Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng bỉm sơn (Trang 40 - 44)

Số dư đầu kỳ:

1.3.4.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Phương pháp tính lương tại Công ty

Công ty áp dụng các phương pháp xác định tổng quỹ lương như sau: Lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế đối với các công đoạn sản xuất; Lương khoán công việc đối với các đơn vị phục vụ, phụ trợ; Lương sản phẩm gián tiếp đối với các phòng ban nghiệp vụ; Lương thời gian cho những ngày lễ phép, đi học.

Do đặc điểm sản xuất của Công ty gồm có nhiều công đoạn nên tại mỗi phân xưởng sản xuất đều được bố trí một kế toán tiền lương. Kế toán tiền lương này có nhiệm vụ tính lương cho toàn bộ phân xưởng của mình, và cuối tháng kế căn cứ vào bảng chấm công, biên bản nghiệm thu sản phẩm hoàn thành kế toán tiền lương sẽ tính lương cho từng công nhân trong xưởng, sau đó lập bảng tính lương, gửi lên phòng Kế toán. Việc tính lương tại các phân xưởng này đều được thực hiện trên phần mềm Foxpro, là phần mềm tính lương do Công ty tự thiết kế.

Kế toán tổng hợp sẽ căn cứ vào bảng lương của từng phân xưởng lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hồi. Đối với các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ Công ty trích theo đúng chế độ quy định như sau: Người sử dụng lao động sẽ phải nộp 15% BHXH, 2% BHYT được tính trên lương cơ bản, 2% KPCĐ được tính trên lương thực tế và được hạch toán vào chi phí sản xuất; Người lao động phải nộp 5% BHXH, 1% BHYT được tính trên lương cơ bản và hạch toán vào tiền lương hàng tháng của người lao động.

Cách tính lương tại Công ty

Cách tính lương của Công ty cho từng bộ phận được tính theo tỷ lệ 50/50 giữa lương cơ bản theo Nghị định số 205/2004/NĐ - CP và hệ số chức danh công việc trong tổng quỹ lương của từng bộ phận. Công ty thực hiện tính lương theo 2 cách: Theo điểm quy đổi và theo đơn giá có sẵn.

Tính lương theo điểm quy đổi

Gọi Q là tổng quỹ lương của mỗi bộ phận Gọi Q1 là tổng điểm quy đổi theo lương cơ bản

Gọi q1i là điểm quy đổi theo lương cơ bản của công nhân i

Q1 = ∑q1i

q1i = {(LCBi + PCi) x ni}/no

Với:

ni là số ngày công của mỗi công nhân n = Số ngày Ca 1 + 1,35 x Số ngày Ca 3

no= Số ngày công làm việc theo chế độ trong tháng Ta được:

Đơn giá điểm quy đổi lương cơ bản (ĐG LCB) = (Q/2)/Q1

Gọi Q2 là tổng điểm quy đổi theo hệ số chức danh công việc (hệ số Kcv) Gọi q2i là điểm quy đổi theo hệ số chức danh công việc

Q2 = ∑q2i

Q2i = (Kcv x Ktt x Kdc x ni)/ no

Với Kcv: Hệ số chức danh công việc

Ktt: Hệ số thành tích (A = 1; B = 0,85; C = 0,7; D = 0) Kđc : Hệ số điều chỉnh

Ta được:

Đơn giá điểm quy đổi theo hệ số công việc (ĐG LSP) = (Q/2)/Q2

Gọi TLi là tiền lương mà công nhân I nhận được

Tiền lương của mỗi công nhân được tính như sau: TLi = ĐG LCB x q1i + ĐG LSP x q2i

Và Tổng tiền lương công nhân i nhân được là:

∑TLi= TLi + LKi

Với LKi là lương khác của công nhân I (Lương khác ở đây gồm có: Tiền lương phát sinh, tiền bồi dưỡng, phụ cấp độc hại...)

Ví dụ: Tính lương nhân viên Xưởng điện tự động (Ta có bảng chấm công tháng 2/2007

như biểu 1.8)

Dựa vào quỹ lương do phòng Lao động tiền lương phân phối cho từng bộ phận sản xuất, ta có:

Q = 34.398.998.000 đ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm quy đổi theo lương cơ bản của ông Lê Văn Khẹc là:

= {(1 980 000 000 + 45 000000) x 16}/ 14 = 2 314 285,714 Điểm quy đổi theo hệ số chức danh công việc của ông Lê Văn Khẹc là:

= (2,37 x 1 x 1,000 x 16)/ 14 = 2,07

Q1 = 21 710 571, 429 đ Q2 = 28,029 đ

Từ đó có: ĐG LCB = (34.399.000/ 2)/ 21.710.571, 429 = 0,792 đ ĐG LSP = (34.399.000/ 2)/ 28, 029 = 613 641, 656 đ Tiền lương cơ bản của ông Lê Văn Khẹc là:

0,792 x 2 314 285,714 = 1 833 418,110 đ Tiền lương sản phẩm của ông Lê Văn Khẹc là:

