Tình hình nghiên cứu trong n−ớc

Một phần của tài liệu Tài liệu Chế tạo một số phần tử và thiết bị điều khiển, đo lường quan trọng trên tàu thủy bằng phương pháp chuẩn Module và ứng dụng các công nghệ tiên tiến docx (Trang 29 - 31)

Nhiều đơn vị đã và đang nỗ lực nghiên cứu, chế tạo các phần tử và thiết bị điều khiển, đo l−ờng nhằm phục vụ cho việc đóng hoặc sửa chữa tàu thuỷ. Xin liệt kê một số thiết bị đó và cấp độ chúng ta đã đạt đựơc:

- Hệ thống lái tự động: đã đ−ợc nghiên cứu từ lâu và đ−ợc chế thử vài năm gần đây, tuy nhiên chất l−ợng ch−a so đ−ợc với các hệ thống nhập ngoại và ch−a thể sản xuất đ−ợc rộng rãi. Ví dụ chúng ta mới sản xuất, lắp ráp phần cơ khí, thuỷ lực, còn phần điều khiển tự động (cho chức năng lái tự động) thì mới là giữ h−ớng, ch−a có chức năng bù ảnh h−ởng thời tiết, ch−a thể tự động bám theo hành trình đã đặt…

- Thiết bị tự động hoà đồng bộ và tự động phân phối tải cho các máy phát điện làm việc song song: đã đ−ợc nghiên cứu và chế thử từ đầu những năm 1990 nh−ng không hoàn thiện và cũng ch−a có khả năng áp dụng thực tế rộng rãi, ch−a thể đ−a vào sản xuất công nghiệp;

- Thiết bị bảo vệ quá tải, công suất ng−ợc cho các máy phát điện: Đ−ợc một số cơ quan nghiên cứu, chế tạo khoảng 15 năm nay, nh−ng ch−a có thiết bị hoàn chỉnh để đáp ứng đ−ợc nhu cầu khá lớn của ngành công nghiệp tàu thuỷ; - Thiết bị điều khiển, khởi động mềm động cơ điện công suất lớn: tuy chúng

đ−ợc ứng dụng rất rộng rãi trong các thiết bị điều khiển hệ động lực tàu thuỷ (và nhiều nơi khác ) nh−ng hiện chỉ có một vài cơ sở đang sản xuất, và ch−a đ−ợc chuẩn hoá nên ứng dụng còn nhiều hạn chế:

+ Đối với DC driver: mới ở mức độ mạch Logic – Analog rời rạc, ch−a có khả năng giao diện uyển chuyển:

+ Đối với AC driver: mới chế thử với công suất nhỏ, tính năng còn hạn chế:

Trong mấy chục năm qua các Viện, Tr−ờng đại học và các cơ sở của chúng ta đã quan tâm đầu t− nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử các phần tử và thiết bị điều khiển, đo l−ờng quan trọng trên tàu thuỷ nh−ng ch−a có thiết bị nào vừa đảm bảo yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, lại có thể sản xuất công nghiệp để thay thế nhập ngoại. Ngành công nghiệp tàu thuỷ trong thời gian gần đây đã đạt đ−ợc những tiến bộ v−ợt bậc, thậm chí đã đóng tàu xuất khẩu, nh−ng hiện mới đạt đến trình độ gia công phần vỏ và lắp ráp thiết bị mua của n−ớc ngoài (phần chế tạo thiết bị thuỷ trong n−ớc hầu nh− còn là một mảng trống). Chúng ta hiện có thể chế tạo một vài thiết bị đơn lẻ (có chức năng hạn chế và chất l−ợng thấp hơn so với thế giới) để phục vụ nhu cầu hiện tại, ví dụ hệ thống lái tự động (lắp trên tàu HQ966 vào năm 1996), các thiết bị bảo vệ máy phát làm việc song song (lắp cho tàu V59, tàu kéo Nghệ An, tàu Nghi Sơn), hệ thống đo l−ờng, điều khiển từ xa máy chính (lắp cho tàu V54),.. Một nh−ợc điểm rất rõ của các sản phẩm nêu trên là chế tạo không theo tiêu chuẩn, không đ−ợc chuẩn hoá, do đó không sản xuất hàng loạt đ−ợc, khó sử dụng, thay thế và chất l−ợng, mẫu mã, chủng loại ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu. Hiện ch−a có quy hoạch và biện pháp toàn diện để nghiên cứu, thiết kế chuẩn hoá các thiết bị quan trọng đó và giải pháp công nghệ nhằm có thể sản xuất công nghiệp.

Trong những năm qua Nhà n−ớc đã tạo điều kiện hỗ trợ cho ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam thông qua các ch−ơng trình nghiên cứu cấp Nhà n−ớc, cấp Bộ, trong đó có một số đề tài liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và chế thử các phần tử và thiết bị điều khiển, đo l−ờng trên tàu thuỷ.

Đặc biệt là ngày 2/11/2001, Thủ t−ớng Chính phủ đã có quyết định số 1420/QĐ- TTg phê duỵêt đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2001-2010, trong đó có một mục tiêu quan trọng là đến năm 2010 phấn đấu đạt tới 60% tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm, và sản xuất, chế tạo, lắp ráp đ−ợc thiết bị điện tàu thuỷ. Bên cạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan chúng ta còn có những thế mạnh rất lớn nh−:

- Thị tr−ờng đóng và sửa tàu thuỷ rộng lớn trong cả n−ớc (với khoảng 1447 chiếc đóng mới trong giai đoạn 2001-2005, theo số liệu của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam).

- B−ớc đầu, chúng ta đã đạt đ−ợc một số kết quả nghiên cứu, chế thử khá quan trọng và có đội ngũ các nhà khoa học, công nghệ (tại các tr−ờng đại học, các Viện nghiên cứu và các đơn vị sản xuất) để đáp ứng yêu cầu ban đầu;

- Việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới hiện nay đã có nhiều thuận lợi và không quá tốn kém

Nếu đ−ợc đầu t− một cách cơ bản để nghiên cứu, thiết kế chuẩn hoá các thiết bị đó và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm sản xuất công nghiệp trong n−ớc thì hiệu quả kinh tế sẽ rất cao, đáp ứng kịp thời tiến độ đóng, sửa chữa tàu và còn nâng cao một b−ớc năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam cũng nh− tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.

Những đặc điểm tình hình trên thế giới và trong n−ớc hiện nay, cùng với nhiệm vụ nặng nề đó đòi hỏi phải sớm đầu t− cơ bản và đồng bộ hơn cho việc nghiên cứu, thiết kế và sản xuất trong n−ớc các hệ thống, thiết bị nêu trên. Và thực hiện dự án sản xuất các phần tử thiết bị đó thành các module chuẩn là hoàn toàn hiện thực.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chế tạo một số phần tử và thiết bị điều khiển, đo lường quan trọng trên tàu thủy bằng phương pháp chuẩn Module và ứng dụng các công nghệ tiên tiến docx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)