- Nhóm công nghệ sản xuất hóa chất cơ bản
2/ Trong quản lý chất thải vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết
- Đối với chất thải sản xuất:
Tuy hiện nay CNHC ở nước ta không có các vấn đề bức xúc lớn trong
quản lý các chất thải sản xuất nhưng ở từng cơ sở sản xuất trong ngành vẫn có những vấn đề liên quan đến khí thải, nước thải hoặc chất thải rắn
phát sinh cần giải quyết (xem I.2. mục 1/ bên trên).
- Đối với chất thải sản phẩm
Các vấn đề về rác thải, trong đó có chất thải sản phẩm, ở nước ta hiện đang là vấn đề chung của xã hội chứ không chỉ là vấn đề riêng của
CNHC.
II. TÌNH HÌNH BVMT SẢN XUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
THUỘC TỔNG CÔNG TY HÓA CHẤT VIỆT NAM
II.1. Thực hiện chiến lược phát triển bền vững tại Tổng Công ty Hoá
chất Việt Nam
Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (TCT) là một doanh nghiệp nhà nước
lớn. Hoạt động của TCT mang tính chất đại diện cho CNHC Việt Nam
với các ngành sản xuất quan trọng, cung cấp nhiều loại sản phẩm đa
dạng phục vụ phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Một số sản phẩm
của Tổng Công ty về cơ bản đã đáp ứng được những nhu cầu trong nước
Nhiều sản phẩm của TCT được sản xuất trên các dây chuyền công
nghiệp quy mô tương đối lớn, có sử dụng nhiều nguyên liệu, năng lượng nên đã đặt TCT trước những thách thức về môi trường. Vì thế, để phát
triển TCT theo chiến lược phát triển bền vững, trong những năm gần đây
vấn đề tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, giảm ô nhiễm và BVMT
ngày càng được TCT quan tâm nhiều hơn với các hoạt động tập trung
chủ yếu vào những mặt sau:
1/ Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên từ TCT đến các doanh nghiệp thành viên về sản xuất sạch hơn (SXSH) và
phát triển bền vững và triển khai một loạt công việc liên quan:
- Cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo nguồn nhân lực và chuẩn bị năng
lực về SXSH. Một số doanh nghiệp trong TCT tham gia trình diễn kỹ
thuật đánh giá SXSH (nằm trong khuôn khổ các dự án nghiên cứu, trình diễn về SXSH do các tổ chức Quốc tế phối hợp với các tổ chức môi trường Việt Nam). Phương hướng phát triểnSXSH để phát triển bền
vững ở TCT có thể được chia thành 3 nhóm hành động chính sau:
a/ Ngăn ngừa tại nguồn: Quản lý tốt nội vi; thay thế nguyên liệu; kiểm
soát tốt hơn quá trình công nghệ; TKNL, tiết kiệm nước; thay đổi công
nghệ, cải tiến thiết bị.
b/ Thu hồi phế liệu, chất thải tái sử dụng và tạo ra sản phẩm phụ có ích.
- Tổ chức cho một số đơn vị (Công ty Supe phôtphát và Hóa chất Lâm Thao, Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì, Nhà máy Hóa chất Biên Hòa thuộc Công ty TNHH một thành viên Hóa chất cơ bản miền
Nam, Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc,
Công ty Cổ phần ắc quy Tia Sáng, v.v...) tham gia các chương trình kiểm toán giảm thiểu chất thải, thực hiện các dự án khảo sát ô nhiễm,
xây dựng kế hoạch khắc phục ô nhiễm và sự cố. Nhiều nhà máy, công ty khác cũng đã đăng ký đề tài áp dụng SXSH trong đơn vị mình. Kết quả đánh giá SXSH của các dự án đã chỉ ra nhiều cơ hội tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, vật tư và tài nguyên nước cũng như giảm chất thải
trong sản xuất.
2/ Triển khai thực hiện một số biện pháp kỹ thuật- công nghệ và quản lý
nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường với các giải pháp cụ thể:
- Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm cải thiện điều kiện
làm việc, nâng cao năng suất lao động, giảm ô nhiễm môi trường. Đến
nay hầu hết các đơn vị trong TCT đều có những thay đổi, cải tiến hoặc đổi mới công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng, tài nguyên nước, vật tư
nguyên liệu, giảm thải chất thải độc hại ra môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Chuyển từ nhấn mạnh xử lý ô nhiễm sang phòng ngừa ô nhiễm kết hợp
- Đổi mới công tác quản lý, củng cố tổ chức bộ máy làm công tác an toàn và BVMT. Nhiều người vẫn quan niệm vấn đề ô nhiễm môi trường
công nghiệp chủ yếu được giải quyết bằng con đường công nghệ. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì thực tế cho thấy có thể giảm 10 - 30% lượng
chất thải qua việc cải thiện công tác quản lý. Do đó đổi mới công tác
quản lý môi trường cũng là một vấn đề được TCT rất quan tâm.
