Tài liệu chương trình

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật phần mềm pps (Trang 58)

b) Lập trình đôi

4.2.1 Tài liệu chương trình

Tài liệu bên trong của chương trình gốc bắt đầu với việc chọn lựa các tên gọi định danh (biến và nhãn), tiếp tục với vị trí và thành phần của việc chú thích, và kết luận với cách tổ chức trực quan của chương trình. Việc lựa chọn các tên gọi định danh có nghĩa là điều chủ chốt cho việc hiểu chương trình. Những ngôn ngữ giới hạn độ dài tên biến hay nhãn làm các tên mang nghĩa mơ hồ. Cho dù một chương trình nhỏ thì một tên gọi có nghĩa cũng làm tăng tính dễ hiểu. Theo ngôn từ của mô hình cú pháp/ngữ nghĩa tên có ý nghĩa làm “đơn giản hóa việc chuyển đổi từ cú pháp chương trình sang cấu trúc ngữ nghĩa bên trong”.

Một điều rõ ràng là: phần mềm phải chứa tài liệu bên trong. Lời chú thích cung cấp cho người phát triển một ý nghĩa truyền thông với các độc giả khác về chương trình gốc. Lời chú thích có thể cung cấp một hướng dẫn rõ rệt để hiểu trong pha cuối cùng của kỹ nghệ phần mềm - bảo trì. Có nhiều hướng dẫn đã được đề nghị cho việc viết lời chú thích. Các chú thích mở đầu và chú thích chức năng là hai phạm trù đòi hỏi cách tiếp cận có hơi khác. Lời chú thích mở đầu nên xuất hiện ở ngay đầu của mọi modul. Định dạng cho lời chú thích như thế là:

1. Một phát biểu về mục đích chỉ rõ chức năng mô đun. 2. Mô tả giao diện bao gồm:

- Một mẫu cách gọi - Mô tả về dữ liệu

- Danh sách tất cả các mô đun thuộc cấp

3. Thảo luận về dữ liệu thích hợp (như các biến quan trọng và những hạn chế, giới hạn về cách dùng chúng) và các thông tin quan trọng khác.

4. Lịch sử phát triển bao gồm:

- Tên người thiết kế modul (tác giả). - Tên người xét duyệt và ngày tháng. - Ngày tháng sửa đổi và mô tả sửa đổi.

Các chú thích chức năng được nhúng vào bên trong thân của chương trình gốc và được dùng để mô tả cho các khối chương trình.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật phần mềm pps (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w