LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢ

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống xử lý nước thải kcn đông nam củ chi và kdc phục vụ công nghiệp (giai đoạn 1), công suất 3.000 m3ngày đêm (Trang 47 - 50)

3.1. LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI

Dựa vào nhu cầu dùng nước của KCN sẽ tính toán khối lượng nước thải phát sinh, căn cứ Nghị định 88/2007/NĐ-CP ban hành ngày 28/5/2007 về thoát nước đô thị và Khu công nghiệp, lượng nước thải sẽ được ước tính bằng 80% lượng nước cấp. Lượng nước thải sẽ được tính toán dựa vào nhu cầu dùng nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nước dùng cho dịch vụ, công cộng, như vậy tổng lượng nước thải phát sinh cần phải xử lý từ hoạt động của KCN Đông Nam Củ Chi là:

Nhu cầu dùng nước trong KCN

− Nước công nghiệp: tiêu chuẩn 40 m3/ha/ngày 173.34 ha x 40 m3/ha/ngày = 6933.6 m3

− Nước kho tàng bến bãi: tiêu chuẩn 10 m3/ha/ngày 15.26 ha x 10 m3/ha/ngày = 152.6 m3

− Nước tưới cây xanh và giao thông: 343.3 m3

 Nhu cầu dùng nước khu công nghiệp:

QKCN = 6933.6 + 152.6 + 350.4 = 7429.5 m3

Nhu cầu dùng nước trong KDC

− Sinh hoạt KDC : 2.040 m3/ngày đêm;

− Trường học, chợ, trạm y tế… : 368 m3/ngày đêm; − Dịch vụ công cộng: 134 m3/ngày đêm;

Nhu cầu dùng nước khu dân cư: QKDC = 2653.84 m3

Tổng nhu cầu cấp nước cho KCN và KDC

QT = 7429,5 + 2653,84 = 10283,35 m3

Tổng lượng nước thải phát sinh

Qthải = 10083,35 x 80% = 8066 m3/ngàyđêm

Vì vậy lưu lượng đầu vào dùng cho thiết kế tổng thể: 8.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên do KCN được lấp đầy dần (từ 5-10 năm), phụ thuộc vào khả năng kêu gọi đầu tư nên trong thực tế, Ban quản lý KCN sẽ gặp khó khăn khi đầu tư xây dựng hoàn chỉnh trạm xử lý nước thải tập trung theo công suất thiết kế đối với KCN đã lấp đầy 100% diện tích đất sản xuất. Để khắc phục khó khăn này và đảm bảo hoạt động của KCN và KDC phục vụ công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường nước trong khu vực, trạm xử lý nước thải tập trung sẽ được xây dựng giai đoạn 1 với công suất 3.000 m3/ngày đêm.

3.2. GIỚI HẠN ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA CỦA TRẠM XLNT TẬP TRUNG3.1.1. Giới hạn đầu vào 3.1.1. Giới hạn đầu vào

Nước thải của KCN Đông Nam Củ Chi và KDC có hai nguồn phát sinh chính đó là: nước thải sinh hoạt từ các khu văn phòng, công nhân trong nhà máy, hoạt động từ khu dân cư và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong KCN.

Đặc tính nước thải sinh hoạt thường là ổn định hơn so với nước thải sản xuất. Nước thải sinh hoạt ô nhiễm chủ yếu bởi các thông số BOD5, COD, SS, tổng N, tổng P, dầu mỡ - chất béo. Trong khi đó các thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp chỉ xác định được theo từng loại hình và công nghệ sản xuất cụ thể.

− Trên cơ sở quy hoạch chi tiết KCN Đông Nam Củ Chi và KDC đã được phê duyệt bao gồm nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất máy vi tính,

lắp ráp điện, điện tử, điện lạnh, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp sản xuất đồ gỗ, nhựa cao su, vật liệu xây dựng trang trí nội thất, công nghiệp bao bì, sản xuất giấy các loại, công nghiệp may, dệt (không có nhuộm), da giày (không thuộc da), nữ trang, mỹ phẩm, thủy tinh, pha lê, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp phục vụ lĩnh vực dầu khí, công nghiệp chế tạo ô tô xe máy, xe đạp, phương tiện vận tải …

− Nước thải của các ngành công nghiệp kể trên có thể chia thành 2 nhóm chính như sau:

• Nước thải sinh ra từ các nhà máy thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp điện tử, cơ khí;

•Nước thải sinh ra từ công nghiệp thực phẩm, công nghiệp giấy, dệt...

Đặc tính nước thải của các ngành công nghiệp như sau:

− Ngành công nghiệp điện, điện tử và cơ khí: Nước thải loại này có chứa nhiều chất độc hại: như dung môi của sơn, các chất phenol, amol, xyanua, NOx, các axit, các hợp chất của phôtpho và lưu huỳnh, kim loại nặng, và các tạp chất vô cơ không tan trong nước.

− Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: Nước thải của loại hình công nghiệp này có hàm lượng BOD, COD rất cao, màu đậm đặc, mùi hôi thối lớn. Lượng nước thải của ngành này rất lớn, chứa chủ yếu là các chất hữu cơ ở cả dạng lơ lửng và tan trong nước có khả năng phân huỷ sinh học. − Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Tập trung các ngành như

ngành may mặc, ngành nhựa... chủ yếu nước thải sinh hoạt vì số lượng công nhân tập trung đông. Nước thải sản xuất có mùi khó chịu, hàm lượng chất rắn lơ lửng (sợi vải), màu từ sản phẩm may mặc, các chất cặn bã lớn. − Khu điều hành, dịch vụ , ...: Nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt chỉ có

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải của một số ngành công nghiệp dự kiến hoạt động tại XLNT KCN Đông Nam

Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường KCN Đông Nam Củ Chi.

STT Ngành pH BOD (mg/l) COD (mg/l) SS (mg/l) Nitơ (mg/l) Phospho (mg/l) Dầu mỡ (mg/l) KLnặng (mg/l) Độ màu (Pt – Co)

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống xử lý nước thải kcn đông nam củ chi và kdc phục vụ công nghiệp (giai đoạn 1), công suất 3.000 m3ngày đêm (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w