GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ VÀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM.DOC (Trang 36 - 41)

ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.1. Mục tiêu và biện pháp khắc phục, kiểm soát lạm phát

Mục tiêu của tất cả các nước là muốn có một tỉ lệ lạm phát ổn địnhvà phù hợp. Muốn đạt được mục tiêu đó, Chính phủ phải có những chính sách phù hợp để có thể kiểm soát được lạm phát. Khi có lạm phát cao xảy ra, thoát khỏi vòng kiểm soát của Chính phủ thì Chính phủ phải có ngay các biện pháp tình thế để khắc phục tình trạng này, sau đó mới có thể áp dụng được những chính sách nhằm kiểm soát lạm phát mang tính chiến lược. Vì vậy, người ta chia các biện pháp khắc phục và kiểm soát lạm phát ra thành các biện pháp tình thế và các biện pháp chiến lược.

Các biện pháp tình thế:

Những biện pháp này được áp dụng mang tính cấp bách, với mục tiêu làm giảm bớt cơn sốt lạm phát, trên cơ sở đó sẽ áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài. Các biện pháp này thường được áp dụng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Một số các biện pháp được áp dụng như sau :

Một là, phải giảm lượng tiền trong nền kinh tế bằng biện pháp như ngừng phát hành tiền vào lưu thông. Biện pháp này còn được gọi là biện pháp đóng băng tiền tệ. Tỷ lệ lạm phát tăng cao, ngay lập tức ngân hàng trung ương phải dừng các biện pháp có thể đưa đến làm tăng cung ứng tiền như ngừng thực hiện các nghiệp vụ tái chiết khấu,chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, dừng việc mua vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trưòng tiền tệ, không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, áp dụng các biện pháp làm giảm cung ứng tiền trong nền kinh tế như : ngân hàng trung ương bán ra các chứng khoán ngắn hạn trên thị trưòng tiền tệ,

bán ngoại tệ và vay, phát hành các công cụ nợ của Chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế bù đắp cho bội chi ngân sách nhà nước, tăng lãi suất tiền gửi đặc biệt là lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư.

Các biện pháp này rất có hiệu lực vì trong một thời gian ngắn nó có thể giảm bớt được một khối lượng lớn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế quốc dân, do đó giảm được sức ép của giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trưòng. Hai là : Thi hành chính sách tài chính thắt chặt như tạm hoãn các khoản chi chưa cấn thiết trong nền kinh tế, cân đối lại ngân sách, cắt giảm chi tiêu đến mức có thể.

Ba là: Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch, giảm nhẹ thuế quan và các biện pháp cần thiết khác để thu hút hàng hóa từ ngoài vào,

Bốn là : Đi vay và xin viện trợ từ nước ngoài

Năm là : Cải cách tiền tệ. Đây là biện pháp cuói cùng phải thực hiện khi tỉ lệ lạm phát lên quá cao mà các biện pháp trên đây chưa mang lại hiệu quả mong muốn.

Các biện pháp chiến lược:

Đây là những biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tổng hợp các biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế lâu dài của đất nước, làm cơ sở cho ổn định tiền tệ một cách bền vững, từ đó chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát được lạm phát. Một số biện pháp chiến lược thường được áp dụng :

Một là : Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. Có thể nói đây là biện pháp chiến lược hàng đầu để kiểm soát lạm phát, duy trì sự ổn định tiền tệ trong nền kinh tế. Sản xuất trong nước ngày càng phát triển, quỹ hàng hóa được tạo ra sẽ càng ngày càng tăng về số lượng v đa dạng về chủng loại, tạo tiền đề vững chắc nhất ch sự ổn định tiền tệ. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa cho tiêu dùng

trong nước, Chính phủ cần phải chú trọng phát triển các ngành, các hoạt động thu ngoại tệ như xuất khẩu hàng hóa, phát triển ngành du lịch. . .

