Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo thự tập tốt nghiệp đề tài quản trị nhân lực ppt (Trang 52 - 61)

BẢNG 2.12. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA VINADECOR JSC

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Giá trị % TÀI SẢN 357.904 619.374 2614.470 173,05 A Tài sản ngắn hạn

213.035 420.153 207.118 197,2

I Tiền và các khoản tương

đương tiền 15.514 64.407 48893 415,15 II

Các khoản ĐTTC ngắn hạn

- - - -

III Các khoản phải thu 32.783 43.877 11.094 133,8

IV

Hàng tồn kho 155.051 297.124 142.073 191,62 V Tài sản ngắn hạn khác 9.688 14.745 5057 152,2

B Tài sản dài hạn, đầu tư dài

hạn 144.869 199.221 54352 137,5

I

Các khoản phải thu dài hạn

- - - -

II

Tài sản cố định 139.447 185.834 46.387 133,26 III Bất động sản đầu tư - - - - IV Các khoản đầu tư tài chính

dài hạn 2.010 13.036 11.026 648,6 V Tài sản dài hạn khác 3.411 351 (3.060) (10,29) NGUỒN VỐN 357.904 619.374 261.470 173,05 A Nợ phải trả 276.184 479.004 202.820 173,43 I Nợ ngắn hạn 223.830 405.366 181.536 181,1 II Nợ dài hạn 52.354 73.638 21.284 140,7 B Nguồn vốn chủ sở hữu 81.720 140.370 58.650 171,8

I

Nguồn vốn - Quỹ

81.064 139.570 58.506 172,2

II

Nguồn kinh phí, quỹ khác 656 800 144 122

(Nguồn: Phòng Kế toán VINADECOR JSC)

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của Doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm thành lập báo cáo.

Các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán được hình thành dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.

* Về TSLĐ và đầu tư ngắn hạn:

Năm 2011 TSLĐ tăng 207.118 triệu đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng tương ứng là 97,22%; chủ yếu do các khoản phải thu tăng 33,84% ứng với 11.094 triệu đồng do phát sinh nhiều chi phí cho việc mua nguyên vật liệu.

TSLĐ còn tăng do giá trị hàng tồn kho tăng lên 142.037 triệu đồng tương ứng với 91,63% mà chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho do Công ty dự trữ để đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất

* Về TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn:

Tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH năm 2011 so với năm 2010 tăng 37,51% ứng với 54.342 triệu đồng. Trong đó TSCĐ hữu hình tăng 36,11% ứng với 48.104 triệu đồng.

Ngoài TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thì khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2011 đã giảm đi so với năm 2010

* Về nguồn vốn:

So với năm 2010, tổng nguồn vốn năm 2011 đã tăng thêm 261.470 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 73,05%. Trong tổng nguồn vốn tăng thì nợ phải trả tăng 202.820 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 73,44%, trong đó chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 181.538 triệu đồng tương ứng với 81,1%. Mục đích của khoản vay là nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh và khả năng chi trả của Công ty. Tuy nhiên với việc vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng cao như vậy

thể đảm bảo được nhu cầu sản xuất kinh doanh và khả năng chi trả hiện thời, về kế hoạch sản xuất lâu dài còn gặp rất nhiều khó khăn, Công ty còn phải khắc phục.

* Về nguồn vốn chủ sở hữu:

Năm 2011 đã tăng thêm 58.650 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 71,77% so với năm 2010. Nếu nghiên cứu tài liệu chi tiết, nguồn vốn kinh doanh tăng trong năm 2011 chủ yếu là do tăng nguồn vốn tự bổ sung. Như chúng ta đều biết, vốn tự bổ sung được lấy từ quỹ đầu tư phát triển kinh doanh, mà quỹ này được trích từ lợi nhuận để lại cho Công ty. Như vậy, với việc tăng vốn tự bổ sung chứng tỏ sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả và từ hiệu quả đạt được Công ty lại tiếp tục đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm tới.

2.4.3. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty

Để đánh giá năng lực phát triển của một doanh nghiệp ta có thể dựa vào chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn. Qua đó biết được khả năng tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả của việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Nguồn hình thành vốn của Công ty Cổ phần Xây lắp và Trang trí nội thất Việt Nam chủ yếu là do sư đóng góp của các cổ đông và vốn vay. Những năm gần đây tổng tài sản của Công ty tăng lên rõ rệt, chứng tỏ Công ty đã ngày càng mở rộng phạm vi, lĩnh vực kinh doanh của mình.

