Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng công trình hồng nhân (Trang 67 - 72)

1. Sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu.

Để có thể khai thác triệt để khả năng sử dụng hợp lý, tiêt kiệm nguyên vật liệu thì chúng ta phải dựa trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu để đề ra được các biện pháp cụ thể với doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

- Tăng cường công tác quản lý nhằm xóa bỏ hao hụt mất mát.

Khi trong công ty có hao hụt mất mát nguyên vật liệu cần phải điều tra xem xét rõ nguyên nhân phát sinh. Nếu hao hụt mất mát là do nguyên nhân khách quan như thời tiết, máy móc thiết bị… thì cần phải nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục. Nếu là do nguyên nhân chủ quan thì doanh nghiệp phải có biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng chế độ động viên khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần cho cá nhân hay đơn vị có thành tích, kỉ luật tốt. Xử lý nghiêm minh với người vô trách nhiệm hoặc có hành vi gian lận bằng biện pháp hành chính

- Tăng tốc độ luân chuyển nguyên vật liệu

Muốn sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu chúng ta cần quan tâm đến việc luân chuyển nguyên vật liệu ở 2 khâu dự trữ và sản xuất. Để thực hiện tốt việc luân chuyển nguyên vật liệu cán bộ quản lý nguyên vật liệu cần chú ý đến việc tính toán đến các định mức sản xuất, mức dự trữ, chú trọng

Muốn vậy thì doanh nghiệp cần phải tập trung giải quyết các vấn đề sau  Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật và nâng cao trình độ tay nghề của công nhân

 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu  Xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, sử dụng và sửa chữa máy móc thiết bị , coi trọng việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và phế phẩm

 Áp dụng chế độ khuyến khích lợi ích vật chất trong việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu tránh lãng phí nguyên vật liệu …

Ngoài ra cần phải đặc biệt coi trọng những biện pháp để giảm mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong khâu thiết kế và công nghệ.

2. Tổ chức thu hồi phế phẩm phế liệu

Việc tận dụng thu hồi phế liệu phế phẩm thể hiện việc quán triệt nguyên tắc tiết kiệm trong quản lý kinh tế. Đây chẳng những là yêu cầu trước mắt mà còn là yêu cầu lâu dài đối với mỗi doanh nghiệp vì việc tận dụng số phế liệu phế phẩm hiệu quả cao hơn từ các nguyên vật liệu từ khai thác chế biến.

Xóa bỏ mọi hao hụt mất mát hư hỏng nguyên vật liệu do nguyên nhân chủ quan gây ra. Để thực hiện tốt phương hướng này cần nâng cao trách nhiệm trong công tác thu mua , vận chuyển, kiểm nghiệm bảo quản nguyên vật liệu trong kho. Áp dụng chế độ xử phạt nghiêm các hành vi lấy cắp và sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, kiểm tra theo dõi sát sao việc sử dụng nguyên vật liệu.

3. Hoàn thiện hệ thống định mức:

Định mức ở công ty TNHH Xây dựng công trình Hồng Nhân có hai loại là định mức tiêu dùng cho một kg sản phẩm và định mức tiêu dùng cho một

sản phẩm. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu của công ty được xây dựng trên cơ sở hoàn thiện các định mức trước đây, chúng được sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với sự biến đổi các nhân tố về kinh tế, xã hội và nội bộ công ty. Hiện nay, sản phẩm của công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước. Do đó, để có thể đứng vững trên thị trường, công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy công ty phải hạ thấp mức tiêu dùng nguyên vật liệu sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm và phù hợp với thực tế sản xuất. Vì thế, xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trung bình tiên tiến là một nội dung vô cùng quan trọng.

Định mức tiêu dùng mà công ty đang áp dụng còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm như: Định mức chưa sát thực vớ thực tế sản xuất vì trong thời gian qua công ty đã thực hiện sản xuất với lượng nguyên vật liệu tiêu dùng thấp hơn cho sản phẩm trong định mức; trong định mức tỷ lệ phế liệu còn được tính khá cao và có thể giảm bớt được hơn nữa... khi đưa mức và sử dụng khó có thể theo dõi lượng nguyên vật liệu sử dụng thực tế, khó đưa ra việc nhận xét mức đã phù hợp hay chưa.