3/ Kiểm tra, giám sát, kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- Bộ máy làm công tác BVMT của TCT được kiện toàn thống nhất từ TCT đến các đơn vị. Trong lãnh đạo có phân công người phụ trách công
tác BVMT. Giúp việc lãnh đạo là phòng, ban kỹ thuật và các chuyên viên quản lý môi trường.
Tổng Công ty có 2 Trung tâmMôi trường và 1 Trung tâm Phân tích môi
trường (đặt tại các đơn vị) làm nhiệm vụ nghiên cứu KHCN và triển
khai các công việc về môi trường như: đánh giá tác động môi trường, phân tích môi trường, tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện các
hoạt động giảm thiểu ô nhiễm, đào tạo nâng cao kiến thức về môi trường, v.v... Các trung tâm này có cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đội
ngũ cán bộ khoa học đủ mạnh và có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức môi trường trong và ngoài
nước để thực hiện tốt công việc.
- Định kỳ hàng năm các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, báo
động, phòng chống cháy nổ. Khi các yếu tố môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép các đơn vị đều tìm biện pháp xử lý, có phương tiện kỹ
thuật phòng ngừa.
4/ Đẩy mạnh các hoạt động thân thiện với môi trường trên cơ sở các chủ trương, phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp”, sản xuất bền vững và phối hợp
chặt chẽ cùng Hội Hóa học Việt Nam phát động và thúc đẩy việc áp
dụng Chương trình Responsible Care (RC) trong các doanh nghiệp và công ty liên doanh của TCT, đưa các doanh nghiệp hóa chất trong TCT trở thành những thành viên tích cực của chương trình RC tại Việt Nam.
II.2.Hướng tới hiệu quả sản xuất và BVMT tại các đơn vị thành viên TCT
II.2.1. BVMT tại Công ty Supephốt phát và Hóa chất Lâm Thao
Do điều kiện lịch sử để lại và do thực tế sản xuất, trong hệ thống sản
xuất của Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
(LAFCHEMCO) các dây chuyền sản xuất chưa được thiết kế theo các
giải pháp BVMT tổng thể. Tuy nhiên trong nhiều năm qua
LAFCHEMCO luôn chú trọng đầu tư nâng cấp công nghệ, thiết bị sản
xuất cộng với kết quả áp dụng các sáng kiến, cải tiến và ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật đã cho phép Công ty giải quyết được nhiều khó khăn, nâng
cao hiệu quả sản xuất và góp phần cải thiện môi trường. Cụ thể:
1/ Công ty liên tục đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất axit sunfuric
- Từ 2003 đã chuyển đổi hoàn toàn công nghệ sản xuất H2SO4 từ đốt pyrit sang lưu huỳnh góp phần loại bỏ các thiết bị cồng kềnh gây ô
nhiễm môi trường (thiết bị nghiền, thiết bị lọc khí, v.v...).
- Từ năm 2004 đến nay lần lượt đầu tư cải tạo công nghệ sản xuất cả 3
dây chuyền sản xuất axit sunfuric (từ tiếp xúc đơn, hấp thụ đơn sang tiếp
xúc kép, hấp thụ kép), kết hợp quản lý định mức nên đã góp phần giảm định mức tiêu hao lưu huỳnh (hiện đạt 0,339 tấn S/ tấn axit) và đã tiết
kiệm được hàng nghìn tấn lưu huỳnh và than (tương đương hàng chục tỉ đồng), đồng thời giảm phát thải các yếu tố độc hại (SO2, SO3) trong khí thải xuống dưới nồng độ quy định theo TCVN 5939-2005.
- Đầu tư nhà máy phát điện trên cơ sở tận dụng năng lượng nhiệt thừa
(khu vực đốt lưu huỳnh, tiếp xúc, v.v…) với công suất 3MW, góp phần
thu 25 triệu kWh điện (tương đương 15 tỉ đồng)/năm.
