Cảm hứng ca ngợ

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ của Sêcxpia” pdf (Trang 26 - 65)

2.1.1Ca ngợi vẻ đẹp con người

Qua ba vở hài kịch ta thấy các nhân vật hiện lên đều là những con người có cả nét đẹp ngoại hình lẫn nét đẹp tâm hồn. Hầu hết các nhân vật nữ trong ba vở hài kịch đều là những trang tuyệt sắc khiến cho các chàng trai phải say đắm trước vẻ đẹp của các nàng. Và hầu hết các chàng trai đều là những người thuộc dòng giỏi quý tộc, có tấm lòng cao thượng sống chân thành trong tình yêu, tình bạn và tình anh em.

Trước hết, là vẻ đẹp ngoại hình được thể hiện qua nét đẹp của nàng Hecmiơ và Hêlen trong vở hài kịch Giấc mộng đêm hè. Qua lời nhận xét của nàng Hêlen về vẻ đẹp của Hecmiơ “Ôi vẻ đẹp hạnh phúc! Đôi mắt chị là những vì sao lấp lánh, và giọng nói dịu dàng của chị còn thánh thoát hơn tiếng sơn ca trong tai kẻ mục đồng khi lúa còn xanh và những nụ sơn trà bắt đầu nở” [9; tr.22 ]. Từ lời nhận xét đó ta thấy nàng Hecmiơ là một cô gái có vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện ẩn chứa trong đôi mắt sáng như vì sao của nàng, còn qua giọng nói dịu dàng thánh thoát ta biết nàng là một người phụ nữ hiền dịu. Chính vẻ đẹp đó đã khiến cho hai chàng trai Laixanđơ và Đimitriơx say đắm trước vẻ đẹp của nàng. Nếu như nàng Hecmiơ có vẻ đẹp trong sáng và thánh thiện thì nàng Hêlen lại có vẻ đẹp thanh khiết bởi đôi mắt trong sáng như pha lê và vẻ đẹp quyến rũ của đôi môi chín mọng như trái anh đào. Nét đẹp của nàng được Đimitriơx ca ngợi như sau: “Có gì sánh được với mắt em? Pha lê chỉ là bùn đục. Ôi! Đôi môi chín mọng làm sao như những trái anh đào đang hôn nhau, quyến rũ dường nào! Tuyết trên đỉnh cao Tôrơx mà gió đông quạt thổi, màu trắng tinh khiết đóng băng trở thành con quạ đen ngòm khi em giơ tay lên” [9; tr.51]. Qua lời ca ngợi của Đimitriơx ta thấy Hêlen cũng là một cô gái có nhan sắc tuyệt đẹp không thua kém gì nàng Hecmiơ. Cả hai đều được nhà văn xây dựng với vẻ đẹp trong sáng và dịu dàng của người phụ nữ nơi trần thế. Họ là đại diện cho những cô gái xinh đẹp ở Aten.

Hecmiơ không chỉ đẹp về hình dáng bên ngoài mà nàng còn có vẻ đẹp sâu thẳm bên trong tâm hồn, còn Hêlen cũng có vẻ đẹp tâm hồn thanh khiết và trong sáng như đôi mắt của nàng. Vẻ đẹp tâm hồn của hai nàng được thể hiện qua những tình cảm cao quý đó là tình yêu thủy chung, tình bạn chân thành. Hecmiơ có vẻ đẹp bên ngoài trong sáng, dịu hiền nhưng ẩn sâu bên trong là một cô gái mạnh mẽ, quyết liệt, gan góc. Điều này được thể hiện qua tình yêu chân thành và mãnh liệt của cô với Laixanđơx. Tình yêu của cô bị cha cô ngăn cấm và ông muốn gả cô cho Đimitriơx nhưng cô không đồng ý. Bởi vì, cô đã chọn Laixanđơx là người yêu của mình và kiên quyết bảo vệ sự lựa chọn đó. Cô bất chấp luật lệ của kinh thành Aten và sự ngăn cấm của cha để bảo vệ tình yêu của mình. Cô sẵn sàng chấp nhận cái chết hoặc trở thành một cô gái đồng trinh suốt đời sống trong tu viện chứ nhất quyết không theo lệnh cha lấy Đimitriơ làm chồng. Cô nói với Thidiơx: “Thưa chúa công, tôi quyết sẽ lớn lên, sống và chết như thế này đây, còn hơn là đem chữ trinh của mình thuần phục vị công tử này, chịu đựng một cái ách không hề ham muốn mà lòng tôi không khuất phục” [9, tr.19]. Qua lời nói trên ta thấy Hecmiơ là một cô gái mạnh mẽ, dũng cảm dám đấu tranh đến cùng cho quyền tự do lựa chọn bạn đời và kiên quyết bảo vệ tình yêu của mình.

