Khảo sát chu kỳ hoạt động Mặt trời thứ 24 (giai đoạn đầu chu kỳ).

Một phần của tài liệu khảo sát chu kỳ hoạt động thứ 24 của mặt trời (Trang 45 - 46)

K Giá trị biến thên

2.3.2. Khảo sát chu kỳ hoạt động Mặt trời thứ 24 (giai đoạn đầu chu kỳ).

Một trong những dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của một chu kỳ là sự xuất hiện của vết đen (Sunspot) ở vĩ độ cao (định luật Sporer) và có sự phân cực từ ngược - Reversed polarity (định luật Hale-Nicholson). Sự phân cực từ ngược ở đây chính là sự kết hợp của vết đen có cực từ đối với cực từ của chu kỳ trước đó. Theo định luật Sporer, vào cuối chu kỳ, vết đen thường trôi về gần xích đạo Mặt trời, vậy vết đen mới xuất hiện phải ở vĩ độ cao hơn khoảng 25P o P hay 30P o P .

Ngày 04/01/2008, một vết đen mặt trời xuất hiện ở 30P

o

P vĩ Bắc và NOAA đã đặt tên cho vết đen này là AR 10981, nó có kích thước khoảng

Hình 2.4. Vết đen AR 10981 (Internet)

bằng Trái đất chúng ta, tồn tại trong vòng 3 ngày từ ngày 4 đến ngày 6, có phân cực với vết đen AR 10980. Sự xuất hiện của AR 10981 là dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của một chu kỳ hoạt động mới, chu kỳ thứ 24.

Trong khi chu kỳ 24 bắt đầu nhưng chu kỳ 23 vẫn chưa kết thúc vì trên thực tế chu kỳ 23 đến tận tháng 11 năm 2008 mới chấm dứt, vì vậy cả hai chu kỳ sẽ cùng tồn tại trong một khoảng thời gian, theo dự đoán có thể là một năm hay có thể là nhiều hơn. Trong chu kỳ thứ 23 sự đảo cực từ diễn ra tương đối chậm và sau cực đại có những vụ BNMT và CME diễn ra rất mạnh đây vẫn còn là một điều khó hiểu.

Theo NOAA dự đoán chu kỳ thứ 24 sẽ bắt đầu vào tháng 3 năm 2008 ± 6 tháng, như vậy so với dự đoán của NOAA thì không có sự chênh lệch gì nhiều trong hoạt động thực tiễn của Mặt trời.

Như vậy, để dễ dàng trong việc khảo sát hoạt động Mặt trời, tôi sẽ chọn khoảng thời gian sau khi chu kỳ thứ 23 thực sự kết thúc (tháng 11 năm 2008), để tìm hiểu về hoạt động của chu kỳ thứ 24.

Một phần của tài liệu khảo sát chu kỳ hoạt động thứ 24 của mặt trời (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)