Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả việc thực hiện các vấn đề pháp quy trong loại hợp đồng này (Trang 38 - 42)

II. Thực tiễn thực hiện hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu tại cơ sở 1 Tổng quan về nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác

Về phía doanh nghiệp

- Về phía doanh nghiệp

Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải và thương mại quốc tế do vậy công ty có rất nhiều thuận lợi trong việc thực hiện các hợp đồng loại này:

+ Về đội ngũ nhân lực, được tuyển dụng và đào tạo thực tiễn phù hợp với nghiệp vụ do đó kiến thức về thương mại quốc tế nói chung, luật thương mại quốc tế của đội ngũ nhân viên khá vững vàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nghiệp vụ này như soạn thảo hợp đồng thành thạo, chặt chẽ, làm các thủ tục hải quan nhanh chóng đúng luật

+ Về phía đối tác, khách hàng. Trong phương châm kinh doanh của công ty là lợi nhuận trên cơ sở chữ tín và đặc điểm khách hàng của công ty trong nghiệp vụ này thường ký kết hợp đồng theo thói quen thương mại, hầu như không có bộ phận chuyên trách về lĩnh vực pháp lý liên quan đến vận tải và thủ tục hải quan do đó tâm lý không muốn thay đổi đối tác trong các hợp đồng loại này. Chính vì vậy mà các khách hàng truyền thống của công ty ngày càng nhiều theo thời gian hoạt động kinh doanh. Mạng lưới đối tác của công ty để thực hiện nghiệp vụ này đã có mặt trên rất nhiều các quốc gia trên thế giới trong đó nhiều nhất là Trung Quốc, Mỹ, Canada và Nhật Bản. Công ty cũng gia nhập các hiệp hội vận tải quốc tế và khu vực như Hiệp hội vận tải quốc tế FIATA, IATA và China Shipping. Các hiệp hội này bên cạnh việc cung cấp những thông tin về vận tải, thủ tục hải quan quốc tế cho các thành viên còn thành lập các quỹ bảo trợ rủi ro cho các thành viên.

+ Các ngành nghề kinh doanh của công ty đều liên quan đến thương mại quốc tế do vậy các trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty đều đóng góp trong việc thực hiện loại hợp đồng này như kho bãi, phương tiện vận tải.

* Những khó khăn

- Do các chính sách pháp quy mang lại

+ Sự không thống nhất của các văn bản pháp luật đã gây khó khăn cho các chủ thể khi chọn luật áp dụng đối với mỗi đối tác. Như trong Luật thương mại có quy định đối tượng điều chỉnh của luật thương mại là các hoạt động kinh tế nhằm mục đích sinh lời, gọi chung là hoạt động thương mại, và trong khoản 3 Điều 1 Luật thương mại có quy định đối tượng điều chỉnh còn bao gồm cả các quan kinh tế giữa một bên là thương nhân và một bên là các cá nhân tổ chức với mục đích không phải

nhằm sinh lời nếu thỏa thuận áp dụng luật này, còn trong Bộ luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản như vậy trong một số trường hợp các bên đã lợi dụng khe hở này khi ký kết một hợp đồng kinh tế. Ví dụ như khi hai cá nhân không phải là thương nhân ký kết một hợp đồng mua bán một ngôi nhà, khi mua ngôi nhà,

bên B với mục đích là mua vào và bán cho người khác để kiếm lời nhưng lại nói là mua để ở do vậy khi làm hợp đồng mua bán nhà với bên B hai bên đã lập hợp đồng dân sự và lúc tranh chấp xảy ra thì bên B đã bán ngôi nhà đó lại cho bên C do vậy rất khó cho các cơ quan nhà nước trong việc xác định luật áp dụng trong trường hợp này và việc chọn đúng luật áp dụng còn liên quan tới thủ tục tố tụng, tòa án có thẩm quyền giải quyết và mức phạt vi phạm hợp đồng bởi cùng ở ví dụ trên trong Bộ luật dân sự 2005 tại khoản 2 Điều 422 có quy định mức bồi thường thiệt hại là do hai bên tự thỏa thuận còn trong luật thương mại tại Điều 301 có quy định mức phạt vi phạm không quá 8 % mức giá trị hợp đồng

