi do chặt mảnh nguyên liệu * Kết quả đo đạc phân tích như sau:
SO2 dao động 0,0003 – 0,0554 mg/m3 thấp hơn GHCP quy định của bộ y tế trong khu vực sản xuất (GHCP= 10mg/m3)
NOx 0,0006 – 0,0149 mg/m3 thấp hơn quy đinh của bộ y tế CO 0,1 – 6,66 mg/m3 thấp hơn quy đinh TCN 5937
H2S,CL2, HCL, đều có nồng độ thấp hơn tiêu chuẩn của bộ y tế Riêng hàm lượng bụi khá cao 0,1 – 2,56 mg/m3
3.2.2.2. Môi trường nước thải
* Nước thải bao gồm: - Nước rửa cây nguyên liệu - Nước dịch đen
- Nước rửa mảnh - Nước rửa bột
Bảng 4: Báo cáo kiểm tra thành phần nước thải
TT Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5945-
1995 loại B 1 PH 6,9 – 7,9 5,5-9 2 Mầu Pt-Co 407 3 BOD5 Mg/l 10,5 50 4 COD - 104,1 100 5 Chất rắn lơ lửng - 89,5 100
6 Xơ sợi t/ng ày 467,9
7 S2- Mg/l 1,2
8 Tổng N Mg /l 0,56 – 11,2 60
9 Tổng P Mg/l 0,109 – 1,296 6
(Nguồn: Báo cáo tác động môi trường của công ty năm 2006)
* Kết quả phân tích chất lượng nước thải:
Đa phần ở mức thấp hơn GHCP 5945-2001 ngoại trừ hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS và hàm lượng COD của nước thải còn cao hơn so với mức quy định
Chỉ tiêu về Nitơ dao động trong khoảng 0,56 – 11,2 mg/l
Hình 6: Hệ thống xử lý nước thải – Công ty Giấy Bãi Bằng H2SO4 NaOH Al2(SO4)3 Máng đo lưulượng Sàng thanh Bể bông kết và lắng sơ cấp Bể điều hoà Tháp làm mát Bể chọn H3PO4 Urê Antifoam Không khí Bể sục khí Bể lắng th ứ c pấ Trạm bơm Hồ khẩn cấp Máy ép bùn (xơ sợi thu hồi)
Bột thải Bể chứa bùn Máy ép bùn sinh học Polime Bùn thải Nước thải vào xử lý Nước thải sau x lýử Nước l cọ
3.2.2.3. Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong xử lý nguyên liệu thô gồm: mùn, vỏ lá cây, các cây nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn cho sản xuất, phát sinh khoảng 45 tấn/ngày, khoảng 14390 tấn/năm
Chất thải phát sinh trong công đoạn này chủ yếu là các chất hữu cơ (mùn sinh ra do chặt mảnh) bán cho nhân dân trong vùng làm chất đốt
Chất thải rắn phát sinh từ lò đốt chủ yếu là xỉ than, lượng xỉ than sinh ra hàng ngày phụ thuộc rất lơn vào công suất sản xuất hơi của lò hơi.Theo số liệu thống kê năm 2005 thì hàng ngày có một lượng khoảng 120 tấn xỉ than được thải ra ( trong đó xỉ than chiếm 70%) lượng xỉ than được thu gom và bán cho nhân dân trong vùng, than còn lại trong xỉ được nhân dân tận thu để nung gạch ngói và xỉ sử dụng làm vật liệu xây dựng.
Bột thải: thu hồi từ hệ thống bể lắng hiện có của công ty, được sử dụng cho máy xeo carton và ước tính khoảng 6 tấn/ngày. Lượng chất thải rắn (bột giấy) không quản lý được cuốn theo nước thải đổ vào Sông Thao. Bột giấy mang theo cùng với nước thải có Ph cao là nguyên nhân xuất hiện bọt tại cưả xả nước thải vào sông Thao
Bùn vôi : Hàng ngày nhà máy sử dụng từ 40 – 50 tấn vôi để xút hoá. Bùn vôi từ khâu xút hoá được pha loãng thành dung dịch 10% sau đó được bơm theo đường ống thải ra hồ chứa bùn vôi. Lượng bùn vôi hàng ngày thải ra khoảng 80 tấn/ngày bùn chủ yếu là CACO3 được tạo ra phản ứng xút hoá sau:
Bảng 5: Kết quả phân tích mẫu chất thải rắn của công ty giấy bãi bằng
Stt Vị trí lấy mẫu Độ ẩm Phần trăm
Hữu cơ Phần trăm Vô cơ 1 Rác rửa mảnh 51.55 65,56 34,34 2 Rác vỏ cây 35,80 82,56 17,44 3 Rác phân xưởng bột 60,71 90,87 9,13
4 Xỉ than nhà máy điện 1,1 0,02 99,98
5 Rác tiền xử lý nước thải 70,52 80,76 19,24
6 Rác máy sàng mảnh 24.13 43,12 56,88
7 Bùn nhão hố bùn vôi 35.25 2,134 97,866
(Nguồn:Báo cáo tác động môi trường của công ty năm 2006) 3.2.2.4. Tiếng ồn
Theo kết quả đo đặc khảo sát môi trường năm 2005 hầu hết các kết quả đo đều thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép ở những khu vực như: kho nguyên liệu, khu xeo giấy, tại lò hơi, và đặc biệt là khu gia công giấy.