613 641, 656 x 28,029 = 1 662 092,258 đ Tiền lương phát sinh của ông Lê Văn Khẹc: 200.000 đ Tổng cộng tiền lương của Lê Văn Khẹc:

1.833.418,110 + 1.663.092,258 + 200.200 = 4.063.692 đ BHXH,BHYT trừ vào lương: 121.500 đ

Tiền lương ông Lê Văn Khẹc được nhận là: 4.063.692 – 121.500 = 3.939.192 đ

Tính theo đơn giá có sẵn

Cách tính lương theo đơn giá về bản chất cũng giống như cách tính lương theo điểm quy đổi, tuy nhiên cách tính này đơn giản hơn ở chỗ đơn giá theo lương cơ bản và theo hệ số chức danh đã được phòng Tổ chức của Công ty quy định không cần phải tính toán như cách tính lương theo điểm quy đổi.

Vì vậy lương của mỗi nhân viên là:

Tiền lương cơ bản = {(LCBi + PCi) x ni}/ no x ĐG LCB Tiền lương sản phẩm = (Kcv x Ktt x Kdc x ni) x ĐG LSP

Tổng tiền lương mỗi nhân viên = TL cơ bản + TL sản phẩm + Lương khác Ví dụ: Tính lương một nhân viên phòng Kế toán - Thống kê – Tài chính với:

LCB = 1.750.500 PC = 180.000 Kcv = 4,6 ; Ktt = 1; Kdc = 1 ĐG LCB = 0,867 ĐG LSP = 20.894 no = 22 Ta có:

Tiền lương cơ bản của ông Lê Huy Quân là:

= {(1.750.500 + 180.000) x 22}/ 22x0,867 = 1.673.744 đ Tiền lương sản phẩm của ông Lê Huy Quân là:

= 4,6 x 1 x 1 x 22 x 20.894 = 2.114.473 đ Tổng tiền lương của ông Lê Huy Quân:

1.673.744 + 2.114.473 = 3.788.217 đ Trừ BHXH, BHYT phải nộp là: 115.830 đ Tiền lương ông Lê Huy Quân được nhận là:

3.788.217 – 115.830 = 3.672.387 đ

Sau đó kế toán tiến hành lên bảng thanh toán lương (Biểu 1.9)

Tài khoản sử dụng

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết như sau:

TK 6221 – Chi phí tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp TK 622111 – Sản xuất đá vôi TK 622112 - Sản xuất đất sét TK 622113 - Sản xuất bùn TK 622114 - Sản xuất bột sống TK 622115 - Sản xuất Clinker TK 622116 - Sản xuất xi măng bột TK 622117 - Sản xuất xi măng bao TK 622118 - Vận tải

TK 622119 - Phụ trợ

TK 6222 – Chi phí KPCĐ công nhân SX trực tiếp TK 6223 – Chi phí BHXH công nhân SX trực tiếp TK 6224 – Chi phí BHYT công nhân SX trực tiếp

Các tài khoản này cũng được chi tiết theo từng công đoạn sản xuất.

Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương của kế toán lương tại các bộ phận gửi lên, kế toán tổng hợp và thực hiện bút toán định kỳ:

Nợ TK 622

Có TK 334 Có TK 338 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ xử lý số liệu trên phầm mềm kế toán máy

Bảng chấm công

Bảng thanh toán lương

Bút toán định kỳ trích lương Phiếu

kế toán

Kế toán thực hiện trên phần mềm tính lương Foxpro

Kế toán tổng hợp trên phần mềm kế toán

Sơ đồ 1.9: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp trên Fast Accouting

Quy trình thao tác trên máy

Từ màn hình nền Windows vào chương trình Fast Accouting, chọn phân hệ Kế toán tổng hợp, tiếp đó chọn Bút toán định kỳ, khi đó máy sẽ hiện ra màn hình để kế toán nhập các thông tin về các bút toán định kỳ.

Ví dụ: Về bút toán định kỳ trích lương tháng 3 năm 2007

Kế toán tổng hợp nhập: Số chứng từ 1 (do máy tự động đánh số các bút toán đã thực hiện); Ngày chứng từ: 31/03/2007

Sau đó kế toán dùng các phím chức năng để nhập các thông số cho bút toán như: TK ghi Nợ, TK ghi Có, Tên tài khoản, phát sinh Nợ, phát sinh Có ...

Fast Accouting có chức năng sao chép các bút toán định kỳ từ kỳ kế toán trước sang kỳ kế toán hiện hành, kế toán chỉ phải cập nhật số phát sinh của ký hiện hành.

Sau khi nhập xong dữ liệu, kế toán nhấn Lưu là hoàn tất việc trích lương, máy sẽ tự động chuyển các số liệu vào Nhật ký chung, sau đó đưa vào Sổ Cái (Biểu 1.10 và 1.11), Sổ chi tiết các TK, đồng thời có thể in ra được các Bảng phân bổ lương (Biểu 1.12 và 1.13), Bảng trích tiền lương và các khoản lương. Mỗi bút toán định kỳ có thể in ra một Phiếu kế toán (Biểu 1.14 và 1.15)

Một phần của tài liệu hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng bỉm sơn (Trang 40 - 44)