Khái niệm về hệ thống Three-Tier:

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trên mạng cục bộ (lan) (Trang 32 - 34)

II. Cấu trúc Client/ Server Three-Tier:

1. Khái niệm về hệ thống Three-Tier:

Thật ra khái niệm cơ bản của Three-tier Client Server cũng xuất hiện nhiều ngoài đời sống xã hội có thể hình dung nó như sau:

Một người khách hàng, một chương trình, đi vào quán bar. Anh ta ngồi xuống một cái bàn và chờ đợi người phục vụ đi tới.

Người phục vụ hỏi: “ Anh dùng gì?”

SVTH: Lương Ngọc Tuấn 32 1998 - 2003

Người khách trả lời: “ Cho tôi một ly rượu loại mạnh”

Người phục vụ quay vào bàn và nói với Batender: “ Người khách muốn một ly Long Island iced tea”

Người Bartender pha thức uống theo yêu cầu và chuyển ly cho người phục vụ , người phục vụ mang nó đến bàn của người khách. Người khách uống xong lại gọi người phục vụ tới và nói “ Tôi muốn 55 ly nữa”

Không do dự người phục vụ nói “ Oâng không điên đó chứ? Họ sẽ bắt tôi vì phạm tội, một lần chỉ uống 1 ly. Đó là luật.”

Người khách nhân nhượng và giảm yêu cầu của mình xuống “ OK cho tôi thêm một nữa”

Người phục vụ trở lại quầy bar và yêu cầu Bartender pha một ly Long Island iced tea nữa. Lần này người Bartender từ chối “ Chúng ta đã hết rượu này rồi”

Người phục vụ trở lại với tay không và giải thích không thể phục vụ được. Người khách rời khỏi quán bar.

Ơû đây có một số điểm đáng lưu ý: Ai là Server ?

Người phục vụ là server bởi vì anh ta phục vụ khách hàng. Người Bartender cũng là server vì anh ta phục vụ cho người phục vụ.

Ai là Client ?

Người khách là Client vì anh ta yêu cầu một ly rượu. Người phục vụ cũng là Client đối với Bartender. Vậy vừa là Client lẫn Server.

Làm sao để phân biệt giữa Client và Server ?

Client thì đưa ra các yêu cầu còn server thì thực hiện các yêu cầu đó.

Ơû đây có bao nhiêu người liên quan ? Ở đây có khách hàng, người phục vụ, bartender – 3 người (ba cấp – three tier). Lưu ý rằng chúng ta không thể đề cập đến những khách hàng khác. Để là một cấp, một người phải là một phần trong toàn bộ quá trình từ lúc yêu cầu được đưa ra cho đến khi nó được hoàn tất.

Người khách không giải thích làm thế nào để có ly rượu đó, người phục vụ tạo ra một yêu cầu nào đó để bartender làm theo.

Người phục vụ không cần hỏi bartender có nên phục vụ cho khách 55 ly một lúc không? Anh ta đã biết trước quy luật, tương tự như vậy nếu người phục vụ yêu cầu 10 ly thì bartender biết rằng anh ta đang có 10 người khách.

Không có gì ngăn cản việc mang cùng một lúc 55 ly ra cho khách hàng. Cũng như không có gì ngăn cản bartender