Những đặc điểm về khách hàng của Ngân hàng là cơ sở quan trọng để VP Bank xây dựng cho mình một chiến lược phát triển hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả tiềm lực của khách hàng, đồng thời có phương sách hạn chế những khó khăn và rủi ro do khách hàng mang lại. Nhìn chung về đối tượng khách hàng của VP Bank rất phong phú bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn(CTyTNHH), công ty cổ phần(CTyCP), hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể ... nhưng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh( chiếm 70% đến 80% ). Trong số đó, phần lớn là các Cty TNHH, Cty CP, hộ kinh doanh cá thể. Đó là những doanh nghiệp có lợi thế rất lớn về khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường, năng động, sáng tạo, luôn tìm tòi để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.. .Tuy vậy, họ thường gặp phải những hạn chế nhất định, cụ thể về các mặt:
Về ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp này rất
đa dạng. Đó là tiềm năng quan trọng để phát triển doanh nghiệp. Tuy vậy, rủi ro cũng là rất lớn vì nhiều doanh nghiệp mới ra nhập thị trường, kinh nghiệm yếu kém, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, công nghệ lạc hậu và không đồng bộ nên dễ dẫn đến khó khăn và thất bại. Do đó, không đảm bảo hoàn trả nợ vay đúng hạn cho Ngân hàng.
Về khả năng tài chính: Đại đa số khách hàng của VP Bank là các doanh nghiệp có
quy mô vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh cá thể . Phần đông trong số họ còn hạn hẹp về khả năng tài chính, không có tài sản hoặc không đủ tài sản để đảm bảo vốn vay. Khi vay được thì sử dụng không hiệu quả, vì vậy không trả được nợ Ngân hàng khi đến hạn, buộc Ngân hàng phải xử lý TSTC.
Về khả năng quản lý và lập kế hoạch tài chính: Những yếu kém trong công tác
quản lý là đặc điểm nổi bật của khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Họ thường khó có thể tự xây dựng được kế hoạch tài chính, phương án sản xuất kinh doanh khả thi trong khi thói quen sử dụng các dịch vụ tư vấn mang tính chuyên nghiệp chưa hình thành. Các sổ sách kế toán thường quá đơn giản, không cập nhật, không đầy đủ và thiếu chính xác. Do vậy, việc đánh giá doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính ( để quyết định cho vay) thực sự khó khăn đối với Ngân hàng, nhất là hiện nay hầu hết các sổ sách của doanh nghiệp chưa được kiểm toán.
Chính từ những hạn chế đó là lý do mà khi cho vay, Ngân hàng thường yêu cầu các doanh nghiệp phải có TSTC ( Trong tổng dư nợ của VP Bank, cho vay có TSTC chiếm tới gần 80% ). Nếu doanh nghiệp không có TSTC thuộc của chủ sở hữu, VP Bank sẽ cho vay khi doanh nghiệp dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm thế chấp.Tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay tại VP Bank thường là bất động sản như
nhà cửa, công trình xây dựng, hoặc các loại động sản như: phương tiện vận tải, máy bay, tàu thuỷ... và được Ngân hàng giám sát rất chặt chẽ. Do vậy ngay từ đầuVP Bank đã quản lý được các khoản vay nợ này khá hiệu quả, hạn chế được rất nhiều khoản nợ quá hạn và giảm bớt việc phải xử lý TSTC. Dù vậy, do những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, Ngân hàng vẫn còn nhiều khoản nợ tồn đọng từ loại hình cho vay này.Điều này được thể hiện cụ thể qua tình hình thu nợ, dư nợ đối với tín dụng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay tại VP Bank qua một số năm.
B : Thực trạng xử lý TSTC hình thành từ vốn vay tại VP Bank. I : Những quy định của VP Bank về xử lý TSTC.
Thực hiện theo quy định của NHNN về xử lý tài sản thế chấp nói chung, TSTC hình thành từ vốn vay nói riêng để thu hồi nợ, VP Bank đã quy định:
Các nguyên tắc xử lý tài sản:
Ngân hàng quy định nếu bên vay không thực hiện được các nghĩa vụ của mình đúng thời hạn, tài sản đảm bảo sẽ được xử lý để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng.