3.3. Ảnh hưởng của các chất thải tới môi trường và sức khoẻ của người lao động
3.3.1. Tác động của bụi và các loại khí thải khác
Khí thải trong quá trình sản xuất đặc biệt là khí H2S có nồng độ cao gây mùi khó chịu không những ảnh hưởng đên môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động cũng như người dân xung quanh nhà máy.
Các khí SO2, NOx, CO2… dễ gây kích thích niêm mạc, gây tai biến về máu, rối loạn quá trình chuyển hoá protein và đường. Mặt khác bụi trong quá trình chặt mảnh tre nứa, và quá trình vận chuyển có thể gây các bệnh về phổi,
3.3.2. Tác động của nước thải
Tác động đến môi trường: Nước thải của công ty tuy đã có hệ thống xử lý nước thải bằng bùn sinh học, các chỉ số COD, BOD, TSS đều đạt tiêu chuẩn cho phép nhưng một phần vẫn gây ra ô nhiễm môi trường nước xung quanh công ty, làm cho nước tại các sông có màu đen trông rất mất mỹ quan và có ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Tác động đến sức khoẻ người lao động: có thể gây ra các căn bệnh về đường ruột, về da liễu, về mắt…
3.3.3. Tác động của tiếng ồn
Tiếng ồn trong quá trình sản xuất chỉ gây ảnh hưởng đến người lao động vì khu sản xuất ở sâu bên trong không ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh, thường tiếng ồn hay gây ra các bệnh về tai.
3.3.4. Tình hình sức khoẻ người lao động
Do luôn tiếp xúc với môi trường tiếng ồn, bụi, hoá chất nên sức khoẻ người lao động cũng bị ảnh hưởng tuy công ty đã có quần áo và khẩu trang bảo vệ. Theo báo cáo an toàn lao động của nhà máy năm 2006 như sau:
Bảng 6: Tình hình sức khoẻ của công nhân
Stt Bệnh Số người Tỷ lệ
1 Bệnh về mắt 35 11,9
2 Bệnh về tai 40 13,65
3 Bệnh tim mạch 20 6,825
4 Bệnh viêm xoang,mũi họng thanh quản 80 27,304 5 Bệnh hen phế quản, dị ứng 23 7,849 6 Bệnh dạ dày tá tràng 43 14,675 7 Bệnh xương khớp 12 4,095 8 Bệnh huyết áp 24 8,19 9 Bệnh da liễu 16 5,46 Tổng 293 100%
(Nguồn: Báo cáo an toàn lao động năm 2006)
Nhận xét: Qua báo cáo khám chữa bệnh định kỳ ta thấy do làm việc ở
môi truờng lao động sản xuất, nên ít nhiều người lao động cũng mắc phải các căn bệnh không phải là tiền sử như: bệnh tim mạch, huyết áp, đặc biệt là bệnh viêm xoang, mũi họng thanh quản cấp và mãn tính.
3.3.5. Hiện trạng quản lý môi trường tại công ty
Hiểu rõ được ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ của người lao động cũng như người dân xung quanh, công ty đã có những biện pháp quản lý môi trường nhằm hạn chế mức ô nhiễm một cách tối đa nhất
Hàng ngày công ty đều tự giám sát các loại chất thải ra môi trường, kết quả đưa vào báo cáo thí nghiệm hàng ngày và kiểm điểm trong cuộc họp sản xuất.
Hàng năm công ty còn mời các cơ quan chuyên môn có đủ tư cách pháp nhân về quan trắc môi trường một cách toàn diện
Trải nhựa hoặc bê tông hoá bề mặt các tuyến đường vận tải chính để hạn chế bụi.
