CẢM HỨNG NHÂN VĂN QUA BA VỞ HÀI KỊCH, “GIẤC MỘNG ĐÊM HÈ”, “ĐÊM THỨ 12”, “NGƯỜI LÁI BUÔN THÀNH VƠNIDƠ”

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ của Sêcxpia” pdf (Trang 26)

“ĐÊM THỨ 12”, “NGƯỜI LÁI BUÔN THÀNH VƠNIDƠ”

Hài kịch tình yêu của Sêcxpia đã thể hiện tư tưởng chủ đạo của thời Phục Hưng về quyền lực tự nhiên đối với tình cảm của con người. Bên cạnh đó, trong các tác phẩm của ông còn có biểu hiện của sự đan dệt chất hài với chất xúc động, làm cho cái hài tiếp cận với cái bi, ông còn kết hợp đồng thời cái kỳ quái đáng cười với niềm vui sống, với vẻ đẹp của nhiều tính cách. Và ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ 12, Người lái buôn thành Vơnidơ

là một trong số những vở hài kịch tình yêu hay nhất của ông. Mạch cảm hứng sáng tạo chủ yếu trong ba vở hài kịch trên là cảm hứng nhân văn. Đây là mạch cảm xúc mãnh liệt, say đắm xuyên suốt cả ba tác phẩm. Nó lấy vẻ đẹp con người làm đối tượng chủ yếu để khai thác và thể hiện. Nó đề cao vẻ đẹp của con người và lấy vẻ đẹp đó làm tiêu chuẩn để nhìn nhận, đánh giá về sự vật, hiện tượng theo xu hướng bảo vệ cái đẹp, cái cao cả của con người. Cội nguồn của cảm hứng nhân văn đó là xuất phát từ tấm lòng yêu thương, tin tưởng và ca ngợi vẻ đẹp của con người về cả ngoại hình lẫn nhân cách, về trí tuệ lẫn tâm hồn, về ước mơ và hành động. Xem đó như là khởi nguồn cho mọi ý tưởng sáng tạo. Chính vì thế, mà cảm hứng nhân văn luôn có mặt trong mọi nền văn học và trong từng thời kì từng giai đoạn văn học khác nhau mà nó biểu hiện ít hay nhiều. Và cảm hứng nhân văn được thể hiện ở hai phương diện đó là tấm lòng ca ngợi, trân trọng dành cho con người và tấm lòng tin yêu, lạc quan đối với cuộc sống. Chính những tư tưởng tiến bộ trên đã làm nên sức sống lâu bền cho các sáng tác của Sêchxpia nói chung và ba vở hài kịch trên nói riêng. Và điều này đã được các thế hệ nhà văn tiếp sau Sêchxpia tiếp thu và khẳng định giá trị của nó qua câu nói của nhà văn vĩ đại nước Nga M.Gorki: “Văn học là nhân học”.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ của Sêcxpia” pdf (Trang 26)