Hàm ý hội thoại trong ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan

Một phần của tài liệu vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ nguyễn công hoan (Trang 97)

1. Sự vi phạm các phương châm hội thoại để tạo ra Hàm ý

Trong tập truyện ngắn "Ngựa ngƣời và Ngƣời ngựa", chúng tôi khảo sát đƣợc 37 lƣợt lời trao đi, đổi lại kế tiếp nhau trong một cuộc thoại, cố ý vi phạm các phƣơng châm hội thoai để tạo ra Hàm ý.

l.l. Vi phạm phương châm về lượng.

184. A: Lạy cụ lớn, tiện sĩ tài hèn sức yếu,biết có làm đƣợc không.

B: Anh nói thì cái tài Anh, đức anh ta đã biết hết rồi. Con ta mƣời phần không đậu đƣợc một.

Cuộc thoại trên đây, A bộc lộ rõ nỗi băn khoăn của mình về khả năng thực hiện lời đề nghị của ngƣời đối thoại (B) và B cũng biết đƣợc điều đó nên đã đáp lại bằng câu: "Anh nói thì cái tài Anh, đức anh ta đã biết hết cả rồi" để tôn trọng phƣơng châm cộng tác hội thoai. Đáng lẽ A dừng lại đó là đủ , nhƣng ở đây B lại nói tiếp một câu thừa có phần xa đề "Con ta mƣời phần không đậu đƣợc một". Rõ ràng ở đây B đã cố tình vi phạm nguyên tắc về lƣợng nhằm Hàm ý khẳng định A có khả năng thực hiện lời đề nghị của B, đồng thời buộc A phải chấp nhận lời đề nghị của mình mà không có cớ gì để từ chối nữa.

185. A: Thế nào ngài cho con một chân thƣ lại vị nhập lƣu, hay cái bằng cấp đầu xứ?

B: To hơn nhiều.

Trong ví dụ 185, A nêu một câu hỏi lựa chọn có xác định (X hay Y), B nghe rất rõ câu hỏi đó nhƣng không trả lời vào trọng tâm câu hỏi của A mà chỉ trả lời một cách bâng quơ "to hơn nhiều". Rõ ràng B đã vi phạm nguyên tắc về lƣợng vì Anh biết chuyện anh vừa gặp quan lớn không dính dáng gì đến nội dung

Trang 95 mà câu hỏi đã hạn định, hơn nữa B biết đây là một công việc mờ ám không thể nói ra đƣợc. Qua cách trả lời của B, cụ Cử đã biết đƣợc cuộc gặp mờ ám vừa rồi của cậu học trò với quan lớn nên đã lái cuộc thoại phát triển sang hƣớng khác. Nhƣ vậy cách trả lời của B hết sức không ngoan, ai hiểu sao cũng đƣợc.

186 A: Thế nào ? Anh có định ban nhƣ thế không mà gọi ? B: Thôi lạy ông, ông thƣơng phận nào, con nhờ phận ấy.

Cuộc thoại trên đây, B đã vi phạm nguyên tắc về lƣợng vì không trả lời trực tiếp (đồng ý hoặc không đồng ý) yêu cầu câu hỏi của A nêu lên mà chỉ trả lời chung chung, xa đề nhằm Hàm ý: Xin ông trả thêm cho nếu đƣợc, bằng không cũng đành chấp nhận bán rẻ.

Tƣơng tự có ví dụ 187 sau đây:

187. A: Kìa, tôi tƣởng mợ sắm sửa xong rồi. Dậy đi, mau!

B: Tôi nhức đầu quá, mà cơm cúng ở nhà cũng chƣa sắm sửa đƣợc gì cả. Ở cuộc thoại này, B không đáp lại trực tiếp câu hỏi của A là "Không đi" mà lại nêu lí do dài dòng nào là "nhức đầu", nào là "chƣa làm cơm cúng". Rõ ràng B đã cố tình vi phạm nguyên tắc về lƣợng nhằm Hàm ý từ chối khéo léo yêu cầu của A "Tôi không đi làm việc đó đâu".

