Giải pháp về giảm chi phí đền bù

Một phần của tài liệu giải pháp thực hiện hiệu quả giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố hà nội (Trang 48 - 50)

Riêng vấn đề đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị thì khó khăn nhất vẫn là các vấn đề về vốn đầu tư và giải phóng mặt bằng. Nếu làm theo cách như từ trước đến nay thì những tuyến đường đô thị mới mở vừa không phát huy được hết tác dụng (vỉa hè lòng đường bị lấn chiếm ngay khi tuyến đường hoàn thành, bộ mặt đô thị nhếch nhác do người dân sử dụng hỗn tạp các loại kiến trúc) vừa không thể huy động được vốn đầu tư.Thành phố nên tham khảo phương thức đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị của một số nước trong khu vực.

Thứ Nh t:ấ Có thể đưa ra nguyên tắc dải băng rộng khi GPMB và Nhà nước sẽ sử dụng dải băng ngoài phạm vi tuyến đường để xây dựng theo quy hoạch và phát triển dịch vụ, cho thuê, kinh doanh để tạo vốn tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng đô thị. Tất nhiên đi kèm theo đó là một chính sách đền bù thỏa đáng đối với người dân, trong đó có các ưu đãi cho các hộ dân bị giải tỏa mà vị trí nhà và cuộc sống của họ trước đây phụ thuộc vào mặt đường.

Như vậy thành phố cũng phải chuẩn bị một quỹ nhà đủ để thực hiện theo phương án này. Nếu làm được như vậy thì không những sẽ có một nguồn kinh phí to lớn, ổn định để đầu tư mà còn tạo được một bộ mặt đô thị sáng sủa, văn

minh hiện đại. Có thể làm thí điểm một số tuyến đường đầu tư cụ thể và đúc rút kinh nghiệm.

- Phần điện tích đất hai bên đường có thể quy hoạch thành các ô sau đó bán đấu giá quyền sử dụng đất, khi đó cùng trên một diện tích đất thu hồi và bán đấu giá quyền sử dụng đất thì chính quyền địa phương sẽ thu được địa tô chênh lệch do những diện tích đất bên hai mặt đường sẽ có giá trị lớn hơn khi tiến hành đền bù phần diện tích hai bên đường đó.

- Việc quy hoạch phần diện tích đất hai bên đường sẽ được chấp hành nghiêm chỉnh hơn trong việc xây dựng các công trình hai bên đường sẽ tạo cho hai bên đường một cảnh quan đô thị đẹp và hiện đại

- Khi thu hồi đất để GPMB bản thân người dân cũng được lợi nhờ chính sách này. Khi đó người dân sẽ được đền bù với một mức giá đền bù cao hơn, và giá đất trong khu vực thành thị sẽ gần với giá thị trường hơn. Làm cho thị trường bất động sản ít biến động hơn.

Thứ hai: Nhà nước mà đại diện là các cơ quan có trách nhiệm của Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành bố trí tái định cư ngay trên khu vực hai bên đường phố mới bằng việc xây dựng các hệ thống nhà cao tầng, trung tâm thương mại, công trình công cộng… sao cho phù hợp với quy hoạch của Thủ đô, để bố trí tái định cư cho người dân khi họ có nhu cầu ở lại khu phố mới để ở và kinh doanh; khi đó chính sách này sẽ giúp cho người dân được tạo được công ăn việc làm và chỗ ở ngay tại nơi họ sinh sống. Việc làm này sẽ làm cho chi phí GPMB giảm xuống do khi người dân muốn ở lại để ở và kinh doanh tại các khu nhà do Thành phố quy hoạch họ sẽ không được nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng mà họ phải chấp nhận ở tại các khu mà Thành phố đã bố trí xây dựng.

Thứ ba: Ta cũng có thể mở rộng đường như hiện nay là việc GPMB chỉ vừa đủ phần diện tích lòng đường và các công trình phục vụ hai bên đường.

Nhưng khi công trình xây dựng song việc chênh lệch địa tô khi các nhà mới được ra mặt đường hưởng mức chênh lệch này phải hoàn trả một phần trăm chênh lệch địa tô do nhà nước mở rộng đường. Hình thức thu địa tô chênh lệch này có thể thu trên hình thức cấp giấy phép xây dựng khi các công trình này tiến hành xây dựng mới, hoặc có thể thu qua hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất khi có giao dịch giữa bên mua và bên bán quyền sử dụng đất hai bên đường. Nhưng để tạo ra những con phố có kiến trúc theo quy hoạch thì những nhà có diện tích hai bên không đủ để phục vụ xây dựng các công trình theo quy định thì kiên quyết đền bù hoàn toàn và sau đó mảnh đất đó sẽ được bán đấu giá cho những người có nhu cầu.

Một phần của tài liệu giải pháp thực hiện hiệu quả giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố hà nội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w