Vệ sinh xí nghiệp

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sữa tươi tiệt trùng và phô mai (Trang 104 - 109)

Vấn đề vệ sinh công nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nhà máy sữa. Nếu tiêu chuẩn vệ sinh trong nhà máy không đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sức khỏe của người tiêu dùng và công nhân trực tiếp sản xuất.

10.2.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân

Vấn đề này yêu cầu rất cao, đặc biệt là công nhân trực tiếp làm việc tại các phân xưởng sản xuất chính phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Công nhân phải ăn mặc quần áo sạch sẽ. Khi vào sản xuất phải mặc đồng phục của nhà máy, đội mũ, đeo khẩu trang, đi ủng và mang găng tay.

- Không được ăn uống trong khu vực sản xuất.

- Thực hiện tốt chế độ khám sức khỏe cho công nhân theo định kỳ 6 tháng một lần, không để người đau ốm vào khu vực sản xuất.

10.2.2. Vệ sinh máy móc, thiết bị

Máy móc thiết bị trước khi bàn giao lại cho ca sau phải được vệ sinh sạch sẽ.

Đối với thùng lên men sau khi giải phóng hết lượng dịch lên men cần phải vệ sinh sát trùng kỹ để chuẩn bị lên men cho mẻ tiếp theo. Đối với các tank và thùng chứa người ta dùng quả cầu CIP (clean in place).

10.2.3. Vệ sinh xí nghiệp

Trong các phân xưởng sản xuất, sau mỗi mẻ, mỗi ca cần phải làm vệ sinh khu làm việc.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài các phân xưởng.

KẾT LUẬN

Sau thời gian thực tập và nỗ lực thực hiện đề tài, với sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Lan, sự đóng góp ý kiến của bạn bè, đến đây, em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế được giao và rút ra được một số kết luận:

+ Việc chọn vùng nguyên liệu sữa và địa điểm đặt nhà máy là rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và khả năng mở rộng sau này của nhà máy.

+ Trong quá trình tìm hiểu quy trình công nghệ của các nhà máy sữa, em nhận thấy quy trình công nghệ sản xuất của chúng ta đã rất lạc hậu so với các nước trên thế giới, việc bố trí mặt bằng nhà máy cũng không đúng theo tiêu chuẩn quy định dẫn đến vừa lãng phí diện tích đất mà lại chật hẹp trong sản xuất và làm cho quá trình sản xuất không thuận lợi dẫn đến việc sản xuất không được liên tục.

+ Nhận thức của công nhân về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống cháy nổ là chưa sâu sắc dẫn đến hiệu quả thực tế không cao nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và an toàn lao động.

+ Các nhà máy còn không chú trọng lắm đến vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh nhà máy, đặc biệt là chất lượng nước xả thải của các nhà máy nhiều khi không đạt yêu cầu chất lượng.

Qua đó, em có một số ý kiến đề xuất như sau:

+ Chú trọng vào việc phát triển đàn bò, chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi bò cho các hộ nông dân một cách khoa học để nâng cao chất lượng, sản lượng sữa để đủ cung cấp nhu cầu cho các nhà máy hoạt động ổn định và chủ động về mặt nguyên liệu.

+ Nhà máy nên thường xuyên phổ biến cho các công nhân viên trong nhà máy để nâng cao tay nghề và tiếp cận những biện pháp nâng cao chất lượng mới.

+ Nhà máy phải đề cao việc thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống cháy nổ cũng như các quy định khác của nhà máy.

Công việc thiết kế là một công việc phức tạp đòi hỏi người thiết kế phải có nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng nhờ sự chỉ dạy giúp đỡ, hướng dẫn tận tâm của giáo viên hướng dẫn là cô Nguyễn Thị Lan và các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ thực phẩm mà em đã bước đầu làm quen với công việc thiết kế và hoàn thành đồ án đúng thời hạn. Em xin chân thành cảm ơn.