Loại câu vi phạm nguyên tắc về lƣợng trong hội thoai nhằm tạo ra Hàm ý đƣợc Nguyễn Công Hoan sử dụng khá nhiều. Qua khảo sát, chúng tôi đã bắt gặp 22 cặp thoại có loại câu nhƣ vậy.

1.2. Vi phạm phương châm về chất.

Loại này, chúng tôi chỉ tìm thấy 1 cặp thoại là

188 A: Thƣa cụ, tôi hỏi thế này khí không phải, cụ có phải là cụ sinh ra ông chủ tôi không ạ ?

B: Không phải, con vú già đây !

Trong cuộc thoại trên, B biết rằng chính mình là mẹ của ông chủ nhƣng lại trả lời là "vú già đây". Đây là một sự cố ý vi phạm về chất nhằm hàm ý phê phán ngƣời con bất hiếu đã đối xử một cách phủ phàng ngƣời mẹ sinh ra mình.

1.3. Vi phạm phương châm về mối quan hệ.

189. A: Ngƣời quen bà ở phố nào? B: Anh cứ kéo đi.

Ở đây B không từ chối cuộc thoại nhƣng không trả lời câu hỏi của A nếu ra, mà chỉ đáp lại một câu không dính dáng đến câu hỏi của A. Rõ ràng A đã vi phạm phƣơng châm về quan hệ. Bởi vì, B không hiểu sai hoặc nghe nhầm câu hỏi của A, mà chính là B cố tình tránh trả lời câu hỏi, qua đó A suy ra đƣợc Hàm ý: B

Trang 96 đang thực hiện một công việc "đặc biệt" không thể nói ra đƣợc, mình không nên tò mò làm gì.

190. A: Nó lấy gì của bà.

B: Các ông đƣa... nó lên...cẩm... hộ... tôi !

Ngƣời trả lời (B) đã tuân thủ phƣơng châm cộng tác hội thoai, nhƣng câu trả lời của B đã vi phạm phƣơng châm về quan hệ, vì câu trả lời "các ông đƣa nó lên cẩm hộ tôi!" không dính dáng gì đến vấn đề mà A hỏi. Nhƣng qua đó, ngƣời đối thoại cũng hiểu đƣợc rằng: kẻ bị bắt là ngƣời có tội, chính nó là kẻ ăn cắp, vì vậy tôi đề nghị mọi ngƣời đƣa nó lên cẩm để giải quyết.

191. A: Hôm qua, nhật trình đăng Tàu, Nhật đánh nhau thế nào ?

B: Cái giấy tôi đánh máy dở, loong toong có để ở bàn bên ấy không?

Đọc qua tƣởng rằng B đã không tham gia cuộc thoại, nhƣng xét kỹ thì rõ ràng B vẫn tôn trọng phƣơng châm cộng tác hội thoại, vì vậy B đã không im lặng hoặc từ chối một cách tƣờng minh: "Anh đừng hỏi,tôi không nói đâu". Trên thực tế B vẫn quan tâm đến câu hỏi của A, nhƣng cố tình vi phạm phƣơng châm quan hệ bằng cách đánh trống lảng: "Cái giấy tôi đánh máy dở, loong toong có để bàn bên ấy không?" nhằm mục đích phản đối trò "ăn cắp" thời gian của A khi Sếp vắng mặt và A biết rõ điều đó nên đã phản ứng bằng câu "Thôi đốt cái chăm chỉ của anh đi".

Tƣơng tự còn có các cặp thoại 192 A: Mày có đi không ?

B: Đây, cậu cứ đánh chết tôi đi 193 A: Bọn mày mấy đứa ?

B: Đau lắm, tôi làm gì mà đánh tôi ?

Đều là những cuộc thoại vi phạm phƣơng châm về quan hệ nhằm Hàm ý: "Từ chối yêu cầu của ngƣời đối thoại (192) và phản đối việc làm sai trái của A và khẳng định mình là ngƣời vô tội (193)

1.4.Vi phạm phương châm tình thái.

