IV. TẬN DỤNG CÁC CHẤT THẢI TỪ SẢN PHẨM
1/ Tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp còn bị bỏ ngỏ.
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Tư vấn quốc gia về sử dụng hiệu
quả năng lượng cho thấy khả năng tiết kiệm năng lượng (TKNL) của các
ngành công nghiệp ở Việt Nam còn rất lớn. Ví dụ như công nghiệp xi măng có thể TKNL tới gần 50%; dệt may 25%; thép và chế biến thực
phẩm 20%. Kết quả tính toán và thực tế cho thấy chỉ cần thay bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn huỳnh quang cũng có thể tiết kiệm tới 60-75 % chi phí chiếu sáng. Bằng biện pháp tiết kiệm giản đơn này những doanh
nghiệp lớn đã có thể tiết kiệm mỗi năm hàng trăm nghìn kWh điện.
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp nhà nước lâu nay kinh doanh theo cơ chế "lời ăn, lỗ Nhà nước chịu". Tư tưởng "cha chung không ai khóc" đã dẫn tới tình trạng thiếu ý thức tiết kiệm năng lượng; không chịu
cải tiến và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Bộ Công Thương
cũng thừa nhận công nghiệp Việt Nam đã lãng phí quá nhiều năng lượng. Cụ thể để có được 1 USD cho GDP thì Việt Nam mất trên 1 kWh
điện; trong khi Hàn Quốc mất 0,518 kWh, Malayxia mất 0,740 kWh,
Philipin cũng chỉ cần 0,512 kWh...(nguồn: LĐ, 25/7/2008)
Nhiều doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp đã ứng dụng một số
sáng kiến, kỹ thuật góp phần TKNL, trong đó có năng lượng điện, tuy
nhiên kết quả các giải pháp tiết kiệm thu được còn rất hạn chế.
Bên cạnh khả năng TKNL, trên thực tế chúng ta có thể thấy tại các cơ sở
sản xuất vẫn tồn tại những nguồn năng lượng như nhiệt năng của đuôi hơi nóng, khí lò nhiệt độ cao, nước làm nguội sản phẩm..., nhất là những
nguồn nhiệt quy mô nhỏ, không tập trung thường bị bỏ phí. Nguyên nhân của sự lãng phí này là do trong quá trình thiết kế công nghệ, các
nhà thiết kế đã bỏ qua hoặc do công nghệ thiếu đồng bộ, do không tìm
Nước ta đang xây dựng chiến lược phát triển kinh tế mới. Trong chiến lược này, Nhà nước cần xem xét phát triển cái gì và như thế nào để
TKNL. Bên cạnh chiến lược phát triển năng lượng của Nhà nước, mỗi cơ sở doanh nghiệp cũng cần phát triển các giải pháp về tiết kiệm, trong đó có TKNL, để đảm bảo sản xuất hiệu quả.
2/Sử dụng lãng phí vật liệu, tài nguyên
Đây cũng là vấn đề thường xảy ra đối với các nước có nền công nghệ
sản xuất công nghiệp còn thấp như nước ta. Trong nhiều quy trình công nghệ sản xuất có sử dụng tài nguyên trong nước, tỷ lệ tài nguyên được
sử dụng hữu ích không cao, nhiều vật liệu đi kèm trong tài nguyên
không được chú ý tận dụng tốt, gây lãng phí lớn.
Những trường hợp dùng tài nguyên quý hiếm để sản xuất ra sản phẩm ít
giá trị (trong khi nếu có công nghệ thích hợp thì có thể cho sản phẩm có
giá trị cao hơn) hoặc xuất khẩu nguyên liệu thô (dầu thô, than đá, các
loại quặng khoáng, v.v...) cũng đang là một dạng lãng phí tài nguyên ở nước ta.