Phun nước tưới bụi các tuyến đường vận tải, những nơi bốc rót tạo bụi lớn.
Các biện pháp về tổ chức, quản lý, đào tạo nâng cao nhận thức về môi trường.
Ngoài ra, công ty còn tích cực thực hiện dự án cải tạo cảnh quan môi trường như: Trồng các cây xanh, làm vườn hoa khu vực nhà hành chính, khu sản xuất, nhà ăn...tại các địa bàn đơn vị, góp phần cải thiện môi trường.
3.4. Thống kê các chi phí, lợi ích của công ty
3.4.1.Thống kê chi phí và lợi ích
* Chi phí trực tiếp sản xuất
- Chi phí nguyên vật liệu chính + Nguyên liệu thô: (Tre, nứa, gỗ) : + Bột nhập ngoại: - Chi phí nguyên vật liệu phụ: -Chi phí nhiên liệu và động lực - Chi phí điện :
- Chi phí nước: - Chi phí hơi:
- Chi phí khấu hao máy móc - Chi phí bảo dưỡng
- Chi phí phân xưởng
* Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí hành chính - Chi phí xử lý nước thải
- Chi phí quản lý chung khác (ví dụ như đào tạo giáo dục, phí các loại, tiền khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân…)
* Chi phí bán hàng * Doanh thu bán hàng: * Doanh thu từ bán phế liệu:
3.4.2. Nhận xét
Trong danh mục các chi phí và lợi ích của công ty đã có chi phí cho môi trường nhưng chưa đủ, còn một số chi phí môi trường đã bị ẩn trong các chi phí khác. Trong phần sau chúng ta sẽ xem chi phí môi trường theo phương pháp hạch toán cũ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng chi phí, và theo phương pháp hạch toán mới chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng chi phí.
3.5. Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường
3.5.1. Phương pháp luận:
Sử dụng phương pháp ECA để xác định các loại chi phí, doanh thu môi trường nhằm hạch toán được toàn bộ các chi phí môi trường cũng như doanh thu môi trường của nhà máy nhằm có được thông tin đầy đủ về các tác động tài chính của các vấn đề môi trường lên hoạt động tài chính
Ở đây trong bản báo cáo lỗ lãi cuối năm 2006 thì không có một khoản mục nào được ghi rõ là chi phí môi trường và không có sự cân bằng đầu vào đầu ra rõ ràng mà hầu hết các chi phí môi trường ẩn bên trong các chi phí quản lý chung, chi phí sản xuất và một số chi phí khác. Công ty đã phải phân bổ các chi phí dành cho môi trường vào các chi phí khác của công ty trong bảng báo cáo lỗ lãi cuối năm.
Các chi phí môi trường của công ty giấy Bãi Bằng được thu thập điều tra và tham khảo ý kiến từ các cán bộ kỹ thuật, cán bộ kế toán, hành chính và công nhân lao động trong nhà máy.
Luận văn sử dụng các số liệu năm 2006 để phân tích hạch toán chi phí môi trường trong giá thành sản phẩm.
3.5.2. Các loại chi phí, doanh thu môi trường của công ty
3.5.2.1. Chi phí môi trường
* Chi phí môi trường trực tiếp
Liên quan đến chi phí môi trường trực tiếp bao gồm các chi phí cho xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, xử lý khí thải
- Chi phí xử lý nước thải : lượng nước thải của công ty rất lớn, mỗi ngày thải khoảng 24.000 m3 nước thải do đó công ty có một xưởng xử lý nước thải vi sinh với công suất xử lý 45.000 m3/ngày đêm. Chi phí xử lý nước thải cho toàn bộ quá trình sản xuất sẽ bao gồm: chi phí hoá chất để xử lý nước thải, chi phí điện, chi phí nhân công, chi phí khấu hao và chi phí bảo dưỡng các thiết bị xử lý.
Bảng 7: Tổng hợp chi phí xử lý nước thải năm 2006
stt Chi phí ĐVT Tổng chi phí 1 2 3 4 5 Chi phí hoá chất Chi phí điện Chi phí nhân công
Chi phí khấu hao máy móc Chi phí bảo dưỡng
đ đ đ đ đ 400.000.000 4.785.000.000 743.940.934 8.410.000.000 633.023.000 Tổng chi phí 14.972.000.000
- Chi phí xử lý chất thải rắn: Bùn vôi là chất thải rắn đáng quan tâm nhất
của công ty, bùn vôi được sinh ra trong quá trình thu hồi xút, lượng bùn thải ra khoảng 80 tấn và được vận chuyển ra hồ chứa bùn nằm ở phía đông công ty, mỗi ngày vận chuyển khoảng 8 chuyến, một năm vận chuyển khoảng 2.880 chuyến và có một đội ngũ công nhân chuyên trở bùn vôi đến hố bùn của công ty.
