Kiến nghị với các thư viện, cơ quan thông tin.

Một phần của tài liệu mô hình và giải pháp về đào tạo cán bộ thông tin thư viện ở việt nam trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại. (Trang 93 - 97)

3. Một số ý kiến đề xuất:

3.3Kiến nghị với các thư viện, cơ quan thông tin.

Để đào tạo ra đội ngũ những người làm công tác TVTT có chất lượng cao đòi hỏi các thư viện và cơ quan thông tin phải có những đóng góp nhất định về nhiều mặt:

- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo trong quá trình đào tạo cán bộ TVTT thông qua việc nhận sinh viên về thực tập, tạo điều kiện cho các giảng viên và sinh viên đến tham quan, học tập, nghiên cứu.

- Đặt ra các chính sách khuyến khích tiếp nhận các sinh viên đạt các thành tích cao trong học tập.

- Thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ công tác tại đơn vị mình bằng nhiều biện pháp khác nhau: cử cán bộ đi học tập, tổ chức các lớp bồi dưỡng đào tạo tại chỗ, tổ chức các cuộc tham quan, tạo điều kiện cho cán bộ của mình tham gia nghiên cứu khoa học và tham dự các cuộc hội thảo.

- Riêng đối với các thư viện đầu ngành, đứng đầu hệ thống và cơ quan thông tin lớn cần quan tâm đến việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho các thư viện thành viên thuộc hệ thống đó.

- Cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, các thư viện, cơ quan thông tin trên mọi bình diện.

KẾT LUẬN

Công tác đào tạo cán bộ TVTT đang đứng trước những vận hội và thử thách của xã hội thòng tin. Nền kinh tế tri thức của Internet và thư viện điện tử. Trong xã hội thông tin, thông tin và tri thức đã trở thành chiếc chìa khoá để phát triển kinh tế xã hội.

Bước vào thế kỷ XXI, cùng với nhân loại, Việt Nam đang sống trong một thời kỳ có nhiều biến động, công nghệ thông tin phát triển và thay đổi hàng ngày. Sự hình thành và phát triển của xu thế toàn cầu hoá, xu thế chuyển dịch sang nền kinh tế dựa trên tri thức, xu thế giao lưu văn hoá toàn cầu và xu thế đổi mới công nghệ thông tin với tốc độ cao đã và đang đặt ra cho các thư viện và cơ quan thông tin những thách thức mới, yêu cầu mới. Nội dung hoạt động mới của thư viện và các cơ quan thông tin đã gắn liền với sự xuất hiện các vật mang tin mới và việc sử dụng ngày càng sâu rộng công nghệ thông tin hiện đại. Nếu như vào đầu những năm 1990 Thư viện điện tử được coi là một hình ảnh của tương lai thì từ năm năm trở lại đây điều đó đã trở thành hiện thực. Nhiều thư viện điện tử và thư viện số đã được xây dựng ở các nước phát triển. Thư viện Quốc hội Mỹ đã tiến hành một chương trình thư viện số khổng lồ nhằm chuyển đổi vốn tư liệu in truyền thống sang nguồn tin điện tử linh hoạt và nếu công việc thực hiện đúng tiến độ kế hoạch thì trong thế kỷ XXI độc giả những người dùng tin khắp nơi trên thế giới sẽ có thể bật máy tính, tìm đến cơ sở dữ liệu và truy nhập tới kho tư liệu số hoá của Thư viện Quốc hội Mỹ. Ngoài ra, nhiều thư viện đại học ở Mỹ và các nước phát triển khác cũng đang tìm cách đưa các sưu tập thư viện vào máy tính và đưa lên mạng để bạn đọc truy nhập sử dụng rộng rãi. Các chuyên gia thông tin thư viện đã và đang có tham vọng tập hợp tư liệu số từ nhiều nơi, thậm trí, trên phạm vi toàn cầu thông qua internet, để mọi người ở bất kỳ nơi nào cũng có thể truy nhập được. Xu thế

viện điện tử. phát triển các công điện tứ đã trở thành xu thế chung của thế giới.

Tại nhiều nước trên thế giới việc thực hiện chính sách thông tin quốc gia đã đòi hỏi phải cung cấp các dịch vụ điện tử, sử dụng công nghệ thông tin, tiếp cận Internet trong dịch vụ thư viện thông tin và trong công tác giáo dục đào tạo khoa học thư viện thông tin.

Tính chất và yêu cáu của nghề nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi nhưng người cán bộ thư viện thông tin mãi sẽ vẫn là linh hồn và nhân tố giữ vai trò quyết định trong hoạt động thư viện thông tin. Vì thế các cơ sở đào tạo và những người làm công tác giáo dục phải có trách nhiệm chuẩn bị đào tạo ra một thế hệ những cán bộ thư viện thông tin mới có khả năng bắt kịp với sự phát triển và yêu cầu của thực tiễn. Công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin sẽ bị tụt hậu, sản phẩm đào tạo sẽ không được thực tế chấp nhận nếu như các cơ sở đào tạo và những người tham gia vào hoạt động này không thực sự đổi mới về mọi bình diện, cách tân hệ thống và nội dung đào tạo và bồi dưỡng ngành nghề này.

Với các mô hình và một hệ thống các giải pháp được đề xuất trong đề tài chúng tôi hy vọng các cơ sở đào tạo ngành TVTT, những người xây dựng chiến lược, các nhà quản lý công tác đào tạo sẽ lựa chọn được phương thức và biện pháp thích hợp để đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ TVTT thích ứng với yêu cầu của thực tế Việt Nam và đòi hỏi của xã hội thông tin hiện đại.

Một phần của tài liệu mô hình và giải pháp về đào tạo cán bộ thông tin thư viện ở việt nam trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại. (Trang 93 - 97)