* Cơ cấu tài sản

Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán năm 2010 và năm 2011 của VINADECOR JSC, ta có bảng so sánh về cơ cấu tài sản như sau:

BẢNG 2.13.CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA VINADECOR JSC

(Nguồn: Phòng Kế toán VINADECOR JSC)

- Năm 2011 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 73,06% so với năm 2010

- Tỷ trọng TSLĐ và đầu tư tài chính ngắn hạn trong tổng tài sản của Công ty tương đối cao, chiếm khoảng 67,84% trong tổng tài sản (năm 2011) của Công ty. Điều đó tạo cho Công ty khả năng thanh toán ngắn hạn lớn.

- Tỷ trọng tiền trong tổng TSLĐ và ĐTNH là 10,40%. Tỷ trọng tiền nói lên lượng tiền trong năm của Công ty thấp. Vì vậy, nó biểu hiện tiền trong Công ty được huy động tối đa vào quá trình sử dụng vốn. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cao.

- Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng TSLĐ và ĐTNH năm 2011 là 7,08% giảm đi so với năm 2010 (9,16%). Công ty cần có biện pháp để thúc đẩy quá trình thu hồi nợ, trong các khoản phải thu của Công ty thì chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng. Do đó, Công ty cần có chính sách bán hàng hợp lý để thúc đẩy khả năng thanh toán của khách hàng như quy định rõ trong hợp đồng

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 So sánh

% Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) TÀI SẢN 357.904 100,00 619.374 100,00 173,06 TSNH 213.035 59,52 420.153 67,84 197,22 Tiền & TĐT 15.514 4,33 64.407 10,40 415,15 Khoản PTNH 32.783 9,16 43.877 7,08 133,84 Hàng tồn kho 155.051 43,32 297.124 47,97 191,63 TSNH khác 9.688 2,71 14.745 2,38 152,20 TSDH 144.869 40,48 199.221 32,16 137,52 Tài sản cố định 139.447 38,96 185.834 30,00 133,26 BĐS đầu tư 2.010 0,56 13.036 2,10 648,56 TSDH khác 3.411 0,95 351 0,06 10,29

về thời hạn thanh toán các khoản nợ và các biện pháp khi khách hàng vi phạm thời hạn thanh toán,..

- Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng TSLĐ và ĐTNH năm 2011 là 47,97% phản ánh số sản phẩm tồn kho, nguyên phụ liệu tồn kho, … chiếm tỷ trọng lớn. Chỉ tiêu phản ánh lượng vốn ứ đọng của Công ty trong hàng tồn kho là khá lớn. Vì vậy, Công ty cần phải giảm tỷ lệ này

- Tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH trong tổng tài sản của Công ty trong năm 2011 chiếm tỷ lệ 32,16% tăng 37,52% so với năm 2010. Chỉ tiêu này cho thấy quy mô TSCĐ của công ty tăng. Điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng đầu tư máy móc trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật,… để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

* Cơ cấu nguồn vốn:

Các yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: nguồn vốn (nợ phải trả, vốn chủ sở hữu), máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, … trong đó nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Để hiểu rõ vấn đề này hơn ta xem xét bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua 2 năm:

BẢNG 2.14. BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VÔN

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Nguồn vốn Năm 2010 Năm 2011 So sánh

(%) Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) A. Nợ phải trả 276.184 77,17 479.004 77,34 173,44 Nợ ngắn hạn 223.830 62,54 405.366 65,45 181,10 Nợ dài hạn 52.353 14,63 73.638 11,89 140,66 B. Vốn chủ sở hữu 81.720 22,83 140.370 22,66 171,77 Vốn chủ sở hữu 81.064 22,65 139.570 22,53 172,17 Nguồn kinh phí và quỹ khác 656 0,18 800 0,13 121,95 Tổng cộng NV 357.904 100,00 619.374 100,00 173,06

(Nguồn: Phòng Kế toán VINADECOR JSC)

Nguồn vốn năm 2011 tăng 261.470 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng là 73,06% do nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Điều đó cho thấy quy mô của Công ty tăng lên một phần là do Công ty đã chiếm dụng vốn của các đơn vị khác.Tuy nhiên nợ phải trả của Công ty tăng với mức cao hơn nguồn vốn chủ sở hữu. Vì vậy mà Công ty cần có kế hoạch để tăng nguồn vốn CSH lên cao hơn nữa và có kế hoạch giảm các khoản nợ phải trả làm tình hình tài chính của Công ty được cải thiện.