4. Tổ chức lại cơ cấu sản xuất của công ty nhằm tận dụng tối đa phế liệu.

Khi mới thành lập nhà máy chỉ sản xuất một số mặt hàng bê tông và bê tông đúc sẵn. Nhưng trong một số năm gần đây do nhu cầu của thị trường và yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất công ty đã chuyển sang cả ngành xây dựng.

pháp hữu hiệu tuy nhiên lại chẳng thể thống kê được đã tiết kiệm được bao nhiêu phế liệu.

Bên cạnh đó công ty còn sản xuất thêm một số mặt hàng như: tấm lợp brôximăng, gạch công nghiệp, cống dân dụng... nhằm tận dụng nguồn phế liệu như ximăng không đạt tiêu chuẩn, đá, sỏi, sắt thép... và đã đạt được kết quả ngoài sức tưởng tượng.

DOANH THU MẶT HÀNG SẢN XUẤT MỞ RỘNG

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2005 2006 2007 Tấm lợp 897,5 1.232,4 1.823 Gạch CN 764,6 937 1.204,5 Cống loại II 863,2 1.198,2 1.698

Việc mở rộng thêm các mặt hàng để tiết kiệm trong sử dụng nguyên vật liệu còn có tác dụng giảm rủi ro trong các hoạt động sản xuất kinh doanh dễ dàng chuyển đổi khi trên thị trường vật liệu xây dựng có biến động. Đây là một hướng đi đúng cần có sự mạnh bạo, giám nghĩ, giám làm của Ban lãnh đạo công ty và là một mô hình cần được nhân rộng.

5. Nâng cao trình độ quản lý vật tư và trình độ kỹ thuật cho công nhân.

Yếu tố con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng là tiềm lực lớn của doanh nghiệp. Nắm bắt được vai trò như vậy, Ban lãnh đạo công ty đã đề ra nhiều biện pháp để nâng cao trình độ và tay nghề đối với người lao động.

Sản phẩm

Công ty đã phối hợp với các trường bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý, phối hợp với tổng công ty đưa các kỹ sư chất lượng cao ra nước ngoài nghiên cứu.

Trong năm 2007, công ty đã gửi đi nâng cao tay nghề do tổng công ty Vinaconex phối hợp cùng trường Đại học giao thông vận tải tổ chức là 48 cán bộ quản lý kỹ thuật với kinh phí là 250 triệu đồng.

Song song với các hoạt động bồi dưỡng nâng cao, công ty đã chỉ đạo phòng nhân sự phải liên tục có chính sách thu hút người lao động nhằm trẻ hoá nguồn nhân lực thông qua công tác tuyển người nhằm thu hút các sinh viên mới tốt nghiệp ra trường.

Với đối tượng lao động trực tiếp công ty thường xuyên phối hợp với các trường dạy nghề để nâng cao tay nghề phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm và trình độ tinh vi của máy móc. Trong năm 2007 công ty đã phối hợp cùng trường dạy nghề Việt – Xô đào tạo lại cho 80 công nhân chủ yếu là trong lĩnh vực hàn và cơ điện. Với những biện pháp thiết thực như vậy công ty đã giảm bớt được hao phí và nâng cao tỷ lệ thành phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Tăng cường kiểm tra giám sát trong hoạt động sản xuất

Công tác kiểm tra giám sát của công ty được làm thường xuyên theo hướng phân nhỏ các đơn vị như: trong công ty sẽ phân ra làm nhiều xưởng (xưởng trộn, xưởng sản xuất chính, xưởng tấm lợp...) mà đứng đầu mỗi xưởng là quản đốc. Trong xưởng lại được phân ra các đội sản xuất với những

Mặt khác công ty tổ chức công đoàn trong công ty hoạt động rất có hiệu quả nên đã tạo ra tinh thần tự giác cao trong lao động. Công ty đã có nhiều hình thức kỷ luật với vi phạm của người lao động nhưng biện pháp hiệu quả nhất cho đến bây giờ là gắn trách nhiệm vật chất trực tiếp với người lao động.

Với cách quản lý “thưởng phạt công minh” như vậy, Ban lãnh đạo công ty đã nâng cao được ý thức tự giác và trách nhiệm của người lao động với công việc. Nhờ đó giảm được hao phí trong sản xuất tiết kiệm hơn trong việc sử dụng nguyên vật liệu.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng công trình hồng nhân (Trang 67 - 72)