Thử ngiệm trên xuống

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật phần mềm pps (Trang 70 - 72)

b) Lập trình đôi

5.5.2 Thử ngiệm trên xuống

Thử nghiệm trên xuống tiến hành thử nghiệm với các mô đun ở mức cao trước, các mô đun mức thấp được tạm thời phát triển với các chức năng hạn chế, có giao diện giống như trong đặc tả. Mô đun mức thấp có thể chỉ đơn giản là trả lại kết quả với một vài đầu vào định trước.

Thử nghiệm trên xuống có ưu điểm là

- Phát hiện sớm các lỗi thiết kế, do đó có thể thiết kế, cài đặt lại với giá rẻ

- Có phiên bản hoạt động sớm (với tính năng hạn chế) do đó có thể sớm tiến hành thẩm định

Nhược điểm của kiểm thử trên xuống là các chức năng của mô đun cấp thấp nhiều khi rất phức tạp do đó khó có thể mô phỏng được, dẫn đến không kiểm thử đầy đủ chức năng hoặc phải đình chỉ kiểm thử cho đến khi các mô đun cấp thấp xây dựng xong.

Chương 6

Quản lý dự án phát triển phần mềm

6.1 Đại cương

Quản lý dự án là tầng đầu tiên trong phát triển phần mềm. Chúng ta gọi là tầng quản lý vì nó là bước kỹ thuật cơ sở kéo dài suốt vòng đời phần mềm. Mục tiêu của việc quản lý dự án phát triển phần mềm là đảm bảo cho dự án

• Đúng thời hạn • Không vượt dự toán

• Đầy đủ các chức năng đã định

• Thỏa mãn yêu cầu của khách hàng (tạo ra sản phẩm tốt) Quản lý dự án bao gồm các pha công việc sau

• Thiết lập: viết đề án • Ước lượng chi phí • Phân tích rủi ro • Lập kế hoạch • Chọn người

• Theo dõi và kiểm soát dự án

• Viết báo cáo và trình diễn sản phẩm

Tiến hành quản lý dự án là người quản lý dự án, có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau • Thời gian

- Tạo lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch

- Kiểm tra/đối chiếu các tiến trình con với kế hoạch - Giữ một độ mềm dẻo nhất định trong kế hoạch - Phối thuộc các tiến trình con

• Tài nguyên: thêm tiền, thêm thiết bị, thêm người... • Sản phẩm: thêm bớt chức năng của sản phẩm...

Ngoài ra, người quản lý dự án còn cần phải quan tâm đến sự phối thuộc với các dự án khác và thông tin cho người quản lý cấp trên... Phương pháp tiếp cận của người quản lý dự án

• Hiểu rõ mục tiêu (tìm cách định lượng các mục tiêu bất cứ khi nào có thể) • Hiểu rõ các ràng buộc (chi phí, lịch biểu, tính năng...)

• Lập kế hoạch để đạt dược mục tiêu trong các ràng buộc • Giám sát và điều chỉnh kế hoạch

• Tạo môi trường làm việc ổn định, năng động cho nhóm

Quản lý tồi sẽ dẫn đến sự chậm trễ của dự án, tính năng yếu kém và tăng chi phí phát triển. Một ví dụ kinh điển về quản lý tồi là dự án hệ điều hành OS360 của IBM bị chậm 2 năm so với kế hoạch.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật phần mềm pps (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w