Qua Bảng 2.7, ta có thể thấy các chỉ tiêu của năm 2007 đều thấp hơn nhiều so với năm 2008, nguyên nhân chính chủ yếu ở đây là: trong năm 2007, Công ty mới được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 07/2007, do đó các con số trên Bảng 2.7 chỉ phản ánh được kết quả kinh doanh của Công ty từ tháng 07/2007 đến tháng 12/2007.
Trong năm 2008 kết quả kinh doanh của Công ty đạt được những bước tăng trưởng đáng kể, doanh thu tăng 177.67%, lợi nhuận cũng tăng lên 184.75% so với năm 2007. Nếu nhìn vào những con số đó ta cứ tưởng Công ty đạt mức tăng trưởng rất cao so với năm 2007, nhưng đó chỉ là những con số mang tính tương đối vì trong năm 2007 Công ty chỉ hoạt động vào 6 tháng cuối năm, nên các con số nói trên không phản ánh chính xác sự tăng trưởng của Công ty.
Sang năm 2009, hoạt động kinh doanh của Công ty tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2008; cụ thể, tổng doanh thu bán hàng tăng 35.24% (lên 60,905,664,287 đ), giá vốn hàng bán cũng tăng 39.96% (lên 52,755,720,466 đ), cả 2 chỉ tiêu này đều tăng mạnh chứng tỏ Công ty đang kinh doanh rất tốt, số lượng khách hàng ngày càng tăng lên. Trong khi đó lợi nhuận trước thuế của Công ty cũng tăng 28.28%, có thể thấy tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận sau thuế của Công ty là gần tương đương nhau, điều đó chứng tỏ các khoản chi phí kinh doanh của Công ty đã được quản lý 1 cách hiệu quả (chỉ tăng thêm 2.73% so với năm 2008).
Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty liên tục tăng qua các năm: năm 2008 doanh thu tài chính tăng 87.48% tức tăng 31,554,829 đ so với năm 2007 đến năm 2009 doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty vẫn tiếp tục tăng cao. Năm 2009 tăng 285.80% so với năm 2008 tức 193,270,119 đ. Việc doanh thu từ hoạt động tài chính tăng góp phần vào việc nâng cao lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.5.1 - Đánh giá tình hình doanh thu trong kỳ của Công ty
Doanh thu là chỉ tiêu kết quả phản ánh số lượng hàng hóa dịch vụ tiêu thụ được trong kỳ. Để dánh giá được tình hình tăng giảm doanh thu của Công ty ta dựa vào Bảng 2.8: Biến động của chỉ tiêu doanh thu 2007-2009
Bảng 2.8 : Biến động chỉ tiêu doanh thu của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007-2009)
Năm Doanh thu
(Đồng)
Biến động
Lượng tăng (Đồng) Tốc độ tăng (%)
Liên hoàn Định gốc Liên
hoàn Định gốc 2007 16,219,219,535 - - - - 2008 45,036,503,229 28,817,283,694 28,817,283,694 177.67 177.67 2009 60,905,664,287 15,869,161,058 44,686,444,752 35.24 275.52 Tổng 122,161,387,05 1 44,686,444,752 73,503,728,446 - - BQ 40,720,462,350 14,895,481,584 24,501,242,815 106.46 212.73
Qua Bảng 2.8 ta thấy giá trị doanh thu của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD qua các năm từ 2007 đến 2009 có xu hướng tăng trưởng một cách nhanh chóng. Tăng nhiều nhất là năm 2008 tăng 28,817,283,694 (đ) so với năm 2007 (tức tăng 177.67%). Sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng doanh thu của Công ty cũng ở mức cao 35.24% (tương ứng với 15,869,161,058 (đ)) so với năm 2008. Nếu so sánh tốc độ tăng trưởng của năm 2009 với định gốc năm 2007 thì có mức độ tăng rất cao 275.52% (tương ứng với 44,686,444,752 (đ)).
Để có được doanh thu tăng trưởng như vậy là do sự phát triển nhanh chóng của Công ty đặc biệt là một Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động trong gần 3 năm. Nguyên nhân của việc tăng doanh thu của Công ty là do việc phát triển chung của thị trường xây dựng và chiến lược đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của Công ty.
2.5.2 - Đánh giá tình hình chi phí trong kỳ của Công ty
Là một DNTM, chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD bao gồm: giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí tài chính. Để thấy được cơ cấu chi phí của Công ty ta nghiên cứu Bảng 2.9.
Bảng 2.9 : Tổng hợp chi phí của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007-2009)
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Tốc độ tăng (%)
Giá trị (Đồng) cấuCơ (%)
Giá trị (Đồng) cấuCơ (%)
Giá trị (Đồng) Cơ cấu 08/07 09/08 BQ
1. Giá vốnhàng bán 14,095,387,352 93.04 37,694,202,300 91.07 52,755,720,466 93.28 167.42 39.96 10.37 hàng bán 14,095,387,352 93.04 37,694,202,300 91.07 52,755,720,466 93.28 167.42 39.96 10.37 2. Chi phí bán hàng 92,387,623 0.60 531,562,738 1.28 562,363,429 0.99 475.36 5.79 240.58 3. Chi phí tài chính 299,100,080 1.97 973,050,505 2.35 970,386,789 1.72 225.33 -0.27 112.53 4. Chi phí
quản lý kinh
doanh 648,138,613 4.28 2,169,697,197 5.24 2,266,382,852 4.01 234.76 4.46 119.61 5. Chi phí
khác 14,285,715 0.11 24,001,356 0.06 12,463 - 68.02 - -
Nhìn sơ lược qua Bảng 2.9, ta có thể thấy giá vốn hàng bán qua các năm luôn chiếm tỉ trọng lớn trên tổng chi phí kinh doanh của Công ty (trên 90%). Trong khi đó chi phí quản lý kinh doanh đang có xu hướng chuyển dần qua chi phí bán hàng, điều này cũng dễ lý giải vì đặc thù của hoạt động thương mại nên công tác bán hàng phải được chú trọng.
Các chỉ tiêu về chi phí của năm 2008 tăng rất cao so với năm 2007 là do trong năm 2007 Công ty chỉ hoạt động kinh doanh vào 6 tháng cuối năm nên các con số so sánh của năm 2008 so với năm 2007 chỉ mang tính tương đối. Đến năm 2009 khi Công ty đã đi vào ổn định và tiếp tục phát triển thì các loại chi phí cũng có xu hướng tăng theo, cụ thể : giá vốn hàng bán tăng 39.96% (tức 15,061,518,166 đ), chi phí bán hàng tăng 5.79% (tức 30,880,691 đ), chi phí quản lý kinh doanh tăng 4.46% (tức 96,685,655 đ) so với năm 2008.
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên lượng vốn cần cho lưu thông rất lớn trong khi nguồn vốn của Công ty còn ít, vì vậy để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn bắt buộc Công ty phải có thêm những khoản vay từ các tổ chức tài chính bên ngoài, cụ thể trong năm 2007 Công ty đã vay 3,500,000,000 đ; năm 2008 con số nợ vay đã tăng lên đến 3,772,825,994 đ; đến năm 2009 con số này là 4,477,156,992 đ. Việc trả lãi vay hàng năm đã làm tăng chi phí kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của Công ty.
CHƯƠNG 3