CÁC KHÁNG SINH TRỊ LAO

Một phần của tài liệu đề tài các chất kháng sinh (Trang 54 - 60)

Bệnh lao là một mối đe dọa nguy hiểm cho cộng đồngĐiều trị lao rất phức tạp vì Mycobacterium triberulosis - vi sinh vật gây bệnh lao có khả năng khánglại nhiều loại thuốc. Trong điều trị lao thì chủ yếu dùng các kháng sinh sau:

Cycloserin từ môi trường nuôi cấy streptomyces orchidaceus.

Viomycin sunfat từ môi trường nuôi cấy streptomyces vinaceus.

Capreomycin sunfat từ môi trường nuôi cấy streptomyces capreolus.

và đặc biệt là Rifampin - dẫn chất bán tổng hợp từ rifamycin, chiết xuất từ môi trường nuôi cấy streptomyces mediterranei rifampin còn có tác dụng điều trị bệnh phong rifampin là một trong những thuốc thích yếu

để phòng và điều trị bệnh lao và phong. Người lớn ngày uống 600mg phối hợp với các thuốc khác.

10. CÁC KHÁNG SINH CHỐNG NẤM

Trong y học dùng các kháng sinh chống nấm như sau:

Amphotericin B: từ môi trường nuôi cấy Streptomyces nodosus dùng

Nystatin: từ môi trường nuôi cấy streptomyces nourrev dùng điều trịn các bệnh ngoài da và đường tiêu hóa gaay ra bởi các chủng candiela khác nhau.

Dùng dưới dạng kem bôi da và thuốc viêm để uống.

Cadicidin: từ môi trường nuôi cấy streptomyces griseus dùng điều trị

các bệnh do candida gây ra ở âm đạo dưới dạng thuốc mỡ hay thuốc trứng.

Natamycin: từ môi trường nuôi cấy streptomyces natalensis dùng điều trị các bệnh do candida gây ra ở mắt (nhỏ mắt)

Griseofulvin: từ môi trường nuôi cấy streptomyces griseofulvum dùng

để điều trị các bệnh do các nấm men: Trichophyton, Mierosporum, Epidermophyton gây ra các bệnh ở thân thể, móng tay, tóc và chân,

dùng dưới dạng thuốc uống.

Người lớn uống 0,5 - 1g/ ngày.

Các kháng sinh này được sản xuất bằng phương pháp lên men nuôi cấy các chủng streptomyces khác nhau.

KẾT LUẬN

Như đã trình bày ở trên, các thuốc kháng sinh là những thuốc được sử

dụng rộng rãi nhất và nhiều nhất hiện nay ở nước ta, điều này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong tương lai gần đây. Nếu đến năm 2010 dân số nước

ta sẽ có khoảng hơn 90 triệu người và bình quân tiền sử dụng thuốc cho

1 người/ năm là 15 USD thì đến thời điểm đó mỗi năm nước ta sẽ sử

dụng 1 tỷ 350 triệu USD tiền thuốc. Nếu thuốc kháng sinh chiếm 25% tổng số thuốc thì tổng số tiền thuốc dùng cho kháng sinh là 340 triệu USD. Hiện tại, bình quân tiền sử dụng thuốc 1 người/ năm của cả thế

giới là 50 USD, ở các nước Nhật - Mỹ số tiền đó lên tới 400 - 500 USD

người/ năm. Như vậy, tổng số tiền sử dụng thuốc của nước ta hiện nay

là 6 USD/ người là thuộc những nước có chỉ số tiền dùng thuốc vào loại thấp.