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tống Xuân Chính (2010), Tổng quan ngành sữa thế giới 2009, Tài liệu nội bộ cục chăn nuôi.

[2] Đỗ Văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thảo, Võ Thị Tươi, Trần Xoa

(1990), Cơ sở quá trình và thiết bị công nghệ hoá học, Tập I, II, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.

[3] Lê Văn Hoàng, Lê Thị Liên Thanh (2002), Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm sữa, NXB khoa học và kỹ thuật.

[4] Lê Văn Việt Mẫn (2004), Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa, Tập I, NXB đại học quốc gia TpHCM.

[5] Lê Xuân Phương (2001), Vi sinh công nghiệp, NXB xây dựng Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[6] Lê Xuân Phương, Giáo trình an toàn và vệ sinh lao động, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.

[7] Nguyễn Xuân Phương (2004), Kĩ thuật lạnh thực phẩm, NXB văn hóa dân tộc.

[8] Lâm Xuân Thanh (2003), Giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, NXB khoa học và kỹ thuật.

[9] Trần Thế Truyền (1999), Cơ sở thiết kế nhà máy, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.

[10] Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Hồ Lê Viên (1992), Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, Tập I, II, NXB khoa học và kỹ thuật.

[11] Bylund G (1995), Dairy processing handbooks, Tetrapak processing systems AB publisher, Lund.

[12] Saravacos G. E, Kostraroalos A.M (2003), Mandbook of milk processing equipment, Kluwer New York.

[13] http://www.tetrapakprocessing.com. [14] http://www.machinnery.co.uk. [15] http://Wikipedia.com.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

Chương 1: LẬP LUẬN KINH TẾ - KỸ THUẬT...2

1.1. Sự cần thiết của việc xây dựng nhà máy sữa...2

1.2. Vị trí đặt nhà máy...2

1.3. Nguồn nguyên liệu...3

1.4. Thiết bị...3

1.5. Giao thông vận tải...3

1.6. Nguồn cung cấp điện, hơi, nước...3

1.7. Hợp tác hóa...4

1.8. Nguồn nhân lực...4

1.9. Thị trường tiêu thụ sản phẩm...4

1.10. Vấn đề phát triển trong tương lai...4

1.11. Tính khả thi...5

1.12. Kết luận...5

Chương 2: TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU...6

2.1. Giới thiệu về nguyên liệu sữa...6

2.2. Nguyên liệu phụ...12

2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sữa trên thế giới và ở Việt Nam...14

Chương 3: CHỌN VÀ THUYẾT MINH...19

DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ...19

3.1. Sơ đồ công nghệ...19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ...20

Chương 4: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT...29

4.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy...29

4.2. Tính cân bằng vật chất...31

4.3. Bảng tổng kết cân bằng sản phẩm...41

Chương 5: TÍNH TOÁN VÀ CHỌN THIẾT BỊ...43

5.1. Bảng thống kê các thiết bị dùng trong dây chuyền sản xuất sữa của nhà máy...43

5.2. Tính và chọn thiết bị...44 Chương 6: TÍNH TỔ CHỨC...67 6.1. Sơ đồ tổ chức...67 6.2. Chế độ làm việc...67 6.3. Tính nhân lực...68 Chương 7: TÍNH XÂY DỰNG...72

7.1. Đặc điểm của khu đất xây dựng nhà máy...72

7.2. Các công trình xây dựng...73

7.3. Tính khu đất xây dựng nhà máy...87

Chương 8: TÍNH HƠI, NƯỚC...89

8.1. Tính hơi và nhiên liệu...89

8.2. Tính cấp thoát nước...94

Chương 9: KIỂM TRA SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM...98

9.1. Kiểm tra sản xuất...98

9.2. Kiểm tra thành phẩm...101

Chương 10: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP...102

10.1. An toàn lao động...102

10.2. Vệ sinh xí nghiệp...104

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sữa tươi tiệt trùng và phô mai (Trang 104 - 109)