III. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU
3.4.1. Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá của công ty
Trước hết, công ty xác định doanh thu bán hàng trong kỳ dựa trên sổ cái tài khoản doanh thu. Trên cơ sở sổ cái các tài khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán (các khoản giảm trừ doanh thu), kế toán xác định doanh thu thuần bán hàng theo công thức:
Doanh thu thuần
bán hàng =
Doanh thu bán
hàng -
Các khoản giảm trừ Dựa trên số liệu sổ cái tài khoản Giá vốn hàng bán, kế toán tính ra, kế toán tính ra Giá vốn hàng bán tiêu thụ trong kỳ, từ đó xác định lãi gộp qua công thức.
Tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội, chi phí thu mua hàng được hạch toán thẳng vào Chi phí bán hàng trong kỳ. Chính vì vậy, căn cứ vào sổ cái tài khoản 641, 642 kế toán tập hợp được chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Từ đó xác định được lợi nhuận thuần tiêu thụ bằng công thức sau:
Lợi nhuận thuần
tiêu thụ = Lãi gộp - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.4.2. Kế toán chi phí bán hàng
Chí phí bán hàng là một bộ phận của chi phí lưu thông phát sinh nhằm thực hiện các nghiệp vụ bán hàng hoá kinh doanh trong kỳ báo cáo. Chí phí bán hàng được bù đắp bằng doanh thu thuần thực hiện của hoạt động bán hàng và hoạt động tài chính.
Tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp1 Hà Nội, chí phí bán hàng bao gồm:
- Chí phí nhân viên bán hàng: Bao gồm tiền công và quỹ trích nộp bắt buộc theo tiền công(bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn).
- Chi phí vật liệu bao bì chi dùng thực tế cho nhu cầu sữa chữa tài sản; xử lí hàng hoá dịch vụ, bao gói hàng để tăng thêm giá trị thương mại cho hàng hoá.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định của các khâu bán hàng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: như chi phí điện nước, hoa hồng đại lý… - Chi phí bằng tiền khác…
Ngoài ra, trong quá trình mua hàng chi phí thu mua hàng hoá được hạch toán vào chi phí bán hàng.
Mặc dù kinh doanh là một trong những hoạt động chính của đơn vị nhưng công ty không có bộ phận bán hàng riêng, hoạt động này do phòng thị trường đảm nhận.
Là một đơn vị kinh doanh thương mại, chi phí bán hàng phát sinh tương đối lớn. Chính vì vậy việc tiết kiệm các chi phí liên quan tới bán hàng luôn được công ty quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tại công ty TK 641 không được chi tiết thành các tiểu khoản.
Khi phát sinh các khoản chi bán hàng, tuỳ nội dung chi phí, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ (đối với chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, đối với công cụ dụng cụ căn cứ vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ; đối với chi phí khấu hao TSCĐ căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; đối với các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác căn cứ vào các Hóa đơn dịch vụ mua ngoài,…), kế toán lập chứng từ ghi sổ tập hợp các khoản chi phí này.
Ví dụ: Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội trong tháng 08 năm 2005, kế toán lập chứng từ ghi sổ phản ánh khoản chi phí này
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 211
Ngày 20 tháng 01 năm 2005
Trích yếu Số hiệu TK Số tiền
SH NT Nợ Có Trích 19/% BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận bán hàng tháng 01/ 05 - 15% BHXH - 2% BHYT - 2% KPCĐ 641 3383 3384 3382 8.949.325 1.173.240 1.173.240 Tổng 10.122.565
Các nội dung chi phí khác được tập hợp trên các CTGS tương tụ khoản mục trên.
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng được phân bổ cho kinh doanh vào TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong kỳ.
Từ chứng từ ghi sổ được lập trên đây, số liệu được kế toán lập vào Sổ chi tiết TK 641 và Sổ cái TK 641.
Tháng 01 năm 2004 TK 641: Chi phí bán hàng
NT CTGS Nội dung TK Số tiền
SH NT Nợ Có 30 30 30 30 30 211 211 214 216 255 30 30 30 30 30 Trích 15/% BHXH cho BP bán hàng Trích 2% BHYT cho BP bán hàng ………
Phân bổ tiền lương cho BP bán hàng
……….
Trích chi phí thu mua hàng ………. Kết chuyển chi phí bán hàng 3383 3384 3341 111 911 8.949.325 1.193.240 34.007.435 1.003.765.795 1.350.715.867 Cộng phát sinh 1.350.715.867 1.350.715.867
Thông qua hệ thống sổ trên (Sổ chi tiết và Sổ cái), đơn vị có thể theo dõi được chi phí bán hàng, từ đó xác định chính xác chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, góp phần quan trọng phản ánh đúng kết quả kinh doanh trong kỳ và đưa ra được các biện pháp kịp thời quản lý khoản chi phí này.
