Thực trạng huy động tín dụng của công ty tài chính dầu khí:

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại công ty tài chính dầu khí (Trang 36 - 38)

5 Tài sản cố định

1.2)Thực trạng huy động tín dụng của công ty tài chính dầu khí:

1.2.1) Tình hình huy động vốn:

Bảng 4: Nguồn vốn huy động của PVFC liên tục tăng qua các năm: Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng vốn huy động 26340 100 32980 100 44345 100 1.Theo loại hình huy động

Tiền gửi của các tổ chức 9800 37,21 11,8 35,79 13 29,31 Tiền gửi của khách hàng 540 2,05 680 2,06 785 1,77 Nguồn vốn uỷ thác 14080 53,45 18200 55,18 28,35 63,93 Phát hành giấy tờ có giá 1320 5,01 1400 4,24 1800 4,06 Các khoản phải trả khác 600 2,28 900 2,73 410 1,93 2.Theo loại tiền

Bằng VNĐ 22400 85,04 28900 87,63 38240 86,23 Bằng ngoại tệ 3940 14,96 4080 12,37 6105 13,77 3.Theo kỳ hạn

Có kỳ hạn 19700 74,6 24320 73,74 27325 61,62 Không kỳ hạn 6700 25,4 8660 26,26 17020 38,38

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2007

Dựa vào số liệu có được ta nhận thấy rằng: dựa vào theo thành phần PVFC có 2 nguồn huy động vốn chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức tín dụng và nguồn vốn uỷ thác, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động được. Điều cần lưu ý ở đây đó là trong khi nguồn vốn uỷ thác tăng đềy hàng năm cả về số lượng (14080  18200  28350) và tỷ trọng (53,45%  55,18%  63,93%) thì tiền gửi của các tổ chức lại chỉ tăng về số lượng (9800  11800  1300) nhưng lại giảm về tỷ trọng (37,21  35,7  29,31), điều này cho thấy sự ưu tiên phát triển hình thức huy động vốn của PVFC. Đồng VNĐ chiếm ưu thế

huy động ngắn hạn và dài hạn đều có xu hướng tăng trong giai đoạn này. 1.2.2) Tình hình sử dụng vốn:

Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả là vấn đề mang tính sống còn của một công ty tài chính. Hoạt động tín dụng tại PVFC ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, PVFC đã xác định danh mục tín dụng ưu tiên để đầu tư vào các ngành năng lượng, công nghiệp tàu thủy, chế biến xuất khẩu thủy sản…Bám sát thế mạnh, đặc điểm kinh tế tại các vùng, PVFC đã đầu tư hỗ trợ có hiệu quả. Dư nợ tín dụng qua các năm đều tăng trưởng và được kiểm soát chặt chẽ trong phạm vi giới hạn theo quy định của NHTW, thể hiện qua các số liệu sau :

Bảng 5: Dư nợ tín dụng của PVFC các năm 2005-2007: Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005Số tiền % 2006Số tiền % 2007Số tiền %

Tổng dư nợ TD 8440 100 10700 100 13000 100

1.Theo thời gian

-Ngắn hạn 6100 72,27 7980 74,58 10800 83,07

-Trung và dài hạn 2340 27,73 2720 25,42 2200 16,93 2.Theo loại khách hàng

-Cá nhân 6800 80,57 8400 78,5 10200 78,46

-Tổ chức tín dụng 1300 15,4 16 14,96 700 6

-Cho vay uỷ thác 340 4,03 700 6,14 800 6,16

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2007

Là một trong những tổng công ty lớn của cả nước nhưng so với các bậc đàn anh đi trước trong lĩnh vực hoạt động tín dụng, công ty tài chính dầu khí tỏ ra là công ty còn non trẻ, thể hiện qua số dư nợ tín dụng còn thấp, tuy nhiên hiệu quả tín dụng đang dần được cải thiện qua các năm. Nếu năm 2005 số dư tín dụng là 8440 tỷ đồng thì đến năm 2006 đã tăng lên 10700 tỷ đồng tương ứng với 21,12%. Và con số này vào năm 2007 là 13000 tỷ đồng, tăng 17,69% so với

năm 2006. Đây là những số liệu khả quan, thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của ban lãnh đạo cũng như quyết tâm của các công nhân viên chức, xây dựng một PVFC phát triển mạnh và bền vững trong tương lai.

Còn về cơ cấu của việc sử dụng vốn, dựa vào số liệu ta thấy, dư nợ ngắn hạn tăng trưởng nhanh và mạnh cả về số lượng (6100 tỷ  7980 tỷ  10800 tỷ) và cả về tỷ trọng (72,27%  74,58%  83,07%), dư nợ dài hạn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005-2006 từ 2340 tỷ lên 2720 tỷ tương ứng với 13,97% nhưng lại giảm mạnh vào năm 2007 xuống còn 2200 tỷ, tương ứng với mức giảm 19,12%. Cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong các hình thức cho vay (trên 75%) và có xu hướng tăng đều về số lượng, tăng từ 6800 tỷ năm 2005 lên 8400 tỷ năm 2006 và đạt mức 10200 tỷ vào năm 2007.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại công ty tài chính dầu khí (Trang 36 - 38)