Chính vì thế, mà hình ảnh của cô được xem là đại diện cho thế hệ mới đấu tranh chống lại thế hệ già cõi đã kìm hãm quyền tự do của con người. Sự kiên quyết đó lên đến đỉnh điểm là khi cô trốn khỏi kinh thành Aten cùng với Laixanđơ và họ đã cùng nhau vượt qua bao sóng gió để đến được bến bờ hạnh phúc. Có thể nói, Hecmiơ là một cô gái đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn chính vì thế nàng xứng đáng nhận được một tình yêu trọn vẹn và hạnh phúc với tình yêu đó. Và chính vẻ đẹp tâm hồn của nàng đã khiến cho Laixanđơ yêu nàng tha thiết và say đắm hơn.

Nhà văn còn khẳng định nét đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ qua nhân vật Hêlen. Vẻ đẹp trong tâm hồn của cô được thể hiện qua tình yêu của cô dành cho Đimitriơx. Lúc đầu, Hêlêna được Đimitriơ yêu thương và thề rằng chàng yêu và chỉ thuộc về một mình nàng, nên Hêlen đã hiến dâng tất cả trái tim cho chàng. Nhưng sau khi gặp Hecmiơ chàng đã không yêu Hêlen nữa và dù cho nàng cầu xin như thế nào thì chàng ta cũng kiên quyết từ chối. Hêlen cũng như Hecmiơ một khi đã lựa chọn được người mình yêu thương thì quyết theo đuổi tình yêu đó đến cùng. Dù nàng nhận thức được rằng: “Ôi, Đimitriơx, những sai trái của anh đã gây tai tiếng cho phái yếu chúng tôi. Chúng tôi không thể dành giật lấy tình yêu như bọn đàn ông thường làm, chúng tôi sinh ra là để được ve vãn chứ không phải để đi ve vãn. Tôi sẽ đi theo anh và biến địa ngục này thành thiên đường bằng cách chết trong tay của người mình yêu tha thiết” [9, tr.43]. Lời nói của Hêlen cho thấy nàng hiểu được sự van xin tình yêu của Đimitriơx là sẽ làm mất thể diện của người con gái. Thế nhưng vì yêu Đimitriơx tha thiết mà nàng đã gạt bỏ mọi tự ái, lòng kiêu hãnh của một người con gái để cầu xin Đimitriơx cho nàng được yêu và ở bên cạnh anh ta. Vì được ở bên cạnh Đimitriơx đối với Hêlen là niềm hạnh phúc lớn lao nên nàng đã bất chấp mọi lời đe dọa của Đimitriơx, kể cả việc anh ta dọa sẽ giết nàng. Và cuối cùng thì sự kiên nhẫn, thủy chung trong tình yêu của Hêlen cũng được đền đáp, hạnh phúc đã tìm đến với nàng. Đó là khi Đimitriơx nhận ra tấm lòng chân thành của Hêlen nên đã quay về bên cạnh nàng và càng yêu thương trân trọng nàng hơn.

Có thể nói, hai cô gái trên xứng đáng là đại diện cho người phụ nữ của mọi thời đại. Bởi vì họ là những người phụ nữ bản lĩnh vì dám đấu tranh chống lại những tư tưởng lạc hậu đã ngăn cản quyền tự do và hạnh phúc của họ. Đó là tinh thần mà người phụ nữ mọi thời đại cần học tập bởi vì người phụ nữ có quyền được sống và làm chủ cuộc đời mình. Chính vì thế họ phải kiến quyết bảo vệ quyền lợi đó. Đồng thời, họ cũng là những người có ý thức rất

sáng suốt trong sự lựa chọn và dám chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Có thể nói, tư tưởng trên của tác giả đã góp phần làm nên giá trị và sức sống cho tác phẩm.