2/ Nghiên cứu tối ưu hóa việc sử dụng quặng apatit trong sản xuất supe lân:
- Nghiên cứu sử dụng tinh quặng apatit ẩm (không qua sấy) kết hợp
quặng apatit loại I trong sản xuất supe lân đạt tiêu chẩn thương phẩm (16
- 16,5% P2O5) để giảm chi phí than, điện, nhân công;
- Nghiên cứu khả năng nghiền ướt quặng apatit loại I để cắt bỏ khâu sấy
quặng trước khi nghiền nhằm tiết kiệm nhân công, năng lượng. Với giải
pháp trên, mỗi xí nghiệp đã tiết kiệm được 16 lao động vận hành hệ
thống sấy quặng, lượng than tiêu hao/ tấn sản phẩm supe lân giảm trên
- Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm sử dụng quặng apatit loại III có hàm
lượng 15% P2O5 để trung hòa supe lân sau phản ứng; hoặc để sản xuất phân supe lân có hàm lượng 14% P2O5 hữu hiệu dùng làm nguyên liệu
sản xuất phân bón NPK góp phần hạ giá thành.
3/ Đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất phân NPK:
- Nghiên cứu hoàn thiện lò đốt than tầng sôi và hệ thống lọc bụi kiểu xung điện tại Xí nghiệp Phân bón và Hóa chất Hải Dương trên cơ sở tính
toán hiệu quả để áp dụng cho các dây chuyền khác của Công ty;
- Thực hiện cải tạo các dây chuyền NPK số 1 và đầu tư mới Dây chuyền
số 2 và số 3 tại Lâm Thao, Dây chuyền số 4 tại Hải Dương đạt yêu cầu cơ giới hóa cao và có tự động hóa một số khâu. Công ty đang nghiên cứu
xây dựng Dây chuyền NPK số 5 với công nghệ hóa lỏng urê phun vào hỗn hợp nguyên liệu trong quá trình tạo hạt để tiết kiệm chi phí nhiên liệu, điện năng cho sấy sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm;
- Nghiên cứu sản xuất các chủng loại phân hỗn hợp mới mà thị trường
có nhu cầu và chú trọng nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm chi phí, ổn định giá thành sản phẩm trong điều kiện giá nguyên liệu biến động cao.
4/ Cải thiện công tác môi trường :
- Tổ chức đo kiểm môi trường sản xuất 2 lần/ năm; kiểm tra giám sát môi trường và đề ra các giải pháp xử lý, góp phần hạn chế ô nhiễm; thường
đơn vị sản xuất; tạo cảnh quan cho khu vực sản xuất và quy hoạch bãi chứa rác thải hợp lý;
- Về khí thải: Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp xử
lý khí thải tại tất cả 3 dây chuyền axit sunfuric như đã trình bày ở phần
trên;
- Về nước thải: Xử lý tuần hoàn nước thải sản xuất (chủ yếu của các xưởng axit) với tổng giá trị thực hiện là gần 50 tỉ đồng; chấm dứt hoàn
toàn lượng nước thải về phía xã Thạch Sơn từ tháng 10/2005;
- Về chất thải rắn: Ngừng sử dụng quặng pyrit và chấm dứt hoàn toàn việc thải chất thải rắn; quy hoạch xử lý bãi thải xỉ pyrit bao gồm tập
trung vận chuyển đất tiến hành san lấp toàn bộ bãi chứa xỉ, quy hoạch và trồng cỏ Vetiver và 3000 cây xanh, v.v...Về lâu dài sẽ phối hợp với
Công ty Khải Hoàn (Hà Nội) thực hiện đề tài xử lý chất thải xỉ quặng
pirit kết hợp với chế biến tinh quặng sắt, sắt xốp và tạo phôi thép theo
công nghệ VSRK và TRK.
II.2.2. Sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường tại ngành sản xuất PLNC
Công ty Phân lân Nung chảy Văn Điển (VAFCO) và Công ty cổ phần
Phân lân Ninh Bình (NIFERCO) hiện đang là những doanh nghiệp sản
xuất PLNC thành công ở nước ta. Trong nhiều năm trở lại đây cùng với
sản lượng sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận tăng cao, sản xuất ổn định
Để đạt được điều này, ngoài việc nghiên cứu áp dụng các công nghệ xử
lý các chất thải rắn, khí thải, nước thải...thì vấn đề nghiên cứu và đưa các
giải pháp công nghệ mới vào sản xuất chính là bước quyết định đến
những thành công có được của ngành sản xuất PLNC ở nước ta hiện nay.
