Có nhiều nhà nghiên cứu đã phân loại hàm ngôn và cơ bản thống nhất chia hàm ngôn thành hai loại: Tiền giả định và hàm ý.
1.Tiền giả định
(phần này chúng tôi dựa vào cách giải quyết của Nguyễn Đức Dân). 1.1. Lịch sử vấn đề.
Khái niệm Tiền giả định đƣợc các nhà Logich học nêu lên từ lâu (G.Frege. 1892). Mấy chục năm lại đây, ở các nƣớc Âu - Mỹ, nhiều công trình nghiên cứu tiền giả định và vận dụng nó vào địa hạt nghiên cứu ngữ nghĩa - cú pháp. Năm 1975, một số nhà ngôn ngữ học Việt nam đã vận dụng khái niệm tiền giả định để nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ, đặc biệt là lĩnh vực ngữ nghĩa - cú pháp.
Theo Frege, các điều kiện tiền giả định của một mệnh đề là các điều kiện cần để xác định đƣợc giá trị chân lý (đúng hoặc sai) của mệnh đề đó. (trong phép kéo theo A → B thì A là điều kiện đủ của B. Phép kéo theo này tƣơng ứng với B A , nghĩa là nếu không có B (= xảy ra không B) thì sẽ không có A, vì thế phép kéo theo A B thì B đƣợc gọi là điều kiện cần của A)
1.2. Định nghĩa Tiền giả định.
Có hai loại tiền giả định, tiền giả định ngữ nghĩa và tiền giả định ngữ dụng. a.Tiền giả định ngữ nghĩa.
a1.Định nghĩa ngữ nghĩa.
Quan hệ về giá trị chân lý giữa một câu A và tiền giả định B của nó nhƣ sau Dù A có giá trị đúng hay sai thì tiền giả định B của nó vẫn luôn có giá trị đúng. A → B
đ đ s đ
Theo lối phát biểu của Frege, Nguyễn Đức Dân đã định nghĩa: " Câu A có TGĐ là B, nếu giá trị đúng của B là điều kiện cần cho A có giá trị chân lý, đúng hoặc sai"(1).
Trang 27
Ví dụ 17: (a) Ba học giỏi
(b) " Ba học giỏi" là một câu đúng ngữ pháp. (c) " Ba học giỏi" là một câu khẳng định.
Qua ví dụ trên dù Ba có học giỏi hay không thì các câu 14b, c luôn luôn đúng. Nhƣng câu 17b, c không coi là TGĐ của câu 17a vì câu 17b, c thuộc về siêu ngôn ngữ.
a2. Định nghĩa logich.
B có giá trị đúng, dù A có giá trị đúng hay sai. Nhƣng khi B có giá trị sai thì A nhận giá trị trung hòa (zêrô hay rỗng) kí hiệu (#) lúc này ngƣời ta nói A vô nghĩa (theo logich đa trị).
A → B đ đ s đ # s
Ví dụ: The king of France is bald
( Ông Vua nước Pháp hói trán)
Câu trên đƣợc Russell phát biểu năm 1905, lúc này nƣớc Pháp không còn Vua. Theo Logich đa trị, câu này vô nghĩa, còn lôgich hai trị thì câu này sai và câu phủ định của nó mơ hồ.
a3. Định nghĩa của Keenan: Một câu hỏi Q sẽ có một tiền giả định logich là một câu tƣờng thuật B, nếu A (câu trả lời chân thực của Q) có một tiền giả định là B.
a4. Các định nghĩa khác của Martin (1976). Hausser (1976). b. Tiền giả định ngữ dụng.
b1. Tính chuẩn xác của một câu.
Một câu nói ngoài giá trị chân lý đúng hay sai còn là tính chuẩn xác. Đó là tiêu chuẩn để phân biệt câu với câu nói: "Sự miêu tả ngữ nghĩa một câu sẽ cho ta nghĩa của nó, còn sự miêu tả ngữ nghĩa của câu nói sẽ cho ta ý nghĩa của câu đó. Nghĩa của một câu đƣợc xác định qua hệ thống ngôn ngữ nhƣng ý nghĩa của một câu còn đƣợc xác định thông qua các chỉ dẫn ngữ dụng của câu đó"(1).
