ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CTCP SẢN
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (Giai đoạn 2010 – 2025)
Doanh VLXD (Giai đoạn 2010 – 2025)
3.
2.1 - Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Hoạt động kinh doanh chịu tác động và ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, có thể là khách quan hay chủ quan bên trong DN. Qua việc phân tích các chỉ tiêu ở trên ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCP Sản Xuất Và Kinh Doanh VLXD
không ngừng tăng qua các năm, nguyên nhân của việc tăng hiệu quả này là do nhiều yếu tố tác động, các yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp gián tiếp đến kết quả kinh doanh của Công ty, nhìn chung bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
•Giá bán sản phẩm: giá bán sản phẩm phản ánh chi phí và lợi nhuận thu được trên một đơn vị sản phẩm, hàng hóa. Giá bán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí của sản phẩm, mức độ ưa chuộng của sản phẩm và quan hệ cung cầu hàng hóa đó trên thị trường. Giá bán có ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ hàng hóa vì nó làm thay đổi quyết định mua hàng của khách hàng, với một loại hàng hóa cùng chất lượng, cùng chủng loại chỗ nào có giá rẻ hơn sẽ tiêu thụ được nhiều hơn.
So với các DN kinh doanh cùng lĩnh vực thì giá cả một số mặt hàng của Công ty có giá ngang bằng hoặc thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh của Công ty. Mặt khác do khâu quản lý số lượng và chất lượng đầu vào của Công ty tốt nên không có hàng hóa kém chất lượng, không bị hao hụt trong quá trình nhập hàng. Do vậy với chất lượng, tính năng, chủng loại như nhau thì hàng hóa của Công ty đã được thị trường chấp nhận, hàng hóa bán được dẫn đến kết quả kinh doanh tăng lên.
Như vậy muốn hàng hóa tiêu thụ nhiều thì Công ty cần có các biện pháp như giá cả cạnh tranh, chất lượng hàng hóa tốt muốn vậy phải kiểm soát tốt chi phí đầu vào và phải làm tốt công tác bán hàng cũng như là những dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng, có những chính sách ưu đãi hơn đối với khách hàng.
•Vốn đầu tư kinh doanh: với số vốn kinh doanh không nhiều Công ty phải vay Ngân hàng với số lượng lớn nên chi phí lãi vay hàng năm là tương đối cao làm chi phí tăng lên dẫn đến lợi nhuận bị giảm. Hàng năm Công ty có những khoản nợ phải trả chiếm 62,25% trong tổng số nguồn vốn, vốn kinh doanh được bổ sung từ lợi nhuận chưa phân phối không nhiều. Do thiếu vốn nên Công ty gặp khó khăn trong đầu tư và phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, quá trình lưu thông hàng hóa gặp khó khăn.
•Thị trường tiêu thụ: Hiện nay thị trường tiêu thụ của Công ty mới chỉ ở trong địa bàn Tỉnh Kiên Giang, thị trường thì ngày càng bị cạnh tranh khốc liệt do có nhiều Công ty kinh doanh cùng lĩnh vực hơn. Do đó Công ty cần có chiến lược kinh doanh cho mình để hướng đi có hiệu quả , mở rộng thị trường tiêu thụ là một việc làm cần thiết, mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc hàng hóa được tiêu thụ ngày càng nhiều, doanh thu tăng, kết quả kinh doanh cao. Muốn vậy, Công ty phải xúc tiến, tìm kiếm thị trường tiềm năng mới, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh lân cận như Cà Mau, An Giang, Cần Thơ .v.v.
•Chủng loại hàng hóa: chủng loại hàng hóa cũng ảnh hưởng đến kêt quả kinh doanh của Công ty, khách hàng chỉ mua những gì mình cần, do vậy Công ty phải luôn tìm hiểu nghiên cứu xem khách hàng cần mua những gì và Công ty có thể bổ sung hàng hóa cung cấp đáp ứng nhu cầu đó. Hiện nay chủng loại các mặt hàng kinh doanh của Công ty cũng khá phong phú, tuy nhiên do sự phát triển ngày càng nhanh của kỹ thuật sản xuất VLXD đòi hỏi Công ty phải chú trọng nhiều hơn nữa vào việc tăng số lượng cũng như chất lượng của nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau.