Ngân hàng đề cao sự thoả thuận, hợp tác và bình đẳng giữa các bên trong việc xử lý TSTC để giải quyết êm thấm và giảm chi phí xử lý tài sản. Tuy nhiên, khi các bên không tự xử lý được, Ngân hàng chủ động, kiên quyết yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xử lý.
Ngân hàng chỉ hạch toán giảm nợ cho bên vay sau khi đã xử lý xong TSTC và thực sự thu được tiền, hoặc sau khi đã làm thủ tục sang tên trước bạ cho Ngân hàng nếu gán nợ
Tiền thu được bán tài sản sau khi trừ các chi phí xử lý tài sản, ưu tiên toàn bộ để trả nợ Ngân hàng theo thứ tự trả gốc trước, một phần để đảm bảo cuộc sống của
người vay( nhất là đối với TSTC là nhà ở ). Nếu tiền thu được từ bán tài sản dùng để thanh toán nợ còn thiếu thì phải tiếp tục theo dõi xử lý thu hồi nợ.
Thời điểm xử lý TSTC.
*Kể từ khi hết hạn hợp đồng cho vay, nếu khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình, TSTC sẽ được xử lý theo thoả thuận.
*Trường hợp tổ chức kinh tế ( bên vay ) bị giải thể theo luật phá sản.
Phương thức xử lý TSTC:
Trường hợp nếu thấy TSTC cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng và bên thế chấp thoả thuận phương án gán nợ . Hai bên thoả thuận giá cả cụ thể trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản, mặt bằng tài sản, giá cả cùng loại trên thị trường vào thời điểm thoả thuận.
Trường hợp không nhận gán nợ hoặc không thoả thuận được theo phương án gán nợ, Ngân hàng yêu cầu bên thế chấp đứng ra bán tài sản. Đây là phương án tối ưu nhất vì sẽ tránh được chi phí phát sinh về xử lý TSTC .
Ngoài ra, khi khách hàng không tự nguyện đứng bán tài sản thế chấp, Ngân hàng có thể bán trực tiếp hoặc thông qua bán đấu giá để thu hồi nợ.
Nếu các hướng xử lý trên vẫn không thực hiện được thì Ngân hàng đề nghị Toà án có thẩm quyền giải quyết.
Nếu tranh chấp và việc kiện tụng tại toà án phát sinh, tài sản đảm bảo sẽ được xử lý theo phán quyết của toà án hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Vai trò của các cơ quan Nhà nước:
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện cho việc xử lý TSTC theo yêu cầu của Ngân hàng.
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như : Sở nhà đất, Sở giao thông công chính... có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký và chuyển giao quyền sở hữu khi tài sản được bán.
Trường hợp có tranh chấp khi xử lý tài sản:
Để tịch thu tài sản đảm bảo trong trường hợp bên nợ từ chối chuyển giao tài sản hoặc gây cản trở việc bán tài sản của Ngân hàng, Ngân hàng phải kiện ra toà án.
Quy trình khởi kiện tại toà án:
Trước tiên theo hợp đồng đã ký giữa các bên, bên nhận thế chấp có thể đưa sự việc ra Toà án kinh tế-Dân sự hoặc trọng tài để giải quyết.
Trường hợp giải quyết bằng trọng tài, các quy định về trọng tài tại Việt Nam sẽ được áp dụng.
Nếu vấn đề không được đề cập trong hợp đồng hoặc nếu các bên lựa chọn đưa tranh chấp ra toà hoặc lựa chọn chuyển vụ tranh chấp từ trọng tài sang toà án và bên thế chấp từ chối chuyển giao tài sản, thì biện pháp cưỡng chế phải được thực hiện bởi toà án với thủ tục sau:
Giữ các tài liệu liên quan tới toà án( Kinh tế hoặc Dân sự). Toà thụ lý, xem xét tài liệu và mời các bên tới hoà giải.
Nếu không đạt được thoả thuận nào, Toà án sẽ mở phiên toà xét xử và đưa ra phán quyết.
Nếu bên thế chấp vẫn từ chối chuyển giao tài sản phán quyết sẽ được cưỡng chế thực hiện bởi Đội cưỡng chế thi hành án, đội này sẽ tịch thu tài sản.