Vẻ đẹp tâm hồn của Hecmiơ và Hêlen không chỉ thể hiện qua tình yêu thủy chung mà còn được thể hiện qua tình bạn chân thành giữa hai người. Họ đều rất trân trọng tình bạn của mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngay cả khi lòng ghen tuông chiếm hết tâm trí thì tình bạn vẫn luôn hiện hữu trong lòng Hêlen. Vì thế nàng đã nhắc lại tình bạn rất thân giữa mình và Hecmiơ với hy vọng sẽ làm dịu đi cơn ghen của Hecmiơ, để nó không làm tổn hại đến tình bạn giữa hai người “cả hai người cùng ngâm nga một bài hát, theo cùng một giọng, giống như đôi tay của chúng ta, thân hình, giọng nói và trí tuệ chúng ta đã hòa chung thành một. Chúng ta đã lớn lên như vậy đấy, như một quả anh đào sinh đôi, bên ngoài thì tách biệt, nhưng lại nối liền ở trong, hai quả dâu duyên dáng đúc khuôn trên một cành, trông ngoài thì hai thân hình nhưng chỉ có một trái tim, hai thứ cùng một loại...” [9; tr.52-53]. Qua lời nói của Hêlêna, ta thấy tình bạn giữa hai người thắm thiết như hai chị em và tình bạn đó được duy trì cho đến khi hai người trưởng thành. Họ luôn tâm sự cho nhau nghe những nỗi niềm riêng tư trong cuộc sống của hai người, Hecmiơ nói “Laixanđơ cùng tôi sẽ gặp nhau ở khu rừng, nơi mà chị và tôi vẫn thường tới nằm chơi trên những luồng hoa anh thảo mềm mại, thổ lộ hết mọi điều dịu ngọt trong tâm can.” [9; tr.23]. Có thể nói tình bạn giữa Hecmiơ và Hêlen là một tình bạn đẹp dù giữa hai người lúc sau vì ghen tuông mà hiểu lầm nhau nhưng khi mọi hiểu lầm được sáng tỏ thì họ vẫn là đôi bạn thân của nhau.

Đặc biệt nàng Hêlen không chỉ có một tâm hồn cao đẹp mà nàng còn có một trí tuệ thông suốt. Điều đó được thể hiện qua sự phân tích, suy xét của nàng khi cả hai anh chàng Laixanđơ và Đimitriơx cùng lúc tỏ tình với nàng. Nàng nói với Hecmiơ: “Cô chẳng đã xúi dục Laixanđơ đi theo tôi và như thể để nhạo báng, ca ngợi cặp mắt và bộ mặt của tôi đó sao? Và chẳng đã để Đimitriơx một người yêu khác của cô, người vừa mới đây dùng chân để xua đuổi tôi, gọi tôi là nữ chúa, nàng tiên, thần thánh vô song, quý báo, tuyệt vời? Vì sao anh ấy lại nói điều đó với một người mà anh ấy ghét bỏ? Và vì sao Laixanđơ lại đi khước từ tình yêu của cô, một mối tình tràn ngập tâm hồn anh ta và hiến dâng tình cảm cho tôi” [9; tr.53]. Qua lời nói của Hêlen ta thấy nàng biết dùng lý trí để đánh giá và nhìn nhận vấn đề, nàng nhận ra những điều bất thường trong tình cảm của hai chàng Laixanđơ và Đimitriơx. Mặc dù rất yêu Đimitriơx nhưng tình yêu của Hêlen không hề mù quáng và nàng biết giữ gìn lòng tự trọng của mình. Chính vì thế, khi nghe những lời ca ngợi của Đimitriơx thì nàng cảm thấy mình bị xúc phạm và bị xem thường. Vì trước đó mặc cho nàng cầu xin thế nào thì

anh ta cũng từ chối, xua đuổi, thậm chí còn muốn giết nàng thì giờ tại sao anh ta lại ca ngợi nàng như thế. Và nàng đã không chấp nhận tình cảm và lời ca ngợi đó của Đimitriơx. Còn Laixanđơ thì càng không thể yêu nàng vì trái tim anh ta đã dành trọn cho Hecmiơ nên nàng xem những lời tán tỉnh của anh ta là sự xem thường và cười cợt nàng. Tác giả đã tạo ra tình huống nhầm lẫn này để tạo nên cái hài cho tác phẩm và để ca ngợi trí tuệ sáng suốt của Hêlen.

Các nhân vật nữ trong ba vở hài kịch đều là những cô gái có nhan sắc xinh đẹp. Nếu như trong Giấc mộng đêm hè Hecmiơ và Hêlêna có vẻ đẹp trong sáng, hiền dịu thì nàng Ôlivia và Viôla trong vở Đêm thứ mười hai lại có một vẻ đẹp hoàn mỹ hơn.