+ Tình trạng Chính phủ ban hành chậm các nghị định cụ thể hướng đẫn thi hành các đạo luật của Quốc hội và các bộ, các ngành không có đủ thông tư, chỉ thị cụ thể hướng dẫn thi hành nghị định của Chính phủ cũng là một khó khăn lớn đối với doanh nghiệp bởi luật chỉ quy định chung chung không thể chi tiết đối với một vấn đề cụ thể, điều này được làm trong các văn bản dưới luật như nghị định, chỉ thị thông tư. Do vậy rất khó để các doanh nghiệp nói riêng và các tổ chức kinh tế nói chung hiểu đúng theo pháp luật và từ đó các quy phạm pháp luật khó được thực hiện một cách đúng đắn. Đối với vấn đề về hợp đồng, hiện nay chỉ có bộ luật khung là Luật dân sự quy định các vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, đối với hợp đồng kinh tế thì Luật thương mại cũng chỉ quy định về hình thức và chủ thể của hợp đồng, nhưng cũng chỉ mang tính khái quát như luật dân sự. Riêng vấn đề uỷ thác xuất nhập khẩu, trước đây có Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài và Quyết định Số: 1172/TM-XNK của Bộ trưởng bộ thương mại ban hành quy chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân hướng dẫn chi tiết thi hành các vấn đề pháp lý về nghiệp vụ này, còn hiện nay chỉ có Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2006 hướng dẫn chi tiết thi hành nghiệp vụ ủy thác xuất nhập khẩu nhưng cũng chỉ có một chương (chương IV) gồm 4 điều ( từ điều 17 tới điều 20) quy định về vấn đề này, điều này đã không tạo được thuận lợi cho các

doanh nghiệp kinh doanh trong kĩnh vực này áp dụng pháp luật trong việc thực hiện các hợp đồng ủy thác xuất hoặc nhập khẩu.

- Về phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp mặc dù thực hiện nghiệp vụ này đã đạt được nhũng thuận lợi nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn gặp phải một số khó khăn chủ yếu:

Về phía đội ngũ nhân lực và công tác tổ chức nhân lực thực hiện nghiệp vụ này còn một số vấn đề cần phải chú ý một số vấn đề:

+ Chưa có chính sách hợp lý giữ chân người tài và tuyển dụng các lao động mới có trình độ chuyên môn vững vàng nhằm mở rộng phạm vi các mặt hàng trong hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu của công ty. Chưa thành lập một bộ phận chuyên trách về pháp luật thương mại nhằm chuyên môn hóa lao động trong công ty và nâng cao hiệu quả công việc của các bộ phận. Bộ phận này sẽ có chức năng tư vấn các vấn đề pháp lý cho giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên và tham gia vào việc đàm phán ký kết hợp đồng thương mại, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trinh hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

+ Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận. Trong qua trình thực hiện công việc của mình, các bộ phận còn mang tính riêng lẻ thiếu sự phối hợp đồng bộ, ví dụ bộ phận marketting chưa giúp đỡ bộ phận kế toán trong việc thu hồi công nợ ở những khác hàng mà mình chăm sóc và ngược lại bộ phận kế toán cũng không giúp đỡ bên marketting tìm hiểu những thông tin về khách hàng.

2.7 Các tranh chấp xảy ra và hướng giải quyết

Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của đơn vị do một phần khách hàng là các khác hàng truyền thống và các đối tác đa phần chưa có bộ phận chuyên trách pháp lý riêng biệt nên hầu như không có một tranh chấp đáng kể nào xảy ra trong việc thực hiện hợp đồng loại này nói riêng và hợp đồng kinh tế nói chung. Chỉ có một số các tranh chấp nhỏ xảy ra đối với các khách hàng mới về các vấn đề như thời gian giao nhận hàng hóa, thời gian thanh toán. Trong quý II năm 2006 đã có một tranh chấp đáng kể giữa công ty với một doanh nghiệp kinh doanh gốm sứ Bát Tràng (Xin được giấu tên doanh nghiệp) về thời gian giao hàng và thời gian thanh toán. Trong hợp đồng có quy định trong khoảng thời gian là 18-20 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng ủy thác, công ty phải hoàn tất thủ tục giao hàng cho khách hàng của bên ủy thác là một công ty Nhật bản tuy nhiên do yếu tố khách quan là đối tác của

công ty chậm tàu lên thời gian giao hàng lên tới 26 ngày, bên ủy thác đã từ chối thanh toán mức phí như đã thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác với công ty là 40 USD/m3 tương đương với mức phí loại 1 và chỉ chấp nhận thanh toán với mức phí loại 2 là 30 USD/m3, bằng con đường thương lượng với lý do bất khả kháng do phía đối tác của công ty gây ra (Trong hợp đồng uỷ thác xuất khẩu này công ty không soạn thảo điều khoản các trường hợp miễn trách) công ty đã giải quyết được tranh chấp trên và bên ủy thác đã chấp nhận thanh toán với mức phí ở loại 1 tuy nhiên thời gian thanh toán đã chậm lại 2 tháng so với hợp đồng. Nhìn chung các tranh chấp xảy ra công ty đều chọn phương án thương lượng để giải quyết và chưa lần nào phải giải quyết bằng trọng tài hoặc tòa án.

CHƯƠNG III

NHỮNG ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ

TRONG HỢP ĐỒNG ỦY THÁC XUẤT NHẬP KHẨUI. Đánh giá chung về nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác I. Đánh giá chung về nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả việc thực hiện các vấn đề pháp quy trong loại hợp đồng này (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w