Thực tế hiện nay, chúng ta đã có một số dây chuyền bào chế đạt tiêu chuẩn GMC Aseane để sản xuất các dạng thuốc kháng sinh, nhưng đại bộ phận nguyên liệu kháng sinh vẫn phải nhập nội. Công nghiệp kháng sinh nói riêng và công nghiệp Hóa dược nói chung ở nước ta vẫn chưa có điều kiện phát triểnĐầu những năm 90 của thế kỷ trước, xí nghiệp

Dược phẩm 24 tại TP - Hồ Chí Minh thuộc Tổng Công ty Dược Việt

Nam đã xây dựng dây chuyền sản xuất nguyên liệu Ampicilin và Amoxicillin từ nguyên liệu trung gian 6 - APA. Qua 10 năm xây dựng và hoạt động, hiện nay mỗi năm đã có thể sản xuất được 350 tấn kháng sinh - trong số đó đã xuất được một số nguyên liệu cho BelarutĐây là

một mô hình rất đáng chú ý để nhân rộng và phát triển.

Năm 1994, lãnh đạo công ty dược phẩm Biopharm và chương trình công nghệ sinh học Quốc gia 1991 - 1995 đã tổ chức hội thảo về định

hướng phát triển công nghệ sinh học dược ở Việt Nam. Năm 1996,

gia về phát triển Công nghệ Kháng sinh ở Việt Nam. Năm 1999 - 2000, Tổng Công ty Dược Việt Nam đã chủ trì đề tài nghiên cứu Quốc gia về

công nghệ sinh học "Nghiên cứu công nghệ điều chế 6-APA, 7-ADCH và Cephalexin từ penicillin G.

Năm 2000, Tổng Công ty Dược Việt Nam phối hợp với Viện Công nghệ sinh học đã soạn thảo dự án tiền khả thi sản xuất kháng sinh ở

Việt Nam và đã được Bộ trưởng Bộ Y tế chấp nhận để trình Chính phủ.

Năm 2001, Tổng Công ty Dược lại chủ trì đề tài nghiên cứu cấp Nhà

nước: "Nghiên cứu áp dụng công nghệ sản xuất các kháng sinh mới hiệu quả cao bằng nguyên liệu trong nước".

Gần đây nhất, lãnh đạo Tổng Công ty Hóa chất và Tổng Công ty Dược

đã có văn bản trình Chính phủ về hợp tác xây dựng nhà máy sản xuất 300 tấn/ năm các Cephalexin bán tổng hợp thế hệ 1 và thế hệ 3 từ

nguyên liệu trung gian 7-ADCA và 7-ACA nhập khẩu.

Việc sản xuất nguyên liệu kháng sinh trong nước là một nhu cầu hết sức cấp bách, việc sản xuất này không những tự cung cấp được các thuốc thiết yếu để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và đặc biệt trong những tình huống thiên tai, địch họa - đồng thời đem lại lợi nhuận đáng

kể cho đất nước.

Những nước sản xuất kháng sinh hàng đầu trên thế giới là Mỹ, Anh,

đức, Nhật, Pháp, Ý, Hà Lan... cùng những nước chú trọng phát triển

kháng sinh như Trung Quốc, ấn độ, Tây Ban Nha, Áo, Bungary, Ba Lan, Secbia, Ai Cập, đài Loan, Hàn Quốc..Đã thu được hàng tỷ đôla lợi

nhuận nhờ sản xuất kháng sinh. Việc sản xuất nguyên liệu kháng sinh cần phải gắn liền với công nghiệp bào chế thì mới có khả năng thu được nhiều lợi nhuận. Nếu so sánh với các nước phát triển công nghiệp kháng sinh thì Hàn Quốc là một nước nhỏ đi sau những trải qua hơn 30 năm phát triển, Hàn Quốc hiện nay đã có nền công nghiệp sản xuất kháng sinh hiện tại - Hàn Quốc có nhiều nhà máy sản xuất penicillin tự

nhiên và các penicillin bán tổng hợp, nhà máy điều chế Cephales sporin C và các nhà máy sản xuất Cephalosporrin bán tổng hợp thế hệ 1, thế

hệ 2 và 3, còn sản xuất Vancomycin - 1 kháng sinh mới. Hàn Quốc sản xuất kháng sinh không những để tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước khác. Hiện nay các sản phẩm kháng sinh của Hàn Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam.

