II/ Giấy tờ kèm theo xe:
2 Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng bản chính
2.7.3. Kế toán khấu hao TSCĐ.
TSCĐ trong công ty được sử dụng thường xuyên, hơn nữa do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho TSCĐ luôn bị hao mòn vô hình và hữu hình. Để thu hồi vốn đầu tư và tiến hành quá trình tái sản xuất kinh doanh thì hàng tháng Công ty phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ ( Trừ những TSCĐ không phải trích khấu hao).
Công ty căn cứ vào các phương pháp theo quy định hiện hành để áp dụng cho công ty mình phương pháp khấu hao phù hợp để thu hồi vốn nhanh chóng và đủ vốn đầu tư.
Do tính chất đặc thù của ngành kinh doanh, việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là từng công trình và hạng mục công trình, do đó việc tính toán và trích khấu hao rất phức tạp. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung nên phòng kế toán thực hiện tính và phân bổ khấu hao cho toàn công ty.
Để thực hiện việc trích và phân bổ khấu hao, kế toán sử dụng các tài khoản:
∗ TK214-Hao mòn TSCĐ
∗ TK009-Nguồn vốn khấu hao cơ bản
Phưong pháp tính và phân bổ khấu hao TSCĐ:
Từ ngày 01/01/2004, việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ở công ty được áp dụng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003.
Căn cứ vào khung thời gian sử dụng của từng loại tài sản ban hành kèm theo quyết định 206 đưa ra, Công ty xác định được thời gian sử dụng
của từng loại TSCĐ để từ đó tính được mức khấu hao trung bình hàng năm và mức trích khấu hao trung bình của từng tháng.
Mức khấu hao Nguyên giá của TSCĐ trung bình hàng năm =
của TSCĐ Thời gian sử dụng
Căn cứ mức trích khấu hao trung bình hàng năm, Công ty xác định mức trích khấu hao trung bình hàng tháng:
Mức trích khấu hao Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trung bình hàng tháng =
của TSCĐ 12 tháng
Trong tháng nếu có tăng, giảm TSCĐ thì kế toán TSCĐ thực hiện trích khấu hao theo quy định chung. Đối với TSCĐ tăng, giảm trong kỳ việc tính khấu hao được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng, tức là nếu có TSCĐ tăng cần phải trích khấu hao thì việc trích khấu hao phải được thực hiện từng tháng tiếp theo. Nếu có TSCĐ thôi trích khấu hao thì việc thôi trích khấu hao sẽ được thực hiện từ tháng tiếp theo.
Cuối tháng, căn cứ vào kế hoạch khấu hao và tình hình sản xuất, kế toán lập số khấu hao TSCĐ, căn cứ vào lượng khấu hao của từng TSCĐ và đối tượng sừ dụng TSCĐ, kế toán lập hồ sơ chi tiết phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng sử dụng.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán nên khi có tăng, giảm TSCĐ việc tính khấu hao được mặc định từ khi nhập dữ liệu tăng, giảm TSCĐ.
Từ màn hình nhập TSCĐ mới, kế toán tiến hành nhập dữ liệu như bình thường như khi đến mục “ sử dụng” tuỳ theo TSCĐ có mục đích gì kế toán lựa chọn cho phù hợp. Nếu dùng cho mục đích kinh doanh thì hàng
tháng máy tính tự động tính hao mòn cho TSCĐ đồng thời máy tự ghi vào nguồn vốn khấu hao: TK009, còn nếu TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi thì hàng tháng máy tự tính hao mòn nhưng không ghi vào TK009.
Ví dụ:
Ngày 12/12/2007, Công ty mua 01 máy cắt thép với nguyên giá 15.000.000 đồng.
Khi mua TSCĐ và tiến hành nhập vào máy tính, khi đến mục “ sử dụng”, kế toán chọn: 6424 chi phí khấu hao TSCĐ. Sau đó đến mục “nguyên giá”, chọn mục: “nguồn vốn tự bổ sung” và ghi:15.000.000đồng, tiếp đến khi đến mục “ số năm tính khấu hao”, kế toán ghi “3”, thì máy sẽ tự tính ra số khấu hao như sau:
Mức trích khấu hao 15.000.000 trung bình hàng năm = của TSCĐ 3 Mức trích khấu hao 5.000.000 trung bình hàng tháng = = 416.667 của TSCĐ 12
Mục “khấu hao/tháng”, 416.667, đồng thời số khấu hao tháng sẽ được ghi vào TK 009 mặc định trong máy là “ 416.667
Cuối tháng phòng kế toán của Công ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ và tính toán phân bổ vào từng loại chi phí.
Công ty TNHH Phúc Hưng MST:5200216887