2.4.4. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của Công ty

2.4.4. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của Công ty BẢNG 2.15. BẢNG CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn: TSLĐ/Nợ ngắn hạn Lần 0,95 1,04 Hệ số thanh toán nhanh: (TSLĐ - HTK)/Nợ ngắn hạn Lần 0,26 0,3 Hệ số thanh toán tổng quát: (tổng TS/ tổng Nợ) Lần 1,296 1,293

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Hệ số Nợ/Tổng tài sản % 77,17 77,34

Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu % 340,7

0 343,20

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Hệ số Vòng quay HTK: Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho

Lần

3,50 2,94

Hệ số Doanh thu thuần/Tổng tài sản % 162,93 154,88

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (ROS) % 1,73 2,46 Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) % 12,43 16,88 Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA) % 2,82 3,80

(Nguồn: Phòng Kế toán VINADECOR JSC)

Đánh giá chung về các chỉ tiêu tài chính: * Về khả năng thanh toán:

- Hệ số thanh toán tổng quát của năm 2011 tuy có giảm hơn so với năm 2010, song hệ số này vẫn tương đối cao và bằng 1,293 > 1. Chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài như: Tiền vay Ngân hàng, tiền vay người quen, thế chấp, vay mượn TSCĐ…. Đều có tài sản đảm bảo. Như vậy, khả năng thanh toán tổng quát của Công ty là rất tốt.

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2011 (là 1,04 lần) cao hơn so với năm 2010 (0,95 lần) là: 1,04 – 0,95 = 0,09 lần.

- Khả năng thanh toán nhanh tăng trội từ 0,26 lần lên 0,3 lần, lý do chính thu cổ phần vào dịp cuối năm chưa kịp giải ngân, phân bổ vốn. Như vậy, chỉ tiêu

này của Công ty còn ở mức thấp, Công ty vẫn gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ

* Về năng lực hoạt động:

Tình hình sử dụng Tài sản của năm 2011 thấp hơn năm 2010. Nguyên nhân là do vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 2011 đã giảm so với năm trước, dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản năm 2011 không tốt bằng năm 2010. Công ty cần duy trì và tăng hiệu quả sử dụng tài sản vì: Tỷ số này có giá trị càng cao càng thể hiện khả năng hoạt động nhằm gia tăng thị phần và sức cạnh tranh của Công ty càng lớn.

* Về tỷ suất sinh lời:

Tỷ xuất lợi nhuận sau thuế/doanh thu là 2,46% tăng so với 2010 là 0,73%, tỷ suất LN sau thuế/vốn chủ sở hữu 16,88% tăng so với năm 2010 là 4,45%.

* Về mức chi trả cổ tức:

Theo đại hội đề ra mức trả 12%/năm thì năm 2010 đã trả 8% đầu năm 2011 trả tiếp 4%: tổng số 12% đạt chỉ tiêu đại hội đề ra.

* Chi trả lãi:

Lãi toàn công ty 23,562 tỷ đồng vượt 8,422 tỷ so với kế hoạch thông qua đại hội.

Như vậy, các chỉ tiêu tài chính của Công ty đều tăng lên so với năm 2010. Đặc biệt là chỉ tiêu sinh lời của Công ty năm 2011 là rất tốt, cao hơn hẳn so với năm 2010. Điều này cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất khả quan, Công ty đang trên đà tiến triển rất tốt. Để nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hơn nữa thì Công ty cần phải tăng nhanh các vòng quay.

2.4.5. Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của Công ty

Năm 2011, doanh thu của Công ty đã có sự tăng trưởng mạnh. Doanh thu năm 2011 đạt 987.778 triệu đồng (tăng 63,52% so với doanh thu năm 2010). Tình hình thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Công ty diễn biến theo chiều hướng thuận. Mặc dù trong năm 2011, tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng với định hướng phát triển đúng đắn và sự quyết tâm cao,

hoạch đề ra tại Đại hội cổ đông thường niên tổ chức ngày 29.4.2011. Doanh thu của Công ty đã có sự tăng trưởng mạnh. Doanh thu năm 2011 đạt 987.778 tỷ đồng tăng 10,98% so với kế hoạch và tăng 63,52% so với năm 2010, lợi nhuận sau thuế 23,562 tỷ đồng tăng 55,63% so với kế hoạch và tăng 133,8% so với năm 2010.

Qua phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty ta có thể thấy rằng: tình hình tài chính của Công ty tương đối tốt, song vấn đề về vốn chủ sở hữu còn gặp nhiều khó khăn, vốn kinh doanh chủ yếu là vốn đi vay. Bên cạnh đó các chỉ tiêu của năm 2011 cũng đã tốt hơn rất nhiều, do đó ta có thể thấy được sự cố gắng nỗ lực không ngừng của Công ty. Tuy nhiên, Công ty cần phải phát huy hơn nữa trong những năm tiếp theo.

PHẦN III

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo thự tập tốt nghiệp đề tài quản trị nhân lực ppt (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w