Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty TNHH Phúc Hưng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty tnhh phúc hưng (Trang 61 - 65)

II/ Giấy tờ kèm theo xe:

3.2.Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty TNHH Phúc Hưng.

2 Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng bản chính

3.2.Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty TNHH Phúc Hưng.

∗ Về cách phân loại TSCĐ trong công ty.

Hiện công ty đang phân loại TSCĐ theo 2 cách : theo nguồn hình thành và theo đặc trưng kỹ thuật. Theo 2 cách phân loại TSCĐ hiện tại của công ty thì chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin trong và ngoài doanh nghiệp. Qua hai cách phân loại này, nhà quản lý không thể nắm bắt được kết cấu TSCĐ theo nội dung TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh đang dùng, TSCĐ chưa cần dùng và TSCĐ cần thanh lý... Để khắc phục vấn đề này thì cùng với 2 cách phân loại này, công ty nên phân loại theo công dụng kinh tế và tình hình sử dụng.

Theo mục đích sử dụng thì có thể chia thành 2 loại: TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và TSCĐ dùng ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản. Theo cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được kết cấu TSCĐ theo mục đích sử dụng, nắm được trình độ trang bị kỹ thuật của công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ và tính khấu hao chính xác. Hơn nữa, theo cách phân loại này, cho phép nhà quản lý thấy được TSCĐ dùng trong và ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản để đưa ra phương hướng đầu tư hợp lý, đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh đoanh.

∗ Về công tác hạch toán TSCĐ.

Hiện nay trong công ty có những tài sản chưa thoả mãn tiêu chuẩn giá trị TSCĐ nhưng công ty vẫn hạch toán là TSCĐ. Vì vậy, công ty phải tiến hành soát xét lại toàn bộ TSCĐ của Công ty hiện có để xác định những TSCĐ chuyển thành công cụ, dụng cụ.

Ví dụ: Máy tính Đông Nam Á, nguyên giá: 7.883..910đ

Giá trị còn lại tính đến ngày 30 /12/2007: 7.883.910- 4.817.938 = 3.065.972 Hạch toán chuyển sang công cụ dụng cụ như sau:

Nợ TK 242 3.0650972 Nợ TK 214 4.817,938

Có Tk 211 7.883.910

Đồng thời phân bổ giá trị còn lại vào chi phí trong một tháng Nợ TK 642 218.998

Có TK 242 218.998

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường đã trở thành đòn bẩy hết sức hữu hiệu đối với sự vận động của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế “mở”. Chính vì vậy mà điều quan trọng trước tiên đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đó là uy tín và chất lượng sản phẩm. Có được như vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại và có được thị phần của mình trên thị trường.

Song để tạo được uy tín và chất lượng sản phẩm chúng ta cần phải có dây chuyền công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại. Đối với công ty xây dựng nói chung và Công ty TNHH Phúc Hưng nói riêng, vấn đề có ý nghĩa sống còn và đặc biệt quan trọng, và mối quan tâm hàng đầu hiện nay là phải đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến để đảm bảo thi công các công trình mới. Và đó cũng là cơ sở để các doanh nghiệp có thể tham gia vào đấu thầu xây lắp, tạo vị thế cho doanh nghiệp có thêm sức cạnh tranh.

Mặt khác, sản phẩm của công trình xây dựng chính là cơ sở hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nếu như cơ sở đó mà không được đảm bảo bền vững và ổn định thì không thể phát triển được kiến trúc thượng tầng. Vấn đề đó đòi hỏi ngành xây dựng phải đảm bảo về mặt chất lượng sản phẩm của mình. Có như vậy Thì TSCĐ mới phát huy được hiệu quả trong quá trình thi công, góp phần đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý TSCĐ ngày càng cao và công tác tổ chức kế toán TSCĐ ngày càng được hoàn thiện hơn.

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Phúc Hưng, qua quá trình đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán TSCĐ ở công ty, em đã phân nào thấy được một số thành tựu nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế. Từ đó em mạnh dạn xin đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty. Do hạn chế về mặt

thời gian tìm hiểu, năng lực kiến thức, hiểu biết chuyên môn, chắc chắn chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các cô, các chú cán bộ trong công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Bùi Minh Hải và các cán bộ phòng kế toán Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này./.

Yên Bái, tháng 6 năm 2008

Sinh Viên

Hoàng Anh Tuấn

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty tnhh phúc hưng (Trang 61 - 65)