Sau khi phán quyết hoặc tịch thu tài sản sẽ được chuyển giap cho cơ quan có thẩm quyền, cơ quan sẽ tổ chức đấu giá.
II: Thực trạng xử lý TSTC hình thành từ vốn vay tại VP Bank.
Trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc trong xử lý TSTC, VP Bank chỉ tiến hành xử lý TSTC trong các trường hợp sau:
Thứ nhất: Đến hạn trả nợ, khách hàng chây ì không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ. Khi đó Ngân hàng buộc phải xử lý TSTC thu hồi nợ vay. Thứ hai: Nếu tài sản đang trong quá trình hình thành mà khách hàng có những biểu hiện của hành vi lừa đảo, phạm pháp, Ngân hàng phát hiện kịp sẽ lập tức xử lý dù chưa đến hạn trả nợ của khách hàng để tránh rủi ro phát sinh sau này.
Thứ ba: Mặc dù khách hàng đã có ý thức nhưng họ không còn nguồn thu nào khác thì lúc này Ngân hàng mới sử dụng đến biện pháp cuối cùng là xử lý TSTC.
Chính vì vậy mà trong quá trình cho vay và xử lý TSTC nói chung TSTC hình thành từ vốn vay nói riêng, Ngân hàng đã giảm đáng kể những tổn thất và từng bước thu hồi dần vốn cho vay ra, nhờ vậy đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Điều này được thể hiện qua các kết quả đạt được trong cho vay cũng như xử lý TSTC hình thành từ vốn vay của Ngân hàng trong thời gian vừa qua.
Bảng 1: Dư nợ cho vay có TSTC hình thành từ vốn vay.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Tổng dư nợ tín Dư nợ cho vay có TSTC hình thành
dụng từ vốn vay
1999 739,74 70,276 9,5% 2000 804,658 79,098 9,83% 2001 852,764 91,358 10,76%
Nguồn Báo cáo tín dụng VP Bank Hình thức cho vay có TSTC hình thành từ vốn vay được bắt đầu áp dụng tại VP Bank
từ năm 1999. Từ đó đến nay, chưa phải là khoảng thời gian dài song loại hình cho vay này đã và đang phát huy được những tác dụng thiết thực cho cả Ngân hàng và khách hàng.Qua bảng 1 ta thấy rõ, dư nợ cho vay loại hình này của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 1999, dư nợ mới chỉ đạt 70,276 tỷ đồng( chiếm 9,5% tổng dư nợ tín dụng ) thì năm 2000 đã tăng lên 79,098 tỷ đồng ( tăng 12,15% ) và đạt được 91,358 tỷ đồng ( tăng 15,5%) vào năm 2001. Mặc dù tỉ lệ tăng chưa nhiều, nhưng với một loại hình cho vay có nhiều đặc thù và mới được áp dụng này, thì đó là những con số đáng ghi nhận, phản ánh một sự tăng trưởng khá ổn định và thận trọng. Nó khẳng định được định hướng rất rõ ràng của Ngân hàng về việc đảm bảo và nâng cao chất lượng những khoản vay này ngay từ đầu, làm đến đâu chắc đến đấy, tăng cường các khoản nợ trong hạn để hoạt động Ngân hàng được an toàn, đáp ứng yêu cầu của NHNN về tổng tỉ lệ nợ quá hạn không quá 5%.
Kết quả này có được trước hết là nhờ những cố gắng nỗ lực rất lớn từ phía Ngân hàng để ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp,nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. VP Bank là một trong số các Ngân hàng đi đầu trong hoạt động cho vay trả góp mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô, xe máy và các phương tiện vận tải khác... Ngân hàng đã từng bước đơn giản hoá thủ tục
xin vay, linh hoạt và chủ động trong việc cho vay vốn các doanh nghiệp, đồng thời phối hợp một cách đồng bộ với các cơ quan hữu quan khác để tăng cường kiểm tra và giám sát tình hình sử dụng vốn vay và hoạt động của bên vay.
Ngoài ra cũng cần phải kể đến một vai trò khá quan trọng của Chính phủ, nhất là trong năm 1999 với chủ trương kích cầu, Chính phủ đã tạo ra nhu cầu lớn về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong dân cư. Nhờ vậy đã đem lại cho Ngân hàng những cơ hội nhiều hơn để mở rộng tín dụng.