194. A: Lạy cụ lớn, ngài dạy quá lời, con nhiều khi đƣợc trộm xem văn của công tử thì tài con thực đại bất cập.

B: Anh lạ gì các cậu con quan, học hành gì chúng nó, chỉ sẵn của bố mẹ đấy, ăn cắp đi mà sắm ăn sắm mặc, chơi dại chơi càn. Bố mẹ có muốn cho con khá mới bắt đi học, lƣời biếng phải mắng chửi, chơi bời phải cấm chấp [...]. Phen này tôi quyết tuyết sỉ mà lập một kế, cái kế ấy, phải cần đến anh, vậy anh chớ từ nan.

Trong cuộc thoại trên đây, B đã không đáp lại ngay lời đối thoại của A, mà đã kể lể dài dòng, viễn dẫn từ xa đến gần, sau đó mới nói rõ ý đồ của mình " phải cần đến anh, vậy anh chớ tò nan". Rõ ràng B đã cố ý vi phạm về phƣơng

Trang 97 châm tình thái nhằm mục đích tạo cơ sở có tính thuyết phục, đồng thời buộc A chấp nhận đề nghị của B và chính A cũng hiểu đƣợc điều đó.

Tƣơng tự có cuộc thoại 195

195. A: Lạy bà, con ăn mày bà một bát.

B: Ba mƣơi sáu cái nõn nƣờng! mỗi bát mấy đồng xu của ngƣời ta đấy ! Thôi đi! Dơ!.

Trong ví dụ trên nếu B tôn trọng nguyên tắc về lƣợng và tình thái thì chỉ cần trả lời "Thôi đi! Dơ" là đủ. Ngƣợc lại B đã nói một cách dài dòng, mơ hồ (Ba mƣơi sáu cái nõn nƣờng! mỗi bát mấy đồng xu của ngƣời ta đấy) trƣớc khi nói đến điều cần nói. Rõ ràng B đã cố tình vi phạm nguyên tắc về lƣợng và về tình thái. Qua cách nói của B, A phải hiểu rằng một bát phở ngƣời ta rất đáng giá, chỉ dành cho những ngƣời khách hàng có tiền sang trọng, không có chỗ cho những kẻ ăn mày, dơ bẩn.

Qua phân tích một số ví dụ trên đây, chúng ta nhận thấy rằng Hàm ý hội thoại chỉ có đƣợc khi ngƣời nói có ý thức, có tính toán trong việc sử dụng các phƣơng châm hội thoại nhằm tạo ra những vi phạm cố ý buộc ngƣời nghe phải suy nghĩ và tự rút ra Hàm ý mà ngƣời nói nhằm đạt tới trong cuộc hội thoại. Ý nghĩa hàm ẩn không đƣợc rút ra từ ý nghĩa tƣờng minh của lời thoại mà đƣợc rút ra thông qua quá trình suy luận, hiểu ngầm. Nói nhƣ Paul Grice, ý nghĩa hàm ẩn trái ngƣợc với chỉ dẫn trên bề mặt của phƣơng châm hội thoại.

2. Hàm ý phải được nảy sinh thông qua tình huống giao tiếp và tiền giả định của câu nói.

2.1. Hàm ý phải được nảy sinh thông qua tình huống giao tiếp

Có những câu nói nếu đặt trong tình huống này có thể không có Hàm ý, nhƣng đặt trongnhững tình huống khác thì lại nảy sinh Hàm ý. Vì lẽ đó trong quá trình giao tiếp chúng ta luôn luôn đặt lời nói vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để xác định ý nghĩa của lời nói một cách đầy đủ, chính xác. Ví dụ:

196 A: Bẩm, ban nãy con mới biết, vì cậu lính bảo con. B: Sao ? Nó nói chuyện gì, mà nó bảo anh những gì ?

Lời đáp của B là một loạt câu hỏi chất vấn A, bình thƣờng có thể không làm ngƣời đọc chú ý lắm, nhƣng trong tình huống là cuộc hội thoại giữa một bên là cậu học trò nhà quê và một bên là ông quan lớn đầu tỉnh, thì lời nói của B (ông quan lớn) lại có vấn đề. Qua thái độ ngạc nhiên và có phần hốt hoảng của B khi nghe A nói ra, ngƣời đọc có thể suy ra: B đang có một việc làm mờ ám và rất lo sợ việc làm đó bị bại lộ, và chính A đã đánh trúng vào chỗ đó.