Vẻ đẹp của Ôlivia được quận công Orxinô ca ngợi: “Ôi, khi mắt ta nhìn thấy Ôlivia lần đầu, tưởng chừng nàng thanh lọc không khí sạch hết mùi xứ uế” [10; tr.113]. Qua lời ca ngợi của quận công ta thấy nàng Ôlivia có một vẻ đẹp thanh khiết vô cùng, vẻ đẹp ấy mang lại cho người nhìn thấy nó một tâm hồn tươi mát. Hơn thế nữa nàng còn có một vẻ đẹp hài hòa và hoàn hảo đến mức Viôla phải thốt lên: “hỡi giai nhân tuyệt thế, lộng lẫy không gì sánh kịp”, “Chính bàn tay dịu dàng và khéo léo của tạo hóa điểm tô màu hồng sắc trắng trên vẻ đẹp thực sự hài hòa này. Thưa công nương công nương sẽ là người đàn bà độc ác nhất trần đời nếu như mai đây công nương mang nhan sắc kiều diễm này xuống tuyền đài mà không để lại cho thế gian lấy một bản sao.”[tập 2, tr.132]. Qua lời khen ngợi của Viôla thì Ôlivia đúng là một cô gái tuyệt sắc. Nét đẹp của Ôlivia cho ta thấy được nàng là một cô gái có tâm hồn cao đẹp và trong sáng, một nét đẹp mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Chính vẻ đẹp này cũng là một phần khiến cho quận công yêu nàng say đắm. Bên cạnh đó, cô nàng Viôla nhân vật nữ chính khác trong tác phẩm cũng được miêu tả là một cô gái xinh đẹp. Vẻ đẹp của nàng được Orxinô khen ngợi: “Môi nàng Điana cũng không mịn màng và tươi thắm hơn. Tiếng ngươi thỏ thẻ như giọng thiếu nữ thanh tân, cao vút và lanh lảnh”[10; tr.123]. Như lời khen ngợi của quận công ta thấy Viôla có một nét đẹp căng tràn sức sống thể hiện trên đôi môi của nàng và có một giọng nói trong trẻo cao vút hiện thân cho vẻ đẹp trí tuệ của nàng, vì tiếng nói đó gợi cho ta nhớ đến câu ca dao của người Việt Nam khi ca ngợi trí tuệ của con người: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang; người khôn nói tiếng dịu dành, dễ nghe”. Qua nét đẹp đó ta thấy được phần nào sự mạnh mẽ, tràn đầy niềm lạc quan yêu đời trong con người nàng và giọng nói của nàng gợi lên một cái gì đó thanh thoát của con người có trí tuệ thông thái.

Hai nàng Ôlivia và Viôla không chỉ có dung mạo xinh đẹp mà còn có một tâm hồn tươi sáng cao đẹp. Họ là những cô gái biết trân trọng tình anh em, và đến với tình yêu bằng cả tấm lòng nồng nhiệt và thủy chung. Trước hết vẻ đẹp của họ được thể hiện qua tình anh em gắn bó, yêu thương và luôn lo lắng cho nhau. Ôlivia là một cô gái đáng thương cha cô qua đời và cô phải sống nương tựa vào người anh trai nhưng không bao lâu thì người anh cũng mất. Điều này được người thuyền trưởng kể lại thật xúc động cho Viôla nghe: “Một thiếu nữ đức hạnh, con gái một công tước đã qua đời khoảng một năm nay, để lại nàng dưới sự trở che của con trai là anh ruột nàng. Người anh này ít lâu sau cũng mất. Người ta nói rằng vì xót thương anh vô hạn, nàng đã không tiếp xúc, gặp gỡ bọn mài râu” [10; tr.115]. Và kể từ khi anh trai nàng chết lúc nào nàng cũng sống trong đau buồn và sầu não. Để tưởng nhớ về người anh của mình nàng chấp nhận cuộc sống khổ hạnh và quyết đóng cửa trái tim với cuộc đời. Chính vì thế, nàng đã từ chối tình yêu của ngài Quận công dù biết rằng chàng yêu nàng tha thiết và rất xứng đáng với nàng nhưng Ôlivia vẫn quyết lòng từ chối. Tấm lòng thương nhớ anh trai của nàng rất đáng trân trọng tuy nhiên cuộc sống khép kín và u buồn của nàng là trái với tự nhiên. Bởi vì theo qui luật tự nhiên thì cuộc sống con người bao giờ cũng có cả niềm vui và nỗi buồn đan xen nhau. Đặc biệt niềm vui lại là nguồn động lực quan trọng để con người sống tốt hơn và là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Cuộc sống của Ôlivia là trái với lẽ thường chính vì thế nó không thể tồn tại lâu được, nó đã được thay thế bằng cuộc sống tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc trong tình yêu. Chính Viôla là người đã đánh thức tâm hồn u sầu của Ôlivia giúp nàng cảm nhận được tình yêu và niềm vui trong cuộc sống. Viôla được Orxinô giao nhiệm vụ tế nhị và khó khăn là đến giãi bày mối tình say đắm và đau khổ của chàng dành cho nàng Ôlivia. Nhưng chính Viôla cũng đem lòng yêu tha thiết ngài Quận công. Vì thế nàng hiểu nỗi đau khổ của ngài Quận công khi bị từ chối tình yêu như chính nỗi đau khổ mà nàng phải chịu khi giấu kín thân phận và tình yêu dành cho Orxinô. Chính vì thế, nàng đã cố gắng hết lòng để giành lấy cho được tình yêu của Ôlivia đối với quận công và sự nhiệt tình đó đã khiến cho trái tim của nàng Ôlivia rung động nhưng không phải là với ngài Quận công mà

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ của Sêcxpia” pdf (Trang 26 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w