Thành công của việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ mới đã góp phần cho các cơ sở sản xuất đạt 2 mục tiêu chủ yếu: 1/Tăng năng
lực sản xuất; tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và tăng hiệu quả sản
xuất; tăng chất lượng sản phẩm. 2/ Giảm thải và tăng chất lượng môi trường.
Hiện nay quá trình sản xuất PLNC tại 2 đơn vị trên, trong một chừng
mực nào đó, đã tiệm cận được với quá trình sản xuất- BVMT tổng thể.
Những giải pháp kỹ thuật- công nghệ sản xuất PLNC có thể được tóm tắt như sau:
1/ Nâng cấp công nghệ sản xuất PLNC : VAFCO đã tập trung nghiên cứu, thay đổi công nghệ sản xuất theo các hướng:
- Cải tạo kết cấu và trắc đồ lò cao: Đến nay VAFCO đã thực hiên 3 lần
nâng cấp công nghệ lò : Lần 1 (năm 1988), giải pháp đã được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (GPHI) số HI-0030 ngày 11/01/1991 và
được tặng giải Nhất Hội thi sáng tạo toàn quốc năm 1991. Lần 2 (năm
1996) và lần 3 (năm 2000-2001). Kết quả cải tạo đã đưa năng suất lò cao lên 11-12 tấn sản phẩm /giờ và giảm định mức than từ 0,25 tấn xuống
0,22 tấn/tấn sản phẩm. Giải pháp đã được cấp Bằng sáng chế số 1991
ngày 12/4/2001.
Tương tự, NIFERCO cũng có các cải tiến hoàn thiện công nghệ và thay
đổi kết cấu lò cao sản xuất PLNC. Giải pháp đã được cấp Bằng Độc
quyền GPHI số 325 ngày 26/3/2003.
- Tìm giải pháp sản xuất PLNC chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
bằng quặng apatit nghèo;
2/ Xử lý môi trường kết hợp với tăng hiệu quả sản xuất. Cũng nhờ các
giải pháp trên, mỗi năm mỗi đơn vị có thể thu hồi mỗi năm 50-60 nghìn tấn nguyên liệu, tiết kiệm chi phí sản xuất hàng chục tỉ đồng. Cụ thể : - Xử lý chất thải rắn kết hợp sử dụng quặng vụn và thu hồi bụi phát sinh để tận dụng nguyên liệu : Quặng vụn (apatit, serpentin...) được đóng
bánh thành dạng cục đưa vào lò cao (trung bình cứ để sản xuất 1 tấn
phân bón, tỉ lệ quặng mịn và dưới cỡ sẽ vào khoảng 0,25-0,35 tấn). Bụi
phát sinh từ các dây chuyền sản xuất (bụi sản phẩm khi sấy nghiền, cặn
sản phẩm lắng trong nước thải sản xuất...) được thu hồi và tái sử dụng. Các giải pháp trên đã góp phần tiết kiệm được nguyên liệu và hạn chế ô
nhiễm môi trường.
- Xử lý khí thải: Công nghệ xử lý khí thải mà các công ty sản xuất PLNC ứng dụng tập trung vào việc giảm số thiết bị sản xuất phát sinh khí thải,
H2S ) trước khi thải ra môi trường. Nhiệt của hệ thống đốt khí CO, H2S
được tận dụng.
- Xử lý nước thải: Khi sản xuất PLNC, trong nước thải thường có các
thành phần độc hại như HF, cặn lơ lửng, độ pH cao (6,5- 7,5), nhiệt độ nước cao. Để xử lý HF, các đơn vị đã áp dụng công nghệ của Nhật Bản,
Trung Quốc (dùng sữa vôi) và bố trí các bể lắng để thu hồi cặn lắng.
Riêng VAFCO từ tháng 9/2004 đã tuần hoàn toàn bộ nước thải làm nguội bán thành phẩm thông qua thông qua hệ thống tuần hoàn nước thải
riêng vừa có tác dụng làm nguội nước thải và thu hồi cặn lắng.
II.2.3. Nâng cấp công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất là định hướng phát triển của Công ty Phân Đạm và Hoá chất Hà Bắc
Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc hiện là cơ sở sản xuất phân đạm
duy nhất của TCT. Bắt đầu từ tháng 7/2003, Nhà máy Phân đạm Hà Bắc