3.4.3. Kế toán chi quản lý doanh nghiệp
Chi phí doanh nghiệp là một loại chi phí thời kỳ, cũng giống chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được bù đắp bởi các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng hoá, hoạt động tài chính thuộc kỳ xác định kết quả. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp cũng bao gồm các yếu chi như chi phí bán hàng, tuy vậy công dụng chi phí của các yếu tố có sự khác biệt. Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các khoản chi chung cho quản lý văn
phòng và các khoản chi phí kinh doanh không gắn được với các địa chỉ cụ thể trong cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, tại công ty chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế - phí - lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Công ty không phân chia TK 642 thành các tiểu khoản. Thêm vào đó, trước đây công ty không sử dụng TK 642 mà các chi phí phát sinh liên quan tới việc quản lý doanh nghiệp được tập hợp vào chi phí bán hàng trong kỳ. Năm 2005 công ty mới tiến hành tách riêng chi phí quản lý doanh nghiệp ra.
Khi phát sinh các khoản chi phí này, tuỳ vào nội dung chi phí, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ (đối với chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội; đối với chi phí công cụ dụng cụ căn cứ vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ; đối với chi phí khấu hao TSCĐ căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; đối với các khoản chi phí khác như thuế - phí - lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác căn cứ vào các hoá đơn dịch vụ mua ngoài, chứng từ thanh toán,…) kế toán lập CTGS tập hợp các khoản chi phí này.
Ví dụ: Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng 8 năm 2005. Kế toán lập chứng từ ghi sổ phản ánh khoản chi phí này.
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 226
Ngày 30 tháng 01 năm 2005
Trích yếu Số hiệu TK Số tiền
SH NT Nợ Có Trích khấu hao TSCĐ trong tháng 1/ 05 - Bộ phận quản lý doanh nghiệp ….. 642 ….. …. 214 10.023.400 ….. 11.130.50 0 Tổng 11.130.500 11.130.50 0
Việc tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ tiến hành tương tự như chi phí bán hàng trong kỳ.
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ vào TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong kỳ.
SỔ CÁI TK642
Tháng 01 năm 2004
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
NT CTGS Nội dung TK Số tiền
SH NT Nợ Có 30 30 30 30 30 226 223 223 223 256 30 30 30 30 30 Trích khấu hao bộ phận QLDN Trích 15% BHXH cho BP QLDN Trích 2% BHYT cho BPQLDN Trích 2% KPCĐ cho BP QLDN ……. Kết chuyển chi phí QLDN 214 3383 3384 3382 911 11.130.500 10.256.352 1.367.513 1.367.513 59.724.997 Cộng phát sinh 59.724.997 59.724.997
3.4.4. Kế toán tổng hợp xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá.
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động kinh doanh (kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính) và kết quả hoạt động khác. Chuyên đề này chỉ đề cập tới kết quả tiêu thụ hàng hoá của công ty. Đó là chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp - kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Để xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá, cuối kỳ kế toán trên cơ sở các chứng từ ghi sổ, Sổ chi tiết và Sổ cái các TK đã được lập trên kế toán xác định doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, từ đó xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong kỳ thông qua việc sử dụng các TK sau:
- TK 911 - Xác định kết quả
- TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Trình tự kế toán tổng hợp xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá:
- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK xác định kết quả trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 511: 51.304.657.324 Có TK911: 51.304.675.324
- Kết chuyển giá vốn hàng bán của hàng hoá tiêu thụ vào TK xác định kết quả trong kỳ, Kế toán ghi:
Nợ TK 911: 48.773.252.156
Có TK 632: 48.773.252.156
- Kết chuyển chi phí bán hàng phân bổ cho kinh doanh, tính cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 911: 1.350.715.867
Có TK 641: 1.350.715.867
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho kinh doanh, tính cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 911: 59.724.997
Có TK 642: 59.724.997
- Cuối tháng, tính và kết chuyển kết quả tiêu thụ hàng hoá trong kỳ, kế toán ghi:
Có TK 421: 1.120.964.305
Trên cơ sở các chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết và sổ cái các TK trên, kế toán vào sổ chi tiết TK 911 theo từng loại hàng hoá và Sổ cái TK 911.