3.2.2 – Những mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh của Công ty •Mặt thuận lợi
Những năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty đã dần định hướng được hướng đi của mình, tạo được uy tín với khách hàng, quan hệ tốt với nhà cung cấp cũng như đối tác kinh doanh, mở rộng được mạng lưới tiêu thụ, thu nhập của người lao động cũng tăng lên qua các năm, Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Công ty đã tổ chức hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn tạo điều kiện cho việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn và phát triển nguồn vốn Công ty.
Về tổ chức lao động, cơ cấu tổ chức tương đối gọn nhẹ, linh hoạt, luôn khơi dậy tính năng động sáng tạo của nhân viên. Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực cùng với sự đoàn kết nhất trí trong toàn Công ty. Nguồn hàng của Công ty được nhập vào luôn có chất lượng đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Về tiêu thụ hàng hóa, Công ty đã tạo dựng được vị trí trên thị trường. Mở rộng liên kết hợp tác với nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, cung cấp VLXD cho các công trình nhà nước cũng như các công trình dân dụng khác.
•Mặt khó khăn
Thị trường của Công ty chưa phát triển, chủ yếu là trong địa bàn Tỉnh Kiên Giang chưa mở rộng nhiều ra thị trường trong khu vực.
Công tác giám sát hoạt động tiêu thụ đôi khi không bao quát và kiểm soát chặt chẽ đối với các quy trình trước, trong và sau khi thực hiện bán hàng.
Việc nhập hàng của Công ty bị hạn chế trong việc xác định số lượng và thời gian nhập hàng dẫn tới việc nhập hàng, thừa thiếu khi thực hiện bán hàng.
Công tác thu hồi công nợ thực hiện chưa tốt, chậm gây ảnh hưởng tới việc sử dụng đồng vốn của Công ty.
Việc tổ chức xây dựng kế hoạch chưa rõ ràng, chưa thành lập được phòng marketing làm nhiệm vụ nghiên cứu phát triển thị trường mới.
3.2.3 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
Là một DNTM, việc tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty, do vậy các nhà quản lý cần có những chính sách tiêu thụ hợp lý, phải luôn nghiên cứu tìm tòi những phương hướng kinh doanh mới có hiệu quả nhằm tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, nhanh hơn và thu được lợi nhuận cao hơn. Để duy trì và phát triển HĐKD Công ty đã đề ra một số phương hướng trong những năm tới như sau:
Tiếp tục củng cố bộ máy quản lý, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng bộ phận và cá nhân không để tình trạng công việc chồng chéo trong Công ty.
Tăng cường đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường ra nhiều vùng khác nhau. Trong tương lai Công ty sẽ mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh thành lân cận.
Sắp xếp cán bộ nhân viên từng phòng ban và điều chỉnh mô hình tổ chức cho phù hợp với tình hình thị trường. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên của Công ty.
Khai thác nguồn vốn từ bên trong cũng như bên ngoài Công ty để mở rộng quy mô kinh doanh và từng bước trở thành một DN đa ngành, đa nghề.
3.2.3.1 – Giải pháp về nguồn nhân lực
Một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển của một DN đó chính là nguồn lực lao động. Hiểu rõ được tầm quan trọng đó, CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD đã xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển nguồn lao động bên cạnh chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty.
Trong giai đoạn sắp tới việc mở rộng quy mô kinh doanh sẽ đòi hỏi thêm nhiều lao động, nên ngay từ bây Công ty đã bắt đầu cơ cấu lại nguồn lực lao động, qua đó có thể sử dụng tối đa hiệu quả từ nguồn lao động. Công ty sẽ tiếp tục tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo chuyên môn nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên phục vụ cho chiến lược phát triển sau này của Công ty.
3.2.3.2 - Giải pháp về vốn
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là nguồn vốn vay, tỷ suất sinh lời của vốn thấp và hiệu quả sử dụng vốn không cao. Ngoài ra công tác thu hồi nợ còn kém, hàng hóa tồn kho nên bị ứ đọng vốn. Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này.
