0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Về phía công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP QUY TRONG LOẠI HỢP ĐỒNG NÀY (Trang 48 -51 )

- Vấn đề ban hành các văn bản pháp luật kinh tế

2. Về phía công ty

Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang, quá trình thực tập được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn thực tập tổng hợp và giai đoạn thực tập chuyên ngành. Khoảng thời gian thực tập chuyên ngành là 10 tuần tôi đã tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp quy và thực tiễn áp dụng các vấn đề đó trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu của công ty, từ đó thấy được một số mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế trong việc áp dụng các vấn đề pháp quy về loại hợp đồng này của cơ sở như đã trình bày trong phần đánh giá ở trên, dưới đây theo quan điểm và sự hiểu biết của mình tôi xin nêu ra mật số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong loại hợp đồng này:

* Về những mặt đã làm tốt, công ty lên tiếp tục thực hiện và phát huy như soạn thảo các hợp đồng mẫu đáp ứng nhanh yêu cầu về tiến độ giao kết hợp đồng kinh tế nói chung trong hoạt động kinh doanh. Các vấn đề quy định về hợp đồng kinh tế như về chủ thể giao kết hợp đồng, nội dung và hình thức hợp đồng công ty đã thực hiện phù hợp với các vấn đề pháp quy về hợp đồng kinh tế. Thực hiện các nghĩa vụ

của mình trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu theo các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác một cách đầy đủ và chu đáo tạo nên ấn tượng tốt đối với các đối tác trong loại hợp đồng này như cung cấp các thông tin về giá cả, thị trường đối tác của bên uỷ thác một cách chính xác kịp thời.

* Về những mặt hạn chế công ty lên có những giải pháp cụ thể dần khắc phục và hoàn thiện:

- Thứ nhất : Cần có một quan điểm đúng về ảnh hưởng của pháp luật kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty từ đó có những chính sách cụ thể trong việc nâng cao trình độ pháp lý kinh tế cho các cán bộ phụ trách các mảng có liên quan tới việc thiết lập các quan hệ hợp đồng kinh tế tránh những bất lợi khi tham gia ký kết hợp đồng do không nắm bắt được các vấn đề pháp quy cụ thể cho các vấn đề liên quan nhất là trong thời gian này khi công ty chưa có bộ phận chuyên trách về các vấn đề pháp lý. Cần mạnh dạn trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh bằng con đường Trọng tài và Toà án nhằm giảm thiểu các thiệt hại về kinh tế và uy tín đối với công ty bởi giải quyết bằng con đường thương lượng hoặc hoà giải công ty thường chấp nhận những yêu cầu của bên đối tác do tâm lý lo ngại việc mất đối tác nếu như giải quyết tranh chấp bằng con đường Trọng tài hoặc Toà án, việc mạnh dạn giải quyết các tranh chấp phát sinh bằng hai con đường trên khi giải quyết bằng biện pháp thương lượng hoặc hoà giải có những khó khăn nhất định còn bổ xung các kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp của công ty giúp công ty có được bản lĩnh, kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh.

- Thứ hai: Cẩn trọng trong việc thiết lập các hợp đồng kinh tế, các điều khoản trong hợp đồng kinh tế thể hiện những quyền lợi và nghĩa vụ của công ty do vậy cần thận trọng trong việc đàm phán ký kết hợp đồng, trong nền kinh tế hiện nay, nhất là khi thiết lập các quan hệ kinh tế với đối tác nước ngoài, công ty nên có các điều khoản thoả thuận luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp nếu có và các trường hợp miễn trách, không nên có tư tưởng hợp đồng kinh tế chỉ là hình thức ghi nhận quan hệ kinh tế đơn thuần. Việc ký kết thực hiện hợp đồng công ty cần khắc phục những hạn chế sau:

- Về việc xác định cơ sở hình thành hợp đồng kinh tế, công ty không được căn cứ vào các văn bản pháp quy đã hết hiệu lực thi hành, cần có sự cập nhật những thay đổi của các văn bản pháp luật để có nhứng căn cứ xác lập hợp đồng chính xác.

- Về hình thức hợp đồng, cần có sự linh hoạt trong việc xác định các hình thức hợp đồng kinh tế phù hợp với các quy định của Luật thương mại về hợp đồng thương mại và đáp ứng được yêu cầu nắm bắt thời cơ trong kinh doanh

- Về nội dung của hợp đồng, các điều khoản về hàng hoá dịch vụ, công ty đữ thực hiện khá tốt, phù hợp với các quy định của pháp luật kinh tế. Tuy nhiên các điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, các trường hợp miễn trách, hợp đồng vô hiệu chưa được công ty thực chú trọng trong một số hợp đông do tâm lý chủ quan và các thói quen thương mại giữa công ty và các đối tác, điều này có thể gây bất lợi cho công ty khi có tranh chấp xảy ra.

- Thứ ba: Công ty nên thành lập bộ phận chuyên trách về các vấn đề pháp quy trong kinh doanh, bộ phận này có chức năng trong việc soạn thảo và tham gia đàm phám ký kết các loại hợp đồng trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, tư vấn cho các bộ phận khác về các vấn đề pháp quy trong lĩnh vực của các bộ phận. Để bộ phận này hoạt động một cách hiệu qủa cần phải tuyển chọn nhân lực một cách chu đáo, có văn bản quy định nhiệm vụ và chức năng của bộ phận này. Bộ phận này phải thường xuyên cập nhật những thay đổi của các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động kinh tế của công ty, nhất là trong lĩnh vực thương mại trong nước và thương mại quốc tế.

Vậy trong thời gian tới công ty cần phải lỗ lực trong việc khắc phục một số hạn chế trên nhằm nâng cao hiệu quả pháp lý của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu nói riêng và hợp đồng thương mại nói chung. Có như vậy công ty mới có thể phát triển được trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO, việc gia nhập tổ chức này đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường nước ta, khi đó việc ký kết các hợp đồng với các đối tác nước ngoài sẽ thường xuyên hơn do vậy việc nắm vững luật là một điều kiện tiên quyết khi thực hiện hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài.

Đề án này một đã tập chung vào hai vấn đề chính:

Vấn đề thứ nhất là vấn đề pháp quy về hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Hợp đồng loại này thuộc sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng nói chung, vấn đề uỷ quyền và luật chuyên ngành là luật thương mại năm 2005 điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng kinh tế và vấn đề uỷ thác trong việc mua bán hàng hoá - một bộ phận của một số hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2006 quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu.

Vấn đề thứ hai là việc áp dụng các vấn đề pháp quy về loại hợp đồng này vào thực tiễn hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại đơn vị thực tập, những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn của các vấn đề pháp quy về hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các vấn đề pháp quy trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu của công ty.

Do sự hạn chế về thời gian cũng như về kiến thức, Báo cáo này chưa đi sâu phân tích được các vấn đề đã nêu ra và mới chỉ dừng lại trên góc độ so sánh đơn thuần. Em xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của các thầy cô nhằm hoàn thiện hơn vấn đề mà đề tài này nghiên cứu.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP QUY TRONG LOẠI HỢP ĐỒNG NÀY (Trang 48 -51 )

×