So khớp mẫu

Một phần của tài liệu phương pháp phân tích câu hỏi cho hệ thống hỏi đáp tiếng việt (Trang 74 - 76)

Nhìn chung, mỗi câu hỏi ngôn ngữ tự nhiên đều sử dụng một cấu trúc ngữ nghĩa đặc biệt. Mỗi vị trí trong câu hỏi được sử dụng với một mục đích nhất định, ví dụ lưu trữ thực thể (đối tượng), một khái niệm (lớp đối tượng), một giá trị. Thông qua phân tích một lượng lớn các câu hỏi, chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù các câu hỏi có nhiều cách biểu diễn khác nhau nhưng chúng luôn theo một nguyên tắc cấu tạo cụ thể.

Chúng tôi định nghĩa một số nguyên tắc cấu tạo (gọi là mẫu) câu hỏi. Mỗi một câu hỏi đi vào quá trình so khớp mẫu. Nếu cấu tạo của câu hỏi khớp với một mẫu đã được định nghĩa, quá trình so khớp mẫu sẽ sinh ra một bộ biểu diễn trung gian gồm có gồm có: “Dạng cấu tạo câu hỏi” và một (hoặc nhiều) bộ biểu diễn con. Mỗi bộ biểu

diễn con có dạng:

(Dạng cấu tạo bộ biểu diễn, Lớp câu hỏi, Thuật ngữ 1, Mối quan hệ, Thuật ngữ

2, Thuật ngữ 3).

Trong đó “Thuật ngữ 1” là một khái niệm, ―Thuật ngữ 2‖ và “Thuật ngữ 3‖

(nếu có) là các thực thể. “Mối quan hệ” được dùng để liên kết các thuật ngữ.

Khi bộ biểu diễn trung gian có nhiều hơn một bộ con, điều này có nghĩa là câu hỏi được tổng hợp từ ít nhất hai câu hỏi con. Và “Dạng cấu tạo bộ biểu diễn” trong

mỗi bộ con chính là “Dạng cấu tạo câu hỏi” của câu hỏi con tương ứng. Do đó, nếu câu hỏi mà chỉ có một bộ biểu diễn con thì “Dạng cấu tạo bộ biểu diễn” là “Dạng cấu

tạo câu hỏi”. “Lớp câu hỏi” trong mỗi bộ con chính là lớp của câu hỏi con tương ứng.

Nếu chỉ có một phần câu hỏi được khớp với một mẫu nào đó, quá trình này sẽ phân tích trên phần câu hỏi được khớp.

64

65

Một phần của tài liệu phương pháp phân tích câu hỏi cho hệ thống hỏi đáp tiếng việt (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)