Tiến hành thẩm định những phương án kinh doanh đảm bảo thu hồi nợ tốt. Tìm kiếm những khách hàng có uy tín, có vị thế trên thị trường để hàng hóa của Công ty được luôn chuyển nhanh hơn, làm tăng khả năng quay vòng vốn.
3.2.3.3 - Giải pháp về chi phí
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp tiết kiệm chi phí một cách tối đa. Trong những năm qua giá vốn bán hàng và chi phí quản lý DN tăng cao, nó làm ảnh hưởng đến KQKD của Công ty. Vì vậy để giảm thiểu những chi phí này Công ty phải:
Trước hết phải lựa chọn nguồn hàng mua với giá hợp lý, điều kiện chuyên chở thuận tiện sẽ làm giảm giá vốn bán hàng cho Công ty. Quản lý chất lượng hàng hóa nhập vào tốt hơn để đảm bảo chất lượng hàng hóa bán ra là tốt nhất và giảm thiểu chi phí do hao hụt trong quá trình vận chuyển và nhập kho. Giảm chi phí về điện nước, điện thoại, sử dụng hợp lý, triệt để và bảo quản tốt TSCĐ trong quản lý và bán hàng. Sắp xếp hợp lý bộ máy quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ bán hàng.
Giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa bằng cách vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ một cách đồng bộ, liên quan đến nhau để tận dụng tốt khả năng vận
chuyển các phương tiện, tránh lãng phí trong lưu thông hàng hóa, giảm bớt chi phí lưu kho, lưu bãi hàng hóa, giảm thiểu các dịch vụ khác…
Bảo quản tốt hàng hóa trong kho tránh để hư hỏng, hao hụt. Thường xuyên kiểm tra để có biện pháp khắc phục kịp thời. Trước đây Công ty kiểm tra định kỳ 1 lần/tuần, một số hàng hóa bị bị hư hỏng không được kịp thời xử lý nên đã phải bán giảm giá cho khách hàng. Sắp tới Công ty sẽ tăng tần suất kiểm tra lên 2 lần/ tuần để phát hiện và xử lí kịp thời những hư hỏng (bao bì móp méo, hàng hóa bị dơ , bị lỗi .v.v.), qua đó có thể giảm được chi phí do hư hỏng hàng hóa (phải bỏ, phải bán hạ giá .v.v.)
Một loại chi phí khác cũng chiếm tỷ trọng lớn đó là chi phí tài chính. Do lượng vốn kinh doanh nhỏ nên Công ty phải thường xuyên vay vốn của ngân hàng làm cho chi phí lãi vay tương đối cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Do vậy để giảm lượng vốn vay mà vẫn có vốn để hoạt động Công ty phải thực hiện tốt công tác thu hồi nợ của khách hàng, có chiến lược tiêu thụ hàng hóa được lưu chuyển liên tục như vậy lượng vốn kinh doanh sẽ quay vòng nhanh. Thực hiện cơ chế tín dụng theo khung như sau:
Bảng 3.1 : Hạn mức tín dụng áp dụng cho khách hàng
Doanh số trung bình 1 tháng (đồng)
Hạn mức tín dụng cho
phép (đồng) Số ngày tín dụng
Trên 200,000,000 100,000,000 21 Từ 150,000,000 đến 200,000,000 75,000,000 14 Từ 100,000,000 đến 150,000,000 50,000,000 10 Từ 50,000,000 đến 100,000,000 25,000,000 7
Hiện nay, các khách hàng lớn của Công ty chủ yếu là các DN xây dựng lớn như: CTCP Tư Vấn Đầu Tư & Xây Dựng Kiên Giang, CTCP Xây Dựng Kiên Giang, Công Ty Phát Triển Nhà Kiên Giang, CTCP Đầu tư & Xây Dựng Cấp Thoát Nước. Doanh số của nhóm khách hàng này luôn chiếm một tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu hàng năm của Công ty, do đặc thù của ngành xây dựng là thu hồi vốn chậm nên nợ của nhóm khách hàng này cũng luôn ở mức cao đã làm cho Công ty bị chiếm dụng vốn lớn dẫn đến thiếu hụt vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Để từng bước khắc phục được tình trạng này, trong những nam tới Công ty nên áp dụng một hạn mức tín dụng cho khách hàng. Có như vậy thì tình trạng chiếm dụng vốn của Công ty mới được kiểm soát tốt và không ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
3.2.3.4 - Giải pháp về thị trường
Trong quá trình HĐKD, Công ty đã hình thành thị trường tiêu thụ nhất định xong khả năng mở rộng thị trường của Công ty vẫn còn phát triển. Công ty cần chủ động tìm đến khách hàng. Trong những năm gần đây thị trường tiêu thụ này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ Công ty cần:
Tiếp tục củng cố và duy trì thị trường tiêu thụ sẵn có, tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu thị trường để mở rộng tiêu thụ hàng hóa sang các thị trường khác. Tạo dựng uy tín, thu hút khách hàng quen thuộc. Tìm kiếm thăm dò thị trường mới, thị trường tiềm năng để thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng đối với hàng hóa của Công ty.
