2) Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại PVFC
NGHIỆP TUÂN THỦ PHÒNG QLRR THỊ TRƯỜNGPHÒNG QLRR THỊ
PHÒNG QLRR THỊ TRƯỜNG PHÒNG QLRR TÍN DỤNG PHÒNG QLRR TÍN DỤNG
Trong quá trình cải cách hệ thống văn bản pháp luật, NHNN cần tập hợp tham khảo ý kiến của các NHTM và các tổ chức tín dụng khác. Khi có những thay đổi, Nhà nước nên có những bước đệm hoặc những biện pháp nhằm bảo đảm cho các hoạt động kinh tế không bị gián đoạn. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO, sự cạnh tranh của các DN càng trở nên gay gắt hơn do sự gia nhập của các DN nước ngoài. Chính phủ cần ban hành những chính sách bảo hộ thích hợp như điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, quản lý ngoài hối ... nhằm bảo vệ các DN trong nước.
Nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý. Mặc dù Chính phủ vẫn luôn nỗ lực để sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế thị trường, tránh sự chồng chéo, trùng lặp cũng như mâu thuẫn giữa các văn bản, gây khó khăn trong quá trình hành luật. Chính phủ cũng cần đưa ra các văn bản hướng dẫn thi hành luật, văn bản cụ thể, rõ ràng.
Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán Quốc tế. Xây dựng giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và tiến tới theo các chuẩn mực Quốc tế.
Tiếp tục ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của ủy ban Basel, cũng như việc tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.
Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát theo hướng:
Nâng cao chất lượng phân tích tính hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các điểm nhạy cảm.
Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng điều hành rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng
Nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro.
- Nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong quá trình hiện đại hóa công nghệ.
mại thế giới WTO. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa các tổ chức tín dụng nói chung và công ty tài chính nói riêng là nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam và hội nhập. Vì vậy Nhà nước nên có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc đổi mới, nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ.
2.1.2) Về phía Ngân hàng Nhà nước
Tất cả các tổ chức tín dụng đều được thành lập và hoạt động theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, cho đến nay những văn bản của NHNN vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và vẫn chưa phát huy hết chức năng của mình. Vì vậy cần phải tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện một số vấn đề cơ bản sau:
Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng hiện hành theo các chuẩn mực quốc tế, cụ thể là triển khai nhanh chóng mô hình giao dịch một cửa trong toàn bộ hệ thống.
Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế. NHNN cần đưa ra khung lãi suất huy động và cho vay hợp lý, tùy theo tình hình kinh tế của từng thời kỳ, tùy theo nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của xã hội.
Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều kiện và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN. ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.
Nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN.
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp các tổ chức tín dụng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó
góp phần vào việc ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng, phòng ngừa rủi ro tín dụng hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:
•Phối hợp chặt chẽ các tổ chức tín dụng, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các thông tin về những DN hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
•Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các tổ chức nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài đầu tư tại Việt Nam để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa rủi ro khi các tổ chức của Việt Nam cho đối tượng này vay vốn.
•Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hoá và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin.
•Xây dựng và hoàn thiện các quy chế có liên quan đến thực hiện nghiệp vụ phái sinh tại các tổ chức tín dụng. Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây rủi ro cho nhà đầu tư trong các phi vụ mua bán. Để hạn chế rủi ro thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở.
•Hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính theo chiều sâu.
Một số đánh giá về thực trạng phát triển thị trường tài chính ở nước ta: + Thị trường tiền tệ: Nhìn chung thị trường này chưa phát triển và NHNN chưa thực sự đóng vai trò can thiệp có hiệu quả vào thị trường này. Các loại lãi
nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước có tác động rõ nét đến thị trường. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ dự trữ bắt buộc ... thiếu linh hoạt.
+ Thị trường chứng khoán: Trong tiến trình phát triển thị trường chứng khoán Việt nam, tiềm năng của việc tham giá của các công ty tài chính là rất lớn. Việc các công ty tài chính cổ phần niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ tạo đà thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Qua thực trạng trên xin có một số giải pháp cho phát triển thị trường tài chính nước ta trong thời gian tới như sau:
•Thứ nhất: NHNN và Bộ Tài chính, trực tiếp là ủy ban chứng khoán nhà nước phối hợp chặt chẽ, trên cơ sở tài trợ quốc tế, tổ chức các cuộc hội thảo, khóa đào tạo, tập huấn ngắn ngày về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và niêm yết cổ phiếu của các công ty tài chính trên thị trường chứng khoán. Bộ tài chính cũng nên cùng NHNN tập trung tháo gỡ vướng mắc trong việc định giá các công ty tài chính.
•Thứ hai: NHNN và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu kho bạc Nhà nước đấu thầu. Cần có cơ chế để các công ty tài chính cổ phần và các tổ chức khác có quy mô nhỏ hơn có thể tham gia trên thị trường này. Đặc biệt, Bộ Tài cính cần có biện pháp đưa các Công ty bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tham gia đấu thầu tín phiếu.