Hai là : Tiết kiệm chi tiêu của ngân sách nhà nước. Đồng thời, tăng cường công tác điều hành quản lý ngân sách nhà nước.

3.2. Một số biện pháp góp phần kiềm chế và kiểm soát lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam nền kinh tế Việt Nam

Trên đây là những biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát mang tính chung nhất đối với hầu hết các nước, Việt Nam cũng phải áp dụng những biện pháp đó để có thể kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Thực tế chúng ta đã áp dụng một số biện pháp trên để kiểm soát lạm phát trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, đối với nền kinh tế Việt Nam, chúng ta còn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để kiểm soát lạm phát :

Về chính sách tiền tệ : mục tiêu đầu tiên của chính sách tiền tệ lảôn định giá trị đồng nội trên cơ sở kiểm soát lạm phát. Cúng ta đều biết vấn đề quan trọng là kiểm soát lạm phát chứ không phải triệt tiêu nó ví tỉ lệ lạm phát vừa phải sẽ có những tác động tích cực lên nền kinh tế. Trách nhiệm này thuộc về NHNN, thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ của mình NHNH sẽ phải cố gắng điều tiết mức cung tiền cho hợp lý. Vì vậy vấn đề nâng cao trình độ của các nhà hoạch định chính sách cũng rất quan trọng.

Về chính sách tài khóa : đối với nước ta hiện nay thì vấn đề đặt ra là phải kiện toàn bộ máy nhà nước, cát giảm biên chế quản lý hành chính. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần to lớn vào việc cắt giảm chi tiêu thường xuyên của Chính phủ, trên cơ sở đó làm giảm bội chi ngân sách nhà nước.

Về vấn đề đầu tư : phải tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi để có thể thu hút được đầu tư trong và ngoài nước tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh do

KẾT LUẬN

Như vậy, qua các phần đề án được trình bày trên đây, tôi đã trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề lạm phát và việc kiểm soát lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam. Qua đó, phần nào đã phản ánh được những vấn đề cơ bản nhất của lạm phát, giúp chúng ta có thể hiểu một cách tương đối về lạm phát, đồng thời, đề án cũng đã phản ánh được tương đối đày đủ về vấn đề lạm phát ở Việt Nam. Trong đề án của mình, tôi viết theo một thứ tự có chủ ý nhằm giúp cho vấn đề mà mình đưa ra có tính logic : Chương I, tôi trình bày những lý thuyết cơ bản về lạm phát, khái niệm, bản chất của lạm phát, nguyên nhân của lạm phát, các tác động của lạm phát. Từ cơ sở lý thuyết đã trình bày ở Chương I, Chương II tôi trình bày thực trạng lạm phát và kiểm soát lạm phát ở nước ta, tôi dựa vào những lý thuyết trong Chương I để phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát trong từng thời kỳ, các chính sách của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát tương ứng với từng thời kỳ đó. Sau khi đã trình bày các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn trong Chương I và Chương II, trong Chương III tôi trình bày Phương hướng và biện pháp chung để kiểm soát và khắc phục lạm phát, đồng thời cũng đưa ra một số biện pháp góp phần kiểm soát lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam theo những hiểu biết của mình.

Mặc dù, đã rất cố gắng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến lạm phát để viết đề án này, song với trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế của một sinh viên nên đề án này chưa thực sự phản ánh hết được các vấn đề liên quan đến lạm phát. Mặt khác, với khuôn khổ của một đề án chỉ hơn 20 trang, tôi cũng không có điều kiện trình bày một cách sâu hơn về vấn đề này. ổn định và kiểm soát lạm phát là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế bền vững,vì vậy, tôi hi vọng lần sau nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, tôi sẽ trình bày đày đủ và rõ ràng hơn.

Một lần nữa, tôi xin cám ơn Thạc sỹ Nguyễn Thị Minh Huệ đã hướng dẫn tôi viết đề án này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM.DOC (Trang 36 - 41)