Hoàn thiện về định giá trong các chuẩn mực đã ban hành

Một phần của tài liệu thực trạng áp dụng giá trị hợp lý tại việt nam và những vấn đề đặt ra xung quanh việc sử dụng giá trị hợp lý (Trang 54 - 56)

Nhận xét định giá theo chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực Việt Nam

Về mặt định giá, trong mỗi chuẩn mực quốc tế (IAS) thường có:

- Định giá cho ghi nhận ban đầu : ghi theo giá gốc là các chi phí liên quan trực tiếp đến việc tạo ra khoản mục.

- Trình bày sau ghi nhận ban đầu: thường có 2 các để lựa chọn:

+ Phương pháp hạch toán chuẩn: sử dụng giá gốc trừ khấu hao (nếu có) trừ

+ Phương pháp thay thế: sử dụng giá trị hợp lý để trình bày khoản mục. Trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành thì định giá cho ghi nhận ban đầu và định giá sau ghi nhận ban đầu đã thỏa mãn theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam, tức là lựa chọn các tiếp cận thứ hai – trình bày theo giá gốc.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có một số khoản mục có thể chọn cách tiếp cận thứ hai, chẳng hạn như khoản mục: bất động sản đầu tư, công cụ tài chính, các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư vào công ty con để phản ánh

đúng phần sở hữu của nhà đầu tư trong báo cáo tài chính (tức chọn phương pháp vốn chủ sở hữu để trình bày trong báo cáo của riêng nhà đầu tư). Vì nếu phản ánh theo giá gốc sẽ không phản ánh được những thay đổi của thị trường, nhất là đối với những khoản mục dài hạn, sẽ không phản ánh được lãi - lỗ chưa thực hiện vào đúng kỳ mà nó phát sinh.

Hoàn thiện vềđịnh giá

Trong phạm vi xác định theo giá trị hợp lý trong các chuẩn mực đã ban hành chúng tôi đề nghị thay đổi cách định giá đối với khoản mục bất động sản đầu tư:

Hiện nay chuẩn mực yêu cầu trình bày bất động sản đầu tư theo giá gốc trừ

khấu hao lũy kế. Nếu trình bày theo giá này sẽ không thỏa mãn nguyên tắc dồn tích. Ví dụ: bất động sản đầu tư cho mục đích tăng giá (để bán) có giá gốc vào năm X1 là 100 triệu đồng, năm X2 giá thị trường là 140 triệu đồng (doanh nghiệp vẫn trình bày theo giá gốc 100 triệu đồng), năm X3 giá thị trường là 200 triệu đồng, giả sử

lúc này doanh nghiệp bán bất động sản, và doanh nghiệp sẽ ghi lãi là 100 triệu, nhưng thực chất lãi trong năm X3 chỉ có 60 triệu đồng và 40 triệu đồng là lãi xuất hiện trong năm X2.

Vì vậy, chúng tôi đề nghị bất động sản đầu tư cho mục đích tăng giá nên được trình bày sau ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý của chúng.

3.3. GIAI ĐOẠN 2 - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐỒNG HÀNH VỚI HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM HÀNH VỚI HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM

Sau bước đầu thử nghiệm để các doanh nghiệp làm quen với giá trị hợp lý và cũng để tạo điều kiện phát triển thị trường, đào tạo nhân viên định giá…, sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý thuyết về giá trị hợp lý để giá trị hợp lý cùng đồng hành trong hệ

thống kế toán Việt Nam.

3.3.1. Mục tiêu

Trong giai đoạn này mục tiêu đặt ra là tạo thành hệ thống lý thuyết đầy đủ về

giá trị hợp lý tồn tại song song với giá gốc, tức là trong giai đoạn này hệ thống kế

toán sẽ ghi nhận ban đầu theo giá gốc và trình bày sau ghi nhận ban đầu theo giá trị

hợp lý cho một số khoản mục. Hệ thống này cần thống nhất từ Luật kế toán đến chuẩn mực chung và chuẩn mực cụ thể.

3.3.2. Giải pháp thực hiện

Để phát triển giá trị hợp lý đồng hành cùng hệ thống kế toán Việt Nam thì cần phải:

- Điều chỉnh Luật kế toán và chuẩn mực chung, - Định hướng các chuẩn mực mới.

3.3.2.1 Điu chnh Lut kế toán và chun mc chung

Cho đến giai đoạn này, cơ sở lý thuyết về giá trị hợp lý tại Việt Nam là chưa thống nhất, giá trị hợp lý chưa được đề cập trong Luật và trong chuẩn mực chung như một cách định giá riêng. Do đó cần phải điều chỉnh Luật kế toán và chuẩn mực chung.

Một phần của tài liệu thực trạng áp dụng giá trị hợp lý tại việt nam và những vấn đề đặt ra xung quanh việc sử dụng giá trị hợp lý (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)