- Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán
CÔNG TY TNHH MINH TRÍ
Họ tên người nhận hàng: Lý do xuất: PX cắt STT Mã hàng Tên hàng ĐVT Số lượng 1 GW-B01 Bo các loại Y 122,50 2 GW- C60 C60% P 40% (CVC 60/40) Y 1.751,96 Tổng 1.873,96 Thủ kho Người nhận
Công ty tự thiết kế mẫu xuất kho trên. Vì chỉ theo dõi việc xuất kho vải cho phân xưởng sản xuất về số lượng nên phiếu xuất kho trên đảm bảo được tính chính xác và đảm bảo yêu cầu quản lý.
Mỗi loại vải chuyển xuống các phân xưởng có thể được gia công cho nhiều mặt hàng khác nhau và mỗi mặt hàng thì lại được sản xuất từ nhiều loại vải khác nhau. Việc sản xuất căn cứ chủ yếu vào định mức nguyên vật liệu đã được thỏa thuận trong hợp đồng trước đó. Tuy nhiên để sản xuất đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và tiết kiệm được nhiều nguyên vật liệu nhất thì công ty áp dụng phương pháp hạch toán theo bàn cắt trên “Phiếu theo dõi bàn cắt” (Biểu số 02) để theo dõi chính xác số lượng vải tiêu hao thực tế cho mỗi mã và số lượng thừa thiếu so với hạch toán bàn cắt.
Biểu số 02
PHIẾU THEO DÕI BÀN CẮT Ngày 01 tháng 12 năm 2007
Mã hàng: J1KQE6Q Loại vải: cotton Màu: White
Ngày Số cây Khối lượng ( kg) Chiều dài mẫu Số lá
Nguyên vật liệu tiêu hao Đối chiếu thực tế Cây số Số m Số lá Đầu tấm 01/12 03 203 4,12 84 15 75,6 18 0,25 0,1 18 92,5 23 2,1 - 0,2 21 92,5 23 2,2 - 0,15 Công nhân (Ký, họ tên)
Kiểm tra kỹ thuật (Ký, họ tên)
Phụ trách phân xưởng (Ký, họ tên)
Theo biểu theo dõi bàn cắt của mã hàng J1KQE6Q ngày 01/12/2007 phân xưởng cắt đã nhận được 351,2 m vải để sản xuất áo polo nữ cộc tay mã
J1KQE6Q. Lượng vải được trải ra làm 84 lá, mỗi lá có chiều dài 4,12 m. Quá trình cắt vải được theo dõi bởi nhân viên thống kê. Sau đó nhân viên thống kê sẽ lập báo cáo phản ánh lượng bán thành phẩm mà phân xưởng cắt được là bao nhiêu, thực tế nguyên vật liệu tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm là bao nhiêu, và so sánh với định mức nguyên vật liệu mà khách hàng giao là thừa hay thiếu.
Theo mẫu phiếu theo dõi bàn cắt cho mã J1KQE6Q ở trên thì:
• Số vải trải được là : 84 * 4,12 = 346,08 (m)
• Số vải hao phí đầu : 0,25 + 2,1 + 2,2 = 4,55 (m)
• Tổng số vải tiêu hao thực tế: 346,08 + 4,55 = 350,63 (m)
• Số vải còn lại: 351,2 – 350,63 = 0,57 (m)
Giá trị vật liệu tiết kiệm được hạch toán vào thu nhập khác. Tuy nhiên trên thực tế số vải tiết kiệm được nhập về kho là những vải vụn thường không sử dụng được nữa.
- Hạch toán tập hợp chi phí vật liệu phụ trực tiếp:
Vật liệu phụ cùng với vật liệu chính thay đổi màu sắc, hình dáng của sản phẩm. Với sản phẩm may mặc thì vật liệu phụ không thể thiếu được, nó giúp tăng thêm giá trị của sản phẩm. Vật liệu phụ ở công ty bao gồm: cúc, chỉ, khóa, mác…Tại công ty TNHH Minh Trí thì vật liệu phụ phục vụ cho gia công hàng may mặc từ 2 nguồn: nguồn do khách hàng đặt gia công cung cấp và nguồn do Công ty đi mua ngoài theo yêu cầu của khách hàng. Việc xuất kho vật liệu phụ cho các phân xưởng căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất và định mức tiêu hao vật liệu phụ cho mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất.
Công tác tập hợp chi phí vật liệu phụ tại công ty được thực hiện như sau: Hàng tháng, kế toán nguyên vật liệu sẽ tập hợp chi phí vật liệu phụ phát sinh vào từng mã sản phẩm. Một số chi phí về vật liệu phụ có thể tập hợp trực tiếp (như chi phí về khóa, chỉ, thùng) cho các mã thì kế toán sẽ tiến hành tập hợp chi phí trực tiếp căn cứ vào các phiếu xuất kho trong tháng, còn một số vật liệu phụ khác như: kim, giấy, phụ tùng vật liệu phụ thì việc tập hợp riêng cho các mã là rất khó. Vì vậy kế toán sẽ tập hợp chung toàn bộ chi phí về vât liệu phụ đó cho cả quý. Cuối mỗi quý kế toán sẽ tiến hành phân bổ khoản chi phí trên vào từng mã hàng theo tiêu thức tiền lương.
Nếu vật liệu phụ do khách hàng đặt hàng cung cấp thì cũng tương tự như vật liệu chính. Công ty sẽ tiến hành vận chuyển số vật liệu phụ kèm theo đó về kho của công ty và kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng, không hạch toán về giá trị số nguyên vật liệu đó.
Còn nếu như khách hàng không cung cấp số vật liệu phụ hoặc cung cấp không đủ, để đảm bảo tiến độ sản xuất, Công ty sẽ phải mua thêm. Khi đó, kế toán sẽ theo dõi số vật liệu phụ cả về số lượng và giá trị.
Thông thường, các nghiệp vụ mua vật liệu phụ phục vụ sản xuất tại đơn vị diễn ra thường xuyên. Khi vật liệu mua về nhập kho thì kế toán sẽ ghi