Dù vậy, kinh doanh Ngân hàng đầy những rủi ro, dù Ngân hàng tìm mọi cách song cũng không loại trừ được hết rủi ro đó, nhất là khi loại hình cho vay này còn có nhiều hạn chế nhất định. Vì thế, nợ quá hạn vẫn phát sinh, tuy theo chiều hướng giảm dần nhưng cũng là một mối đe doạ đối với Ngân hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Những con số về tỉ lệ nợ quá hạn và kết quả thu nợ sẽ cho thấy rõ hơn cố gắng của Ngân hàng và những khó khăn mà Ngân hàng đang phải đối mặt.
Bảng 2: Nợ quá hạn và kết quả thu nợ quá hạn. Đơn vị: Tỷ đồng.
Năm Nợ quá hạn trong cho vay có TSTC hình thành từ vốn vay So với năm trước % Doanh số thu nợ quá hạn Tỷ trọng(%) 1999 7,564 1,352 17,87% 2000 6,360 -16% 1,487 23,38% 2001 5,254 -17,4% 1,711 32,56%
Cho vay có TSTC hình thành từ vốn vay chỉ được áp dụng cho những khách hàng có tín nhiệm, đã qua giao dịch với Ngân hàng hoặc được đánh giá tốt về đạo đức, năng lực và khả năng quản lý doanh nghiệp. Vì vậy tính an toàn của tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay cao hơn so với một số loại hình thế chấp khác. Trên bảng 2 ta thấy rõ, nợ quá hạn qua các năm có xu hướng giảm dần, thu nợ quá hạn tăng dần. Năm 1999, nợ quá hạn là 7,564 tỷ đồng( chiếm 4% dư nợ của khoản cho vay có TSTC hình thành từ vốn vay ) thu nợ quá hạn đạt 1,352 tỷ đồng ( chỉ bằng 17,87 %) , năm 2000 nợ quá hạn giảm xuống chỉ còn 6,360 tỷ đồng ( giảm 16% so với nợ quá hạn của năm 1999) thu nợ quá hạn là 1,487 tỷ đồng ( đạt 23,38%) và năm 2001 số nợ quá hạn xuống tới 5,254 tỷ đồng ( giảm 17,4% so với năm 2000) trong khi thu nợ quá hạn là 1,711 tỷ đồng ( đạt 32,56%).
Những kết quả trên có được là do Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc tìm kiếm những khoản vay có tính an toàn cao và hiệu quả thông qua công tác thẩm định kĩ lưỡng và sát sao hơn. Đồng thời từng bước giải quyết các khoản nợ quá
hạn, nợ khó đòi từ những năm trước bằng các giải pháp xử lý TSTC có tính đồng bộ và tích cực. Điều đó được thể hiện qua hoạt động VP Bank đã tiến hành:
Một là: Ngay trong quá trình hình thành tài sản, VP Bank đã tiến hành giám sát rất chặt chẽ, đối với phương tiện vận tải phải là mới hoặc ít nhất đạt 80% giá trị ban đầu thì Ngân hàng mới đồng ý cấp tín dụng. Ngân hàng rót vốn đến đâu, tài sản hình thành đến đấy. Do vậy, khi phát sinh những vấn đề về khả năng thanh toán của khách hàng, việc xử lý tài sản đảm bảo bù đắp cho nguồn vốn vay Ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn. Nếu phải xử lý khi TSTC đang được hình thành(là các công trình xây dựng ) Ngân hàng có thể kêu gọi một bên thứ ba đứng ra hoặc bản thân Ngân hàng sẽ rót thêm vốn đầu tư tiếp để công trình hoàn thành rồi sau đó phát mại. Nhờ vậy giảm thiệt hại đáng kể cho Ngân hàng so với xử lý khi nó đang xây dựng dở dang.
Hai là: Khi khách hàng mất khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng, Ngân hàng đã có
những giải pháp rất mềm mỏng, hạn chế đến mức tối đa việc cưỡng chế khách hàng. Ngân hàng tìm mọi cách động viên khách hàng trả nợ thông qua giám sát các nguồn thu của khách hàng. Tận dụng hết lượng tiền mặt sẵn có, buộc các doanh nghiệp bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ ở mức giá hợp lý để tạo ra nhu cầu có khả năng thanh