Điều tra nghiên cứu phân tích thị trường để nắm bắt được những gì thị trường cần, giá cả của hàng hóa, sức mua cũng như tình hình cạnh tranh của thị trường đó. Trên cơ sở đó Công ty lựa chọn những mặt hàng kinh doanh, đối tượng khách hàng, phương thức bán hàng và số lượng hàng hóa bán ra.
3.2.3.5 - Giải pháp về giá cả
Giá cả hàng hóa sẽ quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ, ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Để có chính sách giá cả hợp lý, có thể cạnh tranh trên thị trường thì Công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
Có chính sách giá cả linh hoạt theo thị trường. Đối với những mặt hàng có lợi thế Công ty có thể tự điều chỉnh giá để tăng lợi nhuận, còn đối với những mặt hàng phổ biến thì giá cả của Công ty phải cạnh tranh được với các đối thủ (có thể cạnh tranh giá thấp hơn hoặc có dịch vụ hậu mãi tốt hơn).
Có chính sách giá cả hợp lý, xây dựng chính sách trên cơ sở ước lượng được tổng cầu hàng hóa đồng thời cũng phải phù hợp với đặc điểm của thị trường cũng như thời gian cụ thể.
Xây dựng chính sách giá cụ thể linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, vừa để đảm bảo cạnh tranh, vừa đảm bảo có lợi nhuận.
Cơ sở để giảm giá là giá vốn thấp, vì vậy Công ty nên nghiên cứu xem nên chọn nguồn hàng nào là hợp lý, có giá thấp để Công ty dễ định giá bán, cũng như là để có thể cạnh tranh giá tốt với các DN cùng ngành khác trên địa bàn.
3.2.3.6 - Giải pháp về công tác tiêu thụ hàng hóa
Hàng hóa có tiêu thụ được thì Công ty mới có doanh thu từ đó mới có lợi nhuận. Để hàng hóa tiêu thụ nhiều thì công tác bán hàng phải tốt, muốn vậy Công ty cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Hoàn thiện công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa tại Công ty: nâng cao hơn nữa chất lượng, chủng loại, mẫu mã hàng hóa cung cấp, thực hiện khoán doanh thu cho bộ phận bán hàng. Khai thác có hiệu quả trên các mặt hàng hiện đang có lợi thế, từng bước đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh.
Thành lập bộ phận Maketing chuyên khai thác thị trường đầu vào cũng như thị trường đầu ra của hàng hóa. Tổ chức đội ngũ nhân viên bán hàng có trình độ, giao tiếp tốt, nhiệt tình, năng động sáng tạo.
Làm tốt khâu giới thiệu sản phẩm hàng hóa. Dịch vụ sau bán hàng cần phải được quan tâm, đảm bảo chất lượng phục vụ là tốt nhất. Thường xuyên quảng bá hàng hóa, có những chính sách khuyến mại, giảm giá để thu hút khách