SỔ CÁI TK911
Tháng 01 năm 2004
TK 911: Xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
NT CTGS Nội dung TK Số tiền
SH NT Nợ Có 30 30 30 30 30 253 255 256 252 257 30 30 30 30 30 Kết chuyển giá vốn hàng bán trong tháng Kết chuyển chi phí bán hàng trong tháng
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng
Kết chuyển doanh thu thuần bán hàng hoá trong tháng
Kết chuyển lãi bán hàng hoá trong tháng 63 2 64 1 642 51 1 421 48.773.252.156 1.350.715.867 59.724.997 1.120.964.305 51.304.657.324 Cộng phát sinh 51.304.657.324 51.304.657.324
PHẦN II: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
VÀ NÔNG SẢN CẤP I HÀ NỘI
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY
Nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt đã đặt các doanh nghiệp vào đúng vị trí của mình. Doanh nghiệp nào hoạt động có hiệu quả thì tồn tại, ngược lại sẽ diệt vong. Có thể nói, kinh tế thị trường đang thực hiện chức năng bài trừ, chắt lọc làm lành mạnh hoá nền kinh tế. Muốn đánh giá đúng khả năng hoạt động của mình các doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tốt công tác hạch toán kinh doanh nói chung và công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá nói riêng. Là đơn vị trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà
Nội đã nỗ lực vương lên trở thành đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Qua một thời gian thực tập, nghiên cứu tình hình thực tế về công tác hạch toán kinh doanh, đặc biệt công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá của đơn vị em có một vài nhận xét về những ưu điểm và các mặt còn hạn chế của công ty như sau:
1. Những ưu điểm
* Đối với công tác kế toán nói chung của công ty
- Bộ máy kế toán được tổ chức một cách ngọn nhẹ khoa học: Mỗi nhân viên kế toán được phân công công việc cụ thể cho từng phần hành kế toán dưới sự giám sát của kế toán trưởng và Ban Giám Đốc. Đội ngũ cán bộ kế
toán được đào tạo có trình độ chuyên môn và năng lực tốt, do đó luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc.
- Tổ chức vận dụng chế độ Tài Khoản của công ty vừa đảm bảo tuân thụ những quy định hiện hành của chế độ, những chuẩn mực kế toán được ban hành, lại vừa phù hợp với đặc thù của công ty.
- Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán và hệ thống Báo Cáo Tài Chính được lập đầy đủ thông tin, vừa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành vừa phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị. Đồng thời chúng được lưu trữ một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra và bảo quản.
* Đối với công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá nói riêng.
Thời gian qua tổ chức công tác kế toán này của đơn vị đã đóng góp rất nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Nó đã trở thành công cụ nhạy bén để đánh giá thực trạng tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, nhiệm vụ và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế liên quan. Nhờ có bộ phận kế toán này mà công ty có thể nhận biết hoạt động nào đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty và ngược lại. Trên cơ sỏ số liệu và thông tin do kế toán cung cấp, những nhà quản lý của đơn vị cân nhắc và đưa ra quyết định đúng đắn cho hoạt động kinh doanh.
- Để phản ánh trung thực và chính xác tình hình nhập, xuất, tồn, tình hình tiêu thụ hàng hoá, kế toán đã sử dụng đầy đủ các chứng từ và tài khoản kế toán có liên quan đến nhập, xuất hàng hoá, bán hàng, thanh toán với khách hàng. Đồng thời, kế toán mở các sổ chi tiết và sổ tổng hợp để theo dõi chi tiết và tổng hợp, đảm bảo phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đơn vị đã thực hiện tốt việc bố trí thủ kho để theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất hàng hoá của công ty cùng với kế toán.
- Trong công tác hạch toán ban đầu, các chứng từ được lập có cơ sở đầy đủ, chính xác, phản ánh được toàn diện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. Việc luân chuyển chứng từ ở các cửa hàng, đơn vị trực thuộc công ty nói chung đã được xây dựng bởi một trình tự luân chuyển hợp lý, được hệ thống hoa theo từng nghiệp vụ kinh tế, theo thời gian phát sinh…và được đóng theo từng quyển có đánh số thứ tự để thuận tiện cho việc tìm kiếm, theo dõi và đối chiếu khi cần thiết.
- Về phương pháp kế toán chi tiết hàng hoá công ty chọn phương pháp thẻ song song là phù hợp với mặt hàng kinh doanh của mình. Nó vừa đơn giản trong khâu ghi chép, so sánh, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót lại vừa cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng mặt hàng kịp thời, chính xác.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, tổ chức công tác kế toán của