Đối với quặng apatit nghèo ở tầng phong hóa

Một phần của tài liệu một số vấn đề về sử dụng quặng photphat nghèo (Trang 33 - 36)

IV. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ SỬ DỤNG QUẶNG APATIT NGHÈO LÀO CA

1. Đối với quặng apatit nghèo ở tầng phong hóa

Năm 1987 trong một công trình nghiên cứu, tác giả Lê Thanh Sơn sau khi phân tích sự biến đổi hàm lượng P2O5 của quặng apatit loại I, và loại III và thấy ở ranh giới giữa các thân quặng có tồn tại một lớp quặng tương đối giầu (24 - 28% P2O5) với bề dầy đáng kể mà trước đây tính vào quặng loại III. Tác giả đã xác định lại ranh giới quặng loại I theo các phương án hàm lượng biên 22%, 23%, 24%, 26% và 28% P2O5 và rút ra kết luận: hàm lượng biên tối ưu là 24% P2O5.

Như vậy bề dầy của vỉa quặng sẽ tăng lên. Theo tính toán với hàm lượng biên 24% P2O5, đối với khu có một vỉa quặng loại I trữ lượng quặng sẽ tăng 32,75%; khu vực có hai vỉa quặng trữ lượng quặng sẽ tăng 82,83% so với phương án hàm lượng biên 28% P2O5.

Tác giả cũng đã tính toán hàm lượng trung bình của vỉa 1 (KS5) là 34,02%, của vỉa 2 (KS6) là 31,31%. Nếu tính đến trị số nghèo quặng 10% trong khai thác thì hàm lượng P2O5 trong quặng tương ứng là 32,92% và 30,48%.

đề xuất này gợi mở một giải pháp sử dụng được loại quặng có chất lượng thấp hơn quặng loại I nhưng lại giầu hơn quặng loại III để sản xuất supephotphat.

Về mặt kỹ thuật hoàn toàn có thể giải quyết được nhưng về mặt kinh tế, theo chúng tôi cần được tính toán kỹ lưỡng hơn, với lý do như sau:

- Khi dùng quặng apatit với chất lượng ~ 30% P2O5 để sản xuất đại trà, supephotphat sẽ có hàm lượng P2O5 hữu hiệu thấp hơn tiêu chuẩn đã đăng ký.

- Chúng ta còn phải vận chuyển quặng apatit vào Long Thành với quãng đường hơn 1500 km, xét về mặt kinh tế vận chuyển quặng chất lượng thấp hơn là không có lợi.

Năm 2002 Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam đã giao cho Viện Hóa học Công nghiệp và Công ty Supephotphat và Hóa chất Lâm Thao nghiên cứu sản xuất supephotphat từ quặng apatit chất lượng thấp 28 - 30% P2O5.

Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy quặng apatit chất lượng thấp (28 - 30% P2O5) hoàn toàn có thể dùng để sản xuất supephotphat.

Khi dùng tiêu chuẩn axit H2SO4 100% so với tính lý thuyết để phân giải quặng apatit, nồng độ axit 57 - 59%, thời gian ủ ở kho chỉ cần 10 ngày, thì nhận được sản phẩm supephotphat chứa 14,5% P2O5 hữu hiệu thích hợp cho sản xuất phân bón hỗn hợp NPK hàm lượng thấp (5 - 10 - 3).

Nếu muốn nâng cao hàm lượng P2O5 hữu hiệu trong supephotphat theo tiêu chuẩn TC P01-2001 hoặc TCVN 4440 - 87 chỉ cần bổ sung thêm một lượng phân monoamoniphotphat (MAP) với lượng 5 - 5,5kg/100kg quặng vào khâu nghiền quặng hoặc vào thùng trộn quặng với axit H2SO4.

để thực hiện giải pháp này, Công ty Apatit Việt Nam nên khai thác hai loại quặng apatit nguyên khai: loại chứa 32 - 33% P2O5 để sản xuất supe thương phẩm bình thường và chuyển đi Long Thành; loại quặng chứa 28 - 30% P2O5 chỉ để điều chế supephotphat làm nguyên liệu cho sản xuất phân bón hỗn hợp NPK.

Công ty Supephotphat và Hóa chất Lâm Thao nên dành riêng một xưởng để sản xuất supephotphat từ quặng apatit chất lượng thấp cung cấp cho các cơ sở sản xuất NPK, chủ yếu dùng tại Công ty.

Sản lượng của loại supephotphat này vào khoảng 350.000 T/năm đủ để sản xuất 500.000T phân hỗn hợp NPK 5 - 10 - 3 ở phía Bắc.

Khi cần cung cấp supephotphat theo tiêu chuẩn cho thị trường chỉ cần bổ sung thêm MAP.

Theo phương án này thì sẽ không gây xáo trộn về chất lượng supephotphat trên thị trường, không phải thay đổi tiêu chuẩn, chỉ là sự thay đổi trong nội bộ của ngành.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về sử dụng quặng photphat nghèo (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)