Sử dụng trực tiếp quặng apatit nghèo để sản xuất phân lân nung ch ảy

Một phần của tài liệu một số vấn đề về sử dụng quặng photphat nghèo (Trang 36 - 37)

IV. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ SỬ DỤNG QUẶNG APATIT NGHÈO LÀO CA

2. Đối với quặng apatit chưa phong hóa

2.1. Sử dụng trực tiếp quặng apatit nghèo để sản xuất phân lân nung ch ảy

Công trình nghiên cứu sử dụng trực tiếp quặng apatit loại II vào sản xuất phân lân nung chảy của tác giả Lê Lân và cộng sự tại Viện Hóa học Công nghiệp đã được áp dụng vào sản xuất từ năm 1970. Công nghệ vẫn được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện về kết cấu và vận trình lò nung và về phối liệu nên đến nay đã đạt được những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao, giá thành hạ, nguyên nhiên liệu hoàn toàn ở trong nước.

Tuy nhiên dạng phân bón này rất ít hòa tan trong nước nên lượng sử dụng bị hạn chế. Hiện tại cả nước chỉ sử dụng khoảng 400 - 500 ngàn tấn năm.

Các cơ sở sản xuất phân lân nung chảy đang nỗ lực nghiên cứu để giảm giá thành sản xuất hoặc tăng cường chế biến tiếp như sản xuất phân NPK, trộn với supephotphat để được loại phân bón vừa chứa lân hòa tan trong nước vừa chứa lân tan trong axit xitric, xitrat; đồng thời tăng mở rộng thị trường để tiêu thụ ngày càng nhiều hơn phân lân nung chảy cho các vùng cây công nghiệp, các vùng đất chua phèn...

Chúng tôi cho rằng trong vòng 5 năm tới sản lượng phân lân nung chảy có thể lên tới 1 triệu tấn/ năm.

Hiện tại công suất ở 2 cơ sở sản xuất phân lân nung chảy ở Văn điển và Ninh Bình là vào khoảng 400 ngàn tấn/ năm và có thể nâng lên 500 ngàn tấn/ năm một cách dễ dàng nếu có nhu cầu.

Lượng còn lại khoảng 500 ngàn tấn/ năm cần được tổ chức sản xuất tại khu mỏ apatit để tận dụng các loại quặng khác như tảng sót, quặng apatit loại IV vào sản xuất. Những loại quặng này tuy có hàm lượng P2O5 thấp nhưng lại chứa tới 30 - 50% SiO2, 5 - 7% MgO, 13 - 18% CO2 nên vừa là nguyên liệu lại vừa là phụ gia cho sản xuất phân lân nung chảy, bớt được lượng phụ gia secpentin, khi vào lò nung chúng được khử CO2 (thực chất cũng là được làm giầu).

Số liệu thực nghiệm sản xuất tại Văn điển và Ninh Bình (năm 1997) cho thấy có thể thay thế 30% quặng apatit loại II bằng quặng tảng sót, khi đó giảm được 35 - 40% quặng secpentin.

Nếu dùng quặng apatit loại IV trong sản xuất phân lân nung chảy cũng có thể thay thế được 40 - 50% quặng apatit loại II.

Ngoài ra, quặng tảng sót cũng có thể tận dụng cho sản xuất photpho vàng (khi có sản lượng lớn).

Một phần của tài liệu một số vấn đề về sử dụng quặng photphat nghèo (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)