Mặc dù, nhìn một cách tổng thể trong thời gian vừa qua chúng ta đã có thể kiềm chế và từng bước kiểm soát lạm phát, nhưng bên cạnh đó các chính sách của chúng ta vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định.
Trong giai đoạn 1986-1993 chúng ta đã thực thi các chính sách tiền tệ và chính sách tài chính một cách có hiệu quả, song, chúng ta cũng phải thừa nhận là sau đó chúng ta đã không thực hiện các chính sách đó một cách thận trọng và phù hợp với tình hình mới. Và hậu quả lạm phát lại bùng nổ trở lại vào năm 1994.
Trong giai đoạn 1999-2001, việc thực hiện biện pháp kích cầu đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, xu hướng phát triển là tích cực, song chưa thực sự vững chắc, nền kinh tế còn bộc lộ nhiều tồn tại và yếu kém: đà sút giảm kinh tế đã chặn lại được, nhịp tăng lên khá nhưng vẫn còn thấp hơn mqcs tăng trưởng bình quân trong 10 năm qua; mức thu nhập và tiêu dùng của dân cư còn thấp, chưa đủ tạo sức bật mới chõ và phát triển thị trưòng ; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện hơn nhưng chưa được lành mạnh một cách thực sự; lãi suất tiền gửi giảm song tiền gửi vẫn tăng, người dân vẫn không muốn tăng tiêu dùng và đầu tư, kích cầu tiêu dùng đạt kết quả còn hạn chế.
Một số nguyên nhân của những hạn chế trên : trước hết đó là do bộ máy quản lý còn kém hiệu quả; vai trò điều tiết của nhà nước còn nhiều hạn chế: chưa cung cấp những thông tin cần thiết về diễn biến cung cầu trên thị trưòng nội địa và quốc tế, dẫn đén sản xuất nhiều khi còn tự phát, không gắn với thị trưòng. các biện pháp nới lỏng tiền tệ kích cầu diễn ra trong thời kỳ đang chiếm lĩnh kỷ cương lành mạnh hóa các NHTM nên các NHTM tỏ ra thận trọng khi cho vay, người dân đa số có xu hướng tiết kiệm để chi tiêu vào việc gì đó chứ không phải nhằm mục đích đầu tư.