197. Thôi, hết rồi, đi về !

Trang 98 Đặt câu 197 trong tình huống giao tiếp là các học trò đang đứng chờ kết quả kỳ thi thì ngƣời đọc sẽ nghĩ đến thái độ bi quan, chán chƣờng, tâm lý thất vọng của những anh khóa hỏng thi.

198 Hay là tôi trình lên cụ xem nhé ! Hiển ngôn là một lời đề nghị.

Nếu đặt trong tình huống giao tiếp: Nhà chủ rất sợ cụ Chánh Bá biết đôi giày của Cụ đã bị mất, thì câu 198 sẽ có Hàm ý là ngƣời nói đang hăm dọa nhà chủ là coi chừng làm sao đó để có đôi giày, nếu không tôi sẽ báo cho cụ Chánh Bá biết thì phiền phức lắm đấy.

2.2 Trong nhiều trƣờng hợp, tiền giả định là công cụ ngôn ngữ quan trọng để tạo ra Hàm ý hội thoại. Ví dụ:

199. Ấy, chính nó là giống Bleud' Auvergne đây, bác ạ.

Tiền giả định: giống chó Bleu d' Auvergne nổi tiếng, có nhiều tiền mới mua đƣợc. Hàm ý: Ngƣời nói câu 199 đang khoe với khách (ngƣời đối thoại) về con chó quí giá của mình.

200. Chúng tôi chẳng dám tin là bữa cơm thƣờng !

Câu 200 đƣợc phát ngôn trong ngữ cảnh: Trong nhà toàn là những vị khách quí hóa, bàn trải tấm khăn trắng muốt, cốc to, cốc nhỏ, chai lớn, chai con, bát sứ, đĩa Tây bày la liệt.

Tiền giả định: Bữa tiệc giỗ ông cụ cha đẻ của ông chủ đƣợc tổ chức linh đình và quan khách mời toàn những ngƣời danh giá.

Hiển ngôn: Câu 200 là một lời bác bỏ tiền giả định Hàm ý:

1. Đỡ lời ngƣời đối thoại nhằm Hàm ý cám ơn.

2. Chúng tôi lạ gì cái trò mƣợn giỗ kỵ bố anh để nhằm kiếm tiền hoặc mở rộng thanh thế

2.1. Làm Bố Chánh có vặn xỉ ra mà ăn!

Tiền giả định: Bố Chánh làm một quan chức to sau tuần phủ hay tổng đốc chuyên coi công việc thuế khóa tài chính ở tỉnh.

Hiển ngôn: là một câu bác bỏ.

Hàm ý: 1. Thà rằng là một ông quan huyện mà đục khoét đƣợc nhiều của cải của nhân dân, còn hơn là làm một ông quan to mà không có tiền.

2. Thái độ tự ti, mặt cảm và tự an ủi cho số phận của mình.

TÓM LẠI: Hàm ý hội thoại đƣợc suy ra không phải trực tiếp từ ý nghĩa tƣờng minh mà chủ yếu từ sự vi phạm cố ý các phƣơng châm hội thoại, các tình huống giao tiếp và các tiền giả định.

Trang 99

CHƢƠNG V: VAI TRÒ THỨ TỰ VÀ ĐIỂM NHẤN LIÊN QUAN ĐẾN HƢ TỪ ĐẶT TRƢỚC VÀ SAU TỪ "NHƢNG" ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG

NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN.

