Đối tượng (người)

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp quản lý chi trả các chế độ bhxh dài hạn ở bhxh việt nam (2005 – 2007 (Trang 52 - 55)

2005 1.484.401 98,5 482.358 125,8 1.966.759 104 2006 1.461.833 98,5 596.350 123,6 2.058.183 104,6 2007 1.444.697 98,8 679.001 113,9 2.123.698 103,2 2 Số chi (triệu đồng) 2005 11.480.055 117,4 4.184.797 149,3 15.664.852 124,5 2006 14.864.85 1 129,5 6.983.494 166,9 21.848.345 139,5 2007 18.624.93 0 125,3 0.298.254 147,5 28.923.184 132,4

Nguồn: Báo cáo quyết toán của BHXH các tỉnh, thành phố

STT

Mức chi bình quân/ người/

tháng (đồng) 2005 2006 2007 1 Lương hưu 806.673 1.069.722 1.374.746 2 Các loại trợ cấp BHXH 282.962 363.616 458.984 3 Bình quân chung 663.734 884.613 1.138.170 - Xu hướng phát triển: + Số tiền chi BHXH:

Tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH tăng nhanh qua các năm. Tốc độ gia tăng bình quân hàng năm từ năm 1995 đến năm 2007 là 19,89%. Trong đó, số tiền chi từ nguồn NSNN tăng bình quân 14,49%/ năm, nguồn Quỹ BHXH tăng bình quân 41,79%/ năm.

Tính riêng trong 3 năm (2005-2007), bình quân mỗi năm số tiền chi trả các chế độ BHXH dài hạn tăng 32,13%. Trong đó, số chi từ nguồn NSNN tăng 23,78%, từ nguồn Quỹ BHXH tăng 47,11%. Số chi các chế độ BHXH dài hạn của năm 2007 lớn gần gấp đôi so với năm 2005 (lớn hơn 13.415 tỷ đồng).

+ Số người hưởng các chế độ BHXH dài hạn:

Tổng số người hưởng các chế độ BHXH dài hạn (gọi tắt là người hưởng chế độ) có xu hướng tăng, bình quân hàng năm từ năm 1995 đến năm 2007 tăng 1,66%. Trong đó, số người hưởng chế độ từ nguồn NSNN giảm, bình quân giảm hàng năm là 1,73%; số người hưởng chế độ từ nguồn Quỹ BHXH tăng và có xu hướng tăng nhanh hơn trong những năm trở lại đây, bình quân hàng năm số người hưởng chế độ từ nguồn Quỹ BHXH tăng 37,39%.

Trong 3 năm (2005-2007), bình quân mỗi năm số người hưởng chế độ tính chung cho cả 2 nguồn tăng 4,39%. Riêng số người hưởng chế độ từ nguồn NSNN giảm 1,74%, từ nguồn Quỹ BHXH tăng 25,45%. Số người

Qua số liệu trên cho thấy, tổng số tiền chi trả và số người hưởng chế độ đều tăng và có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Nếu tính tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH dài hạn cho mỗi cán bộ công chức ngành BHXH phải đảm nhận thì năm 2005 là 1,2 tỷ đồng, nhưng đến năm 2007 là 2,2 tỷ đồng. Trong điều kiện hiện có của ngành đây thực sự là một nhiệm vụ hết sức năng nề.

3.4. Đánh giá chung về công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn

Trong 3 năm qua ( 2005-2007), công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn tiếp tục thực hiện có nề nếp, phát huy được những thành quả trong 10 năm hình thành và phát triển của ngành; ngày càng hoàn thiện và không ngừng cải tiến, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, phục vụ ngày càng tốt hơn người hưởng các chế độ BHXH, góp phần đảm bảo ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế đất nước.

Trước yêu cầu đổi mới của Ngành, công tác chi trả các chê độ BHXH dài hạn đã có những chuyển biến quan trọng trong thực hiện chủ trương đa dạng hóa về phương thức chi trả (chi qua thẻ ATM), đơn giản hóa về thủ tục và rút ngắn thời gian giải quyết (cải tiến quy trình, thủ tục chi trả), chuyển đổi phong các làm việc… tạo được những tiền đề cơ bản cho tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

Có được những kết quả trên, trước hết đó là sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ những người làm công tác chi trả, sự chỉ đạo và đầu tư mọi mặt của ngành BHXH, sự phối hợp có hiệu quả và đầy trách nhiệm của các Ban, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp phường xã.

Tuy nhiên, trong công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn cũng còn một số hạn chế cần được sớm khắc phục. Những hạn chế chủ yếu đó là:

- Thiếu an toàn tiền mặt trong quá trình tổ chức chi trả, thực tế một số nơi đã xảy ra mất tiền mặt trong quá trình vận chuyển cũng như tồn quỹ tại đại diện chi trả và cả ở cơ quan BHXH;

- Việc cắt giảm người được hưởng chế độ chết, hết hạn hưởng còn chậm trễ…

Những hạn chế đó do nguyên nhân khách quan và cả chủ quan:

-Về khách quan: Xuất phát từ tính chất đặc thù của công tác chi trả các chế độ BHXH; khối lượng công việc gia tăng nhanh chóng như đã phân tích ở trên.

- Về chủ quan: Do thiếu sự quan tâm kiểm tra, nắm bắt để xử lý kịp thời; các biện pháp đề ra thiếu cụ thể; chế độ trách nhiệm chưa rõ ràng… Một số nơi còn có biểu hiện của sự chủ quan, hoặc giao “khoán” cho cấp dưới.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp quản lý chi trả các chế độ bhxh dài hạn ở bhxh việt nam (2005 – 2007 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w