Các chi phí liên quan đến xử lý chất thải rắn bao gồm: Chi phí vận chuyển xe chở, chi phí bảo dưỡng xe chở, chi phí khấu hao xe chở, chi phí nhân công
Bảng 8: Tổng hợp chi phí xử lý chất thải rắn năm 2006
Chi phí Đơn vị Tổng chi phí
Số chuyến xe chở chuyến 2.880
Chi phí vận chuyển đồng 664.221.723
Chi phí bảo dưỡng xe chở đồng 261.787.709
Chi phí khấu hao xe chở đồng 452.257.596
Chi phí lương đồng 363.252.000
Chi phí cải tạo hố bùn hàng năm đồng 318.000.000
Chi phí bảo hộ lao động đồng 150.000.000
Tổng chi phí 2.209.519.028
- Chi phí xử lý khí thải: chủ yếu phát sinh ở lò hơi đốt than (khí gồm
SO2,NOx, bụi), và ở lò hơi thu hồi (Khí thải chính trong khói là SO2, H2S, bụi), các khí này trước khi ra ngoài môi trường sẽ được đưa qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện, tại đây các hạt bụi sẽ được giữ lại, còn các khí sẽ theo ống khói thoát ra ngoài môi trường. Ngoài ra tại các phân xưởng chặt mảnh, sàng, đều có hệ thống hút bụi thải. Chi phí để xử lý khí thải và bụi thải bao gồm: Chi phí khấu hao hệ thống lọc bụi tĩnh điện, hệ thống hút bụi, ống khói thoát khí, chi phí bảo dưỡng các thiết bị, lương cho công nhân vận hành các thiết bị.
Bảng 9: Tổng hợp chi phí xử lý khí thải, bụi thải năm 2006
Chi phí Đơn vị Tổng chi phí
Chi phí khấu hao hệ thống máy móc đồng 2.200.000.000
Chi phí bảo dưỡng đồng 300.000.000
Chi phí lương cho công nhân vận hành các thiết bị
đồng 120.000.000
Tổng chi phí 2.620.000.000
* Chi phí môi trường gián tiếp
* Chi phí thu gom chất thải
- Ngoài ra công ty còn có một đội quét dọn vệ sinh là những người gián tiếp liên quan đến công tác xử lý chất thải tại công ty. Đội quét dọn vệ sinh gồm 16 người được phân chia tại các phân xưởng như sau:
4 người ở phân xưởng bột 4 người ở phân xưởng giấy 3 người ở phân xưởng hoá chất 2 người ở nhà máy sản xuất điện
5 người quét dọn chung cho toàn công ty
Mức lương trung bình của mỗi công nhân này trong một tháng khoảng 18 triệu/ năm, thời gian làm việc của họ bằng thời gian làm việc của công nhân bình thường (một ngày làm việc 8 tiếng). Như vậy tiền lường của đội quét dọn vệ sinh là: 0,384 tỷ/năm
* Lệ phí, thuế
Hiện nay nhà máy chỉ phải trả phí nước thải, còn khí thải thì nhà máy chưa phải nộp lệ phí. Năm 2006 công ty phải trả 0,15 tỷ tiền phí nước thải. Phí nước thải dựa trên tổng lượng nước thải và hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải
Công ty giấy Bãi Bằng trong năm 2006 bị phạt do nước thải ở hố chứa bùn vôi chảy tràn vào ao cá của dân, làm chết cá của dân. Số tiền phạt, kiện phải chi ra khoảng 40 triệu đồng, hay 0,04 tỷ.
* Các dịch vụ bên ngoài cho quản lý môi trường
Chất thải rắn: Lượng rác thải của công ty chủ yếu là rác thải sinh hoạt, khu vực nhà ăn, văn phòng, còn rác thải sản xuất được công ty tự xử lý. Do đó công ty đã hợp đồng với công ty môi trường đô thị thu gom rác thải công ty hàng ngày vào cuối mỗi giờ làm việc. Hợp đồng được ký với thoả thuận là nộp tiền theo biên chế cán bộ công nhân của công ty với lệ phí 3000