I-Sơ lược về hư từ

( X, 1.1. III Chƣơng I)

(Theo quan niệm truyền thống, hƣ từ không có ý nghĩa chân thực mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, nghĩa là chỉ có chức năng làm dấu hiệu của một quan hệ ngữ pháp nào đó. Theo tác giả Hồng Dân, "từ hƣ là những từ không có khả năng một mình tạo thành câu, không có khả năng một mình làm thành phần nêu hoặc thành phần báo trong phần chính của câu, đồng thời không có chức năng gọi tên (hoặc trỏ) sự vật, thuộc tính của sự vật, nhƣng lại có chức năng làm dấu hiệu của một quan hệ ngữ pháp nào đó, của một tình cảm hoặc một thái độ nào đó "(1)

.

Tác giả Đái Xuân Ninh, trong cuốn "Hoạt động của từ Tiếng Việt" có viết "Hình vị ngữ pháp. Loại này không có ý nghĩa chân thực, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, nên truyền thống gọi là "hƣ từ" hay "từ công cụ"(2).

Nhƣ vậy quan niệm ngữ pháp truyền thống đánh giá vai trò chức năng của hƣ từ chủ yếu thiên về mặt ngữ pháp còn về ngữ nghĩa hết sức mờ nhạt.

Theo quan niệm của ngữ nghĩa - ngữ dụng, hƣ từ có thể có nhiều ý nghĩa hoặc nhiều sắc thái nghĩa khác nhau. Chẳng hạn cùng mang nội dung đánh giá nhƣng giữa thực từ và hƣ từ có những biểu hiện khác nhau. Nếu thực từ là vị từ đánh giá thì nội dung đánh giá đƣợc gọi tên, đƣợc định danh một cách hiển ngôn, còn ý nghĩa đánh giá của hƣ từ lại không có những thuộc tính đó. Nội dung đánh giá của hƣ từ không đƣợc xác định một cách hiển ngôn mà nó đƣợc gợi ra nhƣ một sắc thái đánh giá.

Theo tác giả Nguyễn Đức Dân, "Từ hƣ có vai trò quan trọng trong sự hình thành nghĩa của câu, những nghĩa đó độc lập với thực từ. Chúng biểu hiện điều kiện dùng của câu, biểu hiện các hành vi ngôn ngữ, biểu hiện các hàm ý"(3).

(1)

Hồng Dân[13], tr. 65

(2) Đái Xuân Ninh [55], tr. 18

Trang 100 Tác giả Lê Đông cho rằng "Thuộc tính đánh giá của từ hƣ đƣợc thể hiện, đƣợc cụ thể hóa qua phẩm chất ngữ nghĩa, ngữ dụng của các thành phần mà nó dạng thức hóa và chế định trong cấu trúc... Nội dung đánh giá của từ hƣ tồn tại trong câu ở cấp độ ngầm ẩn và rõ ràng có tính chất dung hợp, phụ thuộc, ngoại biên so với các vị từ đánh giá"(1).

Từ các ý kiến về ý nghĩa của từ hƣ trên đây, chúng ta có nhận xét: nếu nhƣ ý nghĩa của thực từ là cụ thể thì ý nghĩa của từ hƣ mang tính khái quát, tính phạm trù và tính hàm ẩn. Chính nhờ có sự tham gia của từ hƣ mà các phát ngôn chứa đựng những nội dung hàm ẩn khác nhau. Ví dụ sau đây sẽ thể hiện rõ điều đó:

1. a. Xấu đấy, nhƣng hiền lành, chân thật. b. Xấu đấy, nhƣng cần cù, chịu khó. c. Xấu đấy, nhƣng nhanh nhẹn, hoạt bát. d. Xấu đấy, nhƣng thông minh, học giỏi.

Tƣơng ứng với mỗi câu trả lời nhƣ vậy, tuy tình huống cụ thể mà có một hàm ý nhất định. "Xấu đấy" có hàm ý chỉ mặt hạn chế của ngƣời con gái, phần đứng sau từ "NHƢNG" đã chỉ mặt ƣu điểm của ngƣời con gái. Từ "NHƢNG" đã biểu thị mối quan hệ độc lập với hàm ý trƣớc đó, đồng thời biểu thị thái độ, quan điểm đánh giá của ngƣời nói là chấp nhận

Một phần của tài liệu vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ nguyễn công hoan (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)