Kiến nghị với các cơ sở đào tạo nghề thư viện thông tin.

Một phần của tài liệu mô hình và giải pháp về đào tạo cán bộ thông tin thư viện ở việt nam trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại. (Trang 91 - 93)

3. Một số ý kiến đề xuất:

3.2 Kiến nghị với các cơ sở đào tạo nghề thư viện thông tin.

- Để tạo ra các sản phẩm năng động thích ứng điều kiện thực tế hiện nay và chuẩn bị cho xã hội thông tin hiện đại các cơ sở đào tạo cần mở rộng mục tiêu đào tạo. Không thể chỉ đặt hướng đích địa chỉ cửa sản phẩm đầu ra là các thư viện và cơ quan thông tin chuyên nghiệp mà cần chú ý đến thị trường rộng lớn là mọi cơ quan tổ chức có tổ chức hoạt động thư viện thông tin. Cần chú ý tới việc đào tạo ra các cán bộ có khả năng chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên ngành và bên cạnh đó có thể tham khảo thêm gợi ý của UNESCO về hướng đào tạo các cán bộ có khả năng làm việc liên thông cả ba lĩnh vực: thư viện, thông tin và lưu trữ.

- Về chương trình đào tạo: Các cơ sở đào tạo cần thường xuyên rà soát và xem xét lại để xây dựng được các chương trình đào tạo chuyên ngành thư viện thông tin phù hợp với các mục tiêu đặt ra, phù hợp với sự phát triển của đời sống kinh tế, khoa học, xã hội có khả năng hoà nhập với khu vực và quốc tế. Cần xây dựng chương trình theo định hướng công nghệ và dự trên công nghệ. Bên cạnh đó cần phải chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo ngoại ngữ cho các cử nhân thư viện thông tin.

- Về phương thức đào tạo cần bổ sung thêm các hình thức giảng dạy mới có sử dụng các phương tiện hiện đại để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Chú trọng thêm về việc rèn luyện các kĩ năng thực hành cho học sinh. Tăng cường thêm các buổi tham quan ngoại khoá giúp học sinh có hiệu biết đầy đủ và toàn diện hơn về thực tế nghề nghiệp.

- Để hỗ trợ cho việc giáng dạy và học tập của giáo viên và học sinh các cơ sở đào tạo cần có những định hướng và sự đầu tư nhất định cho việc xây dựng các thư viện thực hành theo đúng tính chất và yêu cầu của

- Để tạo điều kiện cho việc sử dụng các tài liệu chuyên ngành thông tin thư viện vào nhiều mục đích khác nhau, các cơ sở đào tạo cần sớm liên kết với các thư viện và trung tâm thông tin lớn để sao chụp, trao đổi và xây dựng một mục lục liên hợp các tài liệu nghiệp vụ.

- Các cơ sở đào tạo cần có kế hoạch nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thực tế của các cơ quan thông tin, thư viện để xây dựng được những định hướng đúng và bổ sung thêm trong công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin.

- Đối với các cán bộ thư viện thông tin đã tốt nghiệp từ nhiều năm trước, các cơ sở đào tạo nên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, bổ túc kiến thức mới. Việc đào tạo liên tục nghề thư viện thông tin cần được các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp xem xét lại một các nghiêm túc và đầy đủ hơn.

- Các cơ sở đào tạo đặc biệt là Trường đại học Văn hoá Hà Nội nên sớm tổ chức đào tạo văn bằng hai về thư viện thông tin cho những người đã có một bằng đại học ngành khác có nhu cầu làm việc tại cơ quan thư viện thông tin. Đây là một nhu cầu đặt ra trong thực tiễn cần được quan tâm.

- Các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện cần sớm mở ra các chương trình đào tạo tiến sĩ ngành thư viện thông tin học. Để tạo điều kiện cho việc trao đổi và hợp tác về nhiều bình diện các cơ sở đào tạo nghề thư viện thông tin ở Việt Nam có thể quan tâm hơn đến việc tổ chức một hội nghề nghiệp của những người làm công tác giáo dục đào tạo và cho xuất bản một tờ tạp chí hoặc tập san chuyên ngành về giáo dục đào tạo cán bộ thư viện thông tin riêng.

Một phần của tài liệu mô hình và giải pháp về đào tạo cán bộ thông tin thư viện ở việt nam trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại. (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w