Trung Quốc cũng là một nước hết sức chú trọng phát triển công nghiệp kháng sinh với sự giúp đỡ của Liên Xô cũ, Trung Quốc đã xây dựng

các cơ sở sản xuất penicillin ở Thạch Gia Trang và đến nay nàh máy này sản xuất 4.000 tấn penicillin trong 1 năm. Các nhà máy kháng sinh được xây dựng ở Tứ Xuyên, Thượng Hải, Trường Sa, Hắc Long Giang, Quảng Châu để sản xuất các nguyên liệu và các thành phẩm của hầu hết kháng sinh mà không những phục vụ cho nhu cầu trong nước, Trung Quốc rất chú trọng đến việc xuất khẩu kháng sinh.

Nước ta đã có nhiều lần dự định phát triển công nghiệp kháng sinh với sự giúp đỡ của cộng đồng các nước XHCN cũ, nhưng các kế hoạch đó đều không thực hiện được. Trong chiến lược Quốc gia phát triển Ngành

học công nghệ Việt Nam từ nay đến 2010 do Thủ tướng Phan Văn Khải

ký đã xác định Việt Nam phải sản xuất kháng sinh và phải sản xuất tự

túc 60% thuốc dùng trong nước. Vì vậy, chúng ta phải ngheien cứu trên

cơ sở khoa học và khách quan để đưa ra những bước đi chắc chắn trong việc phát triển sản xuất kháng sinh ở nước ta. Trước hết là chúng ta rất hạn chế về khả năng vốn đầu tư, vì vậy trước hết chưa nên vội vàng xây dựng các nhà máy lên sản xuất nguyên liệu penicillin với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD. Mặt khác, việc sản xuất penicillin nguyên liệu

đang bão hòa trên thị trường quốc tế nên chúng ta cần phải cân nhắc suy nghĩ chín chắn về vấn đề này. Trước hết dựa vào kinh nghiệm và thành quả cao dây chuyền sản xuất ampicillin và amoxicillin ở TP Hồ

Chí Minh, chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng việc xây dựng sản xuất các Cephalosporin bán tổng hợp sẽ đem lại những kết quả như ta mong

muốn. Hơn nữa các thuốc Cephalosporin bán tổng hợp có giá trị phòng chữa bệnh cao hơn, tốt hơn và giá thành cao hơn so với các penicillin bán tổng hợp, ampicillin, amoxicillin. Và nếu dự án này được thực hiện thì đến 2007, chúng ta có thể tự túc được phần lớn các Cephalosporin bán tổng hợp để sử dụng trong nước và giành một phần để xuất khẩu. Việc cân nhắc sau đó sẽ lập nhà máy sản xuất penicillin nguyên liệu 1.000 tấn/ năm hay Cephalosporin nguyên liệu 300 tấn/ năm nhằm mục

đích tự túc các nguyên liệu trung gian 6-APA, 7-ADCA, 7-ACA phải

được xúc tiến ngay từ bây giờ ở quy mô nhà nước mà lực lượng tham gia chủ yếu sẽ là Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công nghiệp và Bộ Y tế. Chúng tôi cho rằng cần thành lập một tiểu ban về chiến lược phát triển

kháng sinh trực thuộc chương trình công nghệ sinh học Quốc gia và xin Chính phủ đầu tư cho một phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về

kháng sinh để chuẩn bị nhiều mặt về khoa học và công nghệ cho việc phát triển sản xuất kháng sinh sau này. Ngoài việc dự kiến sản xuất các kháng sinh thuộc nhóm b-lactam, chúng ta cũng cần chú ý nghiên cứu xây dựng các dây chuyền nhỏ sản xuất các kháng sinh có hiệu lực cao với tấn lượng ít nhưng lại rất cần thiết cho y học hiện đại như

Một phần của tài liệu đề tài các chất kháng sinh (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)