Khi thực hiện các tính toán Client/ Server cần quan tâm đến các vấn đề sau:
* Khả năng hoạt động của hệ thống mạng: Tốc độ truyền, độ tin cậy đường truyền, khả năng hoạt động của máy Server, khả năng hoạt động của máy Client.
* Giảm thiểu dữ liệu truyền: Phân phối hợp lý các xử lý ( tuỳ trường hợp cụ thể mà ta có thể đặt các xử lý ở Server hoặc Client, tuy nhiên ưu tiên việc tận dụng đạt các xử lý ở Server để giảm dữ liệu truyền tải trên đường truyền)
* Tính toán sao cho hợp lý thời gian giữ kết nối của máy Client với Server. * Tận dụng sao chép đối với trường hợp hệ thống mạng diện rộng (WAN). * Xây dựng hợp lý các chỉ mục (index) trên cơ sở dữ liệu
* Tận dụng các thủ tục có sẵn.
* Tối ưu hoá hệ thống phục vụ SQL Server: Dung lượng bộ nhớ xem xét trường hợp phân tán sao cho hợp lý.
* Chạy thử trên ứng dụng trên máy Server, và chạy thử trên máy Client, sau đó so sánh và hiệu chỉnh mạng nếu cần thiết.
SVTH: Lương Ngọc Tuấn 25 1998 - 2003
CHƯƠNG 3
CẤU HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆUCLIENT/ SERVER CLIENT/ SERVER
Nhìn chung mọi ứng dụng cơ sở dữ liệu bao gồm các phần:
− Thành phần xử lý ứng dụng (Application processing components) − Thành phần phần mềm cơ sở dữ liệu (Database software components) − Bản thân cơ sở dữ liệu (The database itself)
SVTH: Lương Ngọc Tuấn 26 1998 - 2003
Các mô hình về xử lý cơ sở dữ liệu khác nhau là bởi các trường hợp của 3 loại thành phần nói trên định vị ở đâu. Đây là 5 mô hình kiến trúc dựa trên cấu hình phân tán về truy cập dữ liệu của hệ thống máy tính Client/ Server.
− Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung (Centralize database model)
− Mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu file-server (File-server database model) − Mô hình xử lý từng phần cơ sở dữ liệu (Database extract processing model) − Mô hình cơ sở dữ liệu Client/ Server (Client/ Server database model) − Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán (Distributed database model)