TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY.
Dựa trên những nhận xét nêu trên, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả tiêu thụ nói riêng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội.
* Để xác định chính xác kết quả tiêu thụ hàng hoá trong kỳ, đối với khoản trích thưởng cho khách hàng mua nhiều, đơn vị phải ghi nhận đây là một khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại) và kế toán ghi như sau:
Nợ TK 521 : Chiết khấu bán hàng hoá Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Đến cuối kỳ, kết chuyển khoản giảm trừ này để xác định doanh thu thuần thực hiện được trong kỳ:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng hoá
Có TK 521: Chiết khấu bán hàng hoá
* Về phương pháp đánh giá hàng xuất kho hiện nay công ty đang sử dụng là không phù hợp. Với các doanh nghiệp thương mại, hàng hoá xuất nhập nhiều và giá cả các loại mặt hàng không ổn định nên phương pháp tính giá xuất thích hợp nhất đối với công ty theo em là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Phương pháp này không chỉ phù hợp với công ty mà còn giảm được khối lượng công việc ghi chép của các nhân viên kế toán.
Khi xuất hàng hoá theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Công thức xác định như sau: Giá bình quân cả kỳ dữ trữ Trị giá vốn hàng xuất kho = Số lượng hàng
hoá xuất trong kỳ *
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
* Về hạch toán chi phí thu mua hàng
Trong quá trình mua hàng, các chi phí phát sinh thu mua hàng công ty nên hạch toán vào TK 1562 “chi phí thu mua hàng hoá”, không nên cho vào
Giá trị hàng hoá tồn
Đầu kỳ +
Giá trị hàng hoá mua trong kỳ Số lượng hàng hoá tồn Đầu kỳ + Số lượng hàng hoá mua trong kỳ =
chi phí bán hàng trong kỳ. Điều này sẽ giúp cho việc xác định giá vốn hàng bán ra của công ty và kết quả kinh doanh được chính xác, đồng thời tạo điều kiện phản ánh trung thực các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp hạch toán:
Khi phát sinh chi phí mua hàng kế toán hạch toán sau: Nợ TK 1562 : Chi phí thu mua không thuế Nợ TK 133 : Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331…. Tổng giá thanh toán Phương pháp phân bổ:
Chi phí mua hàng là khoản chi ngoài giá mua thực tế hàng hoá mà doanh nghiệp phải chi ra để hàng hoá thu mua về nhập kho. Lô hàng mua về có thể được tiêu thụ ngay trong kỳ hoặc chờ đến kỳ sau, do đó để đảm bảo cân bằng giữa thu nhập và chi phí tạo ra nó, cuối kỳ kế toán phải phân bổ chi phí thu mua cho trị giá hàng xuất bán và tồn kho trong kỳ theo công thức sau:
Khi phân bổ kế toán ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 1562 : Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất * Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá các chi phí liên quan phát sinh được hạch toán vào TK 641, nhưng tại công ty tài khoản này không được chi tiết thành các tiểu khoản phản ánh nội dung từng khoản mụa phí. Để tối ưu Chi phí thu mua phân bổ
cho hàng hoá tiêu thụ trong kì
Giá trị hàng hoá tiêu thụ trong kì Tổng giá trị hàng hoá tồn kho
cuối kì và tiêu thụ trong kì Chi phí thu mua
tồn đầu kì Chi phí mua hàng phát sinh trong kì =
+
tiêt kiệm cHi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế công ty nên chi tiết TK 641 thành các tiểu khoản sau:
TK 6411 - Chi phí nhân viên TK 64111 – Chi phí tiền lương
TK 64112 – Chi BHXH, BHYT, KPCĐ TK 6412 – Chi phí công cụ dụng cụ TK 6413 – Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6414 – Chi phhí dịch vụ mua ngoài TK 6415 – Chi phí bằng tiền khác