So sánh hai đoạn văn sau đây:
(18) "Chửi, Kêu, Đấm, Đá, Thụi, Bịch, cẳng chân, cẳng tay” (NCH)
(19) "Vẫn chửi. Vẫn kêu. Vẫn đấm. Vẫn đá. Vẫn thụi. Vẫn bịch. Vẫn cẳng chân. Vẫn cẳng tay..." (NCH)
Giá trị chân lý của các câu (18),(19) hoàn toàn giống nhau vì chúng đều miêu tả một loạt hành động, nhƣng giữa chúng có sự khác nhau về ý nghĩa sử dụng. Yếu tố để tạo nên sự khác nhau giữa chúng là do các câu 19 có sử dụng từ "Vẫn".
Trang 28 - yếu tố chỉ dẫn ngữ dụng. Từ "vẫn" đƣợc dùng để xác định những hành động này là sự tiếp tục của những hành động liên tiếp trƣớc đó. Các câu 19 chỉ chuẩn xác khi thỏa mãn điều kiện trƣớc đó có hàng loạt hành động tƣơng tự. Nếu không có điều kiện đó thì các câu 19 không chuẩn xác. Nhƣ vậy, mỗi câu nói ngoài giá trị chân lý đúng hoặc sai còn có giá trị chuẩn xác ( hợp hoặc không hợp).
b2. Tiền giả định ngữ dụng.
A có một tiền giả định là B khi A là một phát ngôn đƣợc chấp nhận thì ngƣời nói giả định rằng B và tin rằng ngƣời nghe cũng nghĩ là B.
Quan sát cuộc đối thoại của A và B sau đây. (20) A (hỏi): Anh tiếp tục hút thuốc à ? (21) B đáp (một trong các câu sau) (a) Vâng
(b) Trƣớc kia thì có,nhƣng bây giờ tiền đâu mà hút.Thuốc này mua cho Bố tôi. (c) Đây là lần đầu tiên tôi hút.
(d) Chƣa bao giờ tôi hút cả. Thuốc này mua cho Bố tôi. Câu 20 có TGĐ: "Trƣớc kia anh ta đã hút (nghiện) thuốc lá".
Câu 21a, b ngƣời đáp xác nhận TGĐ của câu 20 là đúng, nghĩa là câu hỏi 20 nêu ra là chuẩn xác (hợp)
Câu 21c, d ngƣời đáp cho rằng TGĐ nêu ra ở câu 20 là sai, nghĩa là câu hỏi 20 nêu ra không chuẩn xác (không thích hợp).
Nhƣ vậy, theo quan điểm của B (ngƣời đáp) thì: 21a: Câu hỏi 20 là đúng và chuẩn (hợp)
21b: Câu hỏi 20 là sai và chuẩn (hợp)
21c: Câu 20 là đúng và không chuẩn (không hợp) 21d: câu hỏi 20 là sai và không chuẩn (không hợp)
b3.Tiền giả định ngữ dụng đƣợc coi là đúng ở thời điểm phát ngôn. Nghĩa là giá trị chân lý chỉ đƣợc xác định trong một thời điểm nhất định.
Đọc truyện ngắn " Hé! Hé ! Hé!" của Nguyễn Công Hoan về việc mua bán thóc giữa bà Chánh Tiền với bà cụ lớn Tuần.
22. Lạy cụ lớn, cũng còn độ hơn nghìn bạc, chứ chả mấy ạ 23. Thật đấy, cho tôi đong một nghìn nhé...
(Nhƣng mà này, chị Chánh ạ, tôi nhận đong của bà chị một nghìn đồng bạc thóc, nhƣng tôi hãy cứ gửi bà chị ở nhà đây.)
Ba tháng sau thóc lúa giá cao lên vùn vụt bỗng bà Chánh Tiền nhận đƣợc bức thƣ có đoạn:
Trang 29 24... nhƣng tôi chỉ lấy tròn nghìn rƣởi mà thôi... vậy chỗ một nghìn, tôi xin nộp lại bà chị, còn năm trăm lãi thì... đƣa cho tôi
Nghe xong thƣ, bà Chánh Tiền nhăn nhó, rồi thở dài mãi. Lý do bà Chánh Tiền nhăn nhó vì bị mất trắng năm trăm đồng do mƣu mẹo xảo quyệt - lợi dụng thời điểm phát ngôn để ăn không tiền ngƣời khác của bà cụ lớn Tuần.
Ví dụ trên đây đã chỉ rõ ràng TGĐ ngữ dụng chỉ đúng ở thời điểm phát ngôn. Nếu thời điểm phát ngôn thay đổi thì TGĐ ngữ dụng cũng có thể thay đổi.
b 4.Tiền giả định ngữ dụng còn đƣợc xác đinh qua ngữ cảnh (O.Ducrot -1972, Ch. Baylon, P.Farbre, C.J.Fillmore và một số tác giả khác đã nghiên cứu vấn đề này). Thông qua ngữ cảnh hoặc từ các tình huống giao tiếp cụ thể có thể nhận nhiều tiền giả định khác nhau, nhƣ TGĐ tồn tại, TGĐ giao tiếp, TGĐ từ vựng và TGĐ thông báo qui chiếu (phân tích ví dụ: "Ông Vua nƣớc Pháp hói trán" để chứng minh). G.V. Kolohanskif 1980 đã mở rộng hơn khái niệm TGĐ. Nhƣ vậy, theo quan niệm của các nhà nghiên cứu trên đây, khái niệm TGĐ quá rộng, khá tùy tiện, hầu nhƣ mọi hàm ý đều trở thành TGĐ ngữ dụng. Điều này đòi hỏi khi xác định TGĐ ngữ dụng phải luôn luôn gắn liền với các tình huống giao tiếp cụ thể.
1.4. Phân loại tiền giả định.
Do có quan niệm không giống nhau và có những cách định nghĩa khác nhau dẫn đến cách phân loại TGĐ khác nhau (xem cách phân loại của R. Zuber 1972, R. Martin 1976, Hoàng Phê 1975, Pocheptsop 1977...). Tuy nhiên giữa các tác giả đó cũng có nhiều điểm gặp nhau. Chúng tôi cho rằng cách phân loại sau đây là hợp lý.
a. Tiền giả định tồn tại và tiền giả định không tồn tại.
(25) Kepler đã chết trong cảnh nghèo khổ.
TGĐ của câu 25: Tồn tại một ngƣời tên là Kepler. (26) " Tôi muốn mợ vui vẻ mà đi" (NCH)
Câu 26 có hai tiền giả định: Tiền giả định tồn tại: Có hai ngƣời (Tôi và mợ) - đại từ xứng hô và tiền giả định không tồn tại: Ngƣời chồng mong muốn ngƣời vợ phải vui vẻ ra đi.
Lƣu ý những động từ hay tạo nên TGĐ không tồn tại: đề nghị, mong muốn, hứa, hẹn, ao ƣớc...
b. Tiền giả định từ vựng. Ý nghĩa và chức năng của từ qui định điều kiện sử dụng chúng nói cách khác TGĐ đƣợc xác định thông qua từ. Ví dụ: (2) " Cụ Chánh Bá mất đôi giày". Từ "mất" đã cho biết câu 27 có TGĐ "Cụ Chánh Bá có đôi giày".
Trang 30 Lƣu ý: Những động từ hay gây ra TGĐ từ vựng: đồng ý, ngại, hy vọng, mất... Căn cứ vào ý nghĩa của từ, chúng ta có hai kiểu TGĐ từ vựng.(1)
- TGĐ đại cƣơng: nói về những điều thuộc về các nét nghĩa đại cƣơng trong vốn từ Tiếng Việt nhƣ: Sinh vật, vô sinh, ngƣời, đực, cái, trẻ, già...
- TGĐ đặc thù: Đòi hỏi sự bình luận về các từ đƣợc nhắc tới. Sự phân biệt hai kiểu từ vựng nhƣ trên cho phép ta phân biệt đƣợc sự thiếu từ một cách hệ thống với sự thiếu từ ngẫu nhiên của một ngôn ngữ khi so sánh với ngôn ngữ khác
Căn cứ vào chức năng từ loại, có thể chia thành tiền giả định thực từ và tiền giả định hƣ từ.(2)
c.Tiền giả định phi từ vựng là do tổ chức của phát ngôn diễn đạt, không gắn với ý nghĩa hoặc chức năng của từ. Thay đổi tổ chức cú pháp của phát ngôn thì TGĐ của phát ngôn sẽ thay đổi.
(28) "... Anh cu coi nhẹ nghĩa vợ chồng, tình cha con"(NCH).
TGĐ của câu 28 là "anh cu đã có vợ, có con”. Nếu thay đổi phát ngôn 28 thành "Nghĩa vợ chồng, tình cha con sâu nặng", thì TGĐ của câu 28 không còn nữa.
d. Tiền giả định trong quan hệ với tiêu điểm.
Khái niệm tiêu điểm đƣợc hiểu: "Trong một câu khi điểm nhấn rơi vào từ nào thì trọng tâm thông báo sẽ rơi vào từ đó. Điểm nhấn mạnh này trở thành tiêu điểm của câu đã cho. Một khi tiêu điểm mang trọng tâm thông báo của câu thì phần còn lại của nó không trở thành thông báo chủ yếu nữa và vì thế nó trở thành TGĐ của câu ấy"(3).
29a. "Ai đã mua quyển sách này ở Huế"
29b. "Ba đã mua quyển sách này ở Huế" → lƣợng thông tin mới là "Ba" 30a. "Ba đã mua cái gì ở Huế".
30b. "Có ai đó đã mua quyển sách này ở Huế" là TGĐ của (29b) 3la."Ba đã mua quyển sách này ở đâu?"
31b. Ba đã mua một cái gì đó ở Huế" → lƣợng tin mới và trở thành tiêu điểm của (29b) lại là "quyển sách". Nhƣ vậy (31b) là TGĐ của câu (2%)
32a." Ba đã mua quyển sách này ở đâu đó"
32b." Ba đã mua một cái gì đó ở Huế" → lƣợng tin mới và trở thành tiêu điểm của (29b) lại là "quyển sách" (32b) là TGĐ của câu (29b).(4)
(1) Xem Nguyễn Đức Dân [19], tr. 79-82
(2)
Xem Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán [12],tr. 360 - 363
(3) Nguyễn Đức Dân [19], tr. 85
Trang 31
2. Hàm ý
Khái niệm hàm ý đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Việc phân loại hàm ý còn có những điểm chƣa thống nhất giữa các nhà nghiên cứu nhƣng nhìn chung cách phân loại của Grice đã đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận. Grice đã chia hàm ý thành hai loại: hàm ý ngôn ngữ (hàm ý qui ƣớc) và hàm ý hội thoại.
2.1/ Hàm ý ngôn ngữ ( hàm ý qui ước ).
Hàm ý ngôn ngữ là những ý nghĩa hàm ẩn đƣợc diễn đạt bởi các tín hiệu thuộc các cấu trúc hình thức của ngôn ngữ. Ngƣời nghe để nắm bắt đƣợc chúng phải suy ý từ ý nghĩa của các phƣơng tiện ngôn ngữ. Có nhiều phƣơng tiện ngôn ngữ tạo ra hàm ý, nghĩa là cứ dùng phƣơng tiện ngôn ngữ nhất định sẽ tạo ra một hàm ý nhất định.
Chẳng hạn, trong cấu trúc "A nhƣng B" thì từ A có khuynh hƣớng rút ra kết luận K. Tuy nhiên sẽ không có kết luận ấy vì B cũng đúng mà từ B làm ta có khuynh hƣớng rút ra kết luận ngƣợc lại L "Không K". Cả hai câu này ngƣời nói có hàm ý chấp nhận khuynh hƣớng toàn cục sẽ đƣợc rút ra theo khuynh hƣớng kết luận của B .
33. Ngôi nhà này xa quá nhƣng có vƣờn → chấp nhận ngôi nhà
34. Ngôi nhà này có vƣờn nhƣng xa quá. → không chấp nhận ngôi nhà.
Về các phép so sánh tƣơng đƣơng giữa 2 yếu tố A và B, có 2 phép so sánh mang hàm ý:
I- A không kém gì B → có hàm ý đánh giá cao A II- A không hơn gì B → có hàm ý nhằm đánh giá thấp A
Nhƣ vậy để tạo ra các hàm ý ngôn ngữ sẽ có những cơ chế ngôn ngữ nhất định. Cơ chế đó là: lúc đầu dùng lối nói xác định gắn liền với một cảnh huống nhất định dần dần nó độc lập với cảnh huống giao tiếp và trở thành một cơ chế ngôn ngữ để biểu thị một hàm ý ngôn ngữ.
2.2. Hàm hội thoại.
Hàm ý hội thoại không gợi ra do các yếu tố qui ƣớc mà đƣợc xây dựng trên nguyên tắc cộng tác hội thoại. Theo Grice, ý nghĩa hàm ý hội thoại xuất hiện để đảm bảo tính cộng tác hội thoại ở độ sâu mặc dù các chỉ dẫn bể mặt có vẻ đi ngƣợc lại với phƣơng châm này.
Grice chia hàm ý hội thoại thành 2 kiểu: hàm ý khái quát (hàm ý chuẩn) và hàm ý đặc thù.
Trang 32 a. Hàm ý hội thoại khái quát.
Cuộc hội thoại đƣợc xây dựng trên cơ sở nguyên lý cộng tác hội thoại. Nguyên lý chung này đƣợc thể hiện ở 4 phƣơng châm:
- Phƣơng châm về lƣợng: Đóng góp những thông tin cần, không thừa và cũng không thiếu. Ví dụ:
35. Anh ta có hai ngƣời con.
Hàm ý: Anh ta có và chỉ có hai ngƣời con. Về phƣơng châm lƣợng, nói nhƣ (35) là đủ.
- Phƣơng châm về chất: Đóng góp những gì xác thực, không nói điều sai hoặc chứng cứ không đầy đủ.
36. "Kìa, tôi tƣởng mợ sắm sửa xong rồi. Dậy đi, mau !
"Tôi nhức đầu quá, mà cơm cúng ở nhà cũng chƣa sắm sửa đƣợc gì cả." (NCH)
Câu trả lời của vợ về yêu cầu của chồng có vi phạm về lƣợng nhƣng đảm bảo phƣơng châm về chất nên đã nêu đƣợc thông tin cần thiết là từ chối không đi.
- Phƣơng châm về quan hệ: Nói những điều có liên quan, không nói lạc đề. 37. Đƣa tôi quyển sách.
Hàm ý: Đƣa tôi quyển sách ngay bây giờ (lúc nói)
nói nhƣ (37) là đủ vì ngƣời nghe họ hiểu "phải đƣa ngay" chứ không phải đƣa lúc khác.
- Phƣơng châm tình thái (nói về cách thức thông báo): nói rõ ràng, rành mạch 38. Đóng cửa lại !
Hàm ý: yêu cầu đóng cửa ngay nên ngƣời nghe đã hành động đi đến cửa vặn khóa đóng cửa lại.
Đặc điểm của hàm ý hội thoại khái quát là:
+ Khi tạo ra các ý nghĩa hàm ý này, ngƣời nói vẫn tôn trọng phƣơng châm và các nguyên tắc cộng tác hội thoại.
+ Chúng không bị chi phối bởi hoàn cảnh giao tiếp. Ngƣời nói dựa vào khả năng mở rộng ý nghĩa của ngƣời nghe mà đƣa chúng vào phát ngôn của mình.
b. Hàm ý hội thoại đặc thù. Đây là loại hàm ý, theo Grice, do ngƣời nói cố tình "xúc phạm" đến một hoặc một số phƣơng châm cộng tác hội thoại, buộc ngƣời nghe phải vận dụng thao tác suy ý một cách căng thẳng để đạt đƣợc một ý nghĩa nào đó. Với những ý nghĩa đƣợc suy ra này, ngƣời nói mới đƣợc xem là vẫn tôn trọng phƣơng châm cộng tác .Những hàm ẩn hội thoại đặc thù là cơ sở của một số "biện pháp tu từ".
Trang 33 - Thƣa cụ, tôi hỏi thế này khí không phải, cụ có phải là cụ sinh ra ông chủ tôi không ạ?
- Không phải, con vú già đây!
... Ngƣời khách vội vàng hỏi ngay ngƣời vú: - Kia có phải là bà chủ không?
- Không phải, đấy là mẹ đấy ! "(Nguyễn Công Hoan)
Trong cuộc đối thoại trên bà cụ đã vi phạm nguyên tắc về lƣợng nhƣng tôn trọng nguyên tắc về chất 44 Ngƣời mẹ bị con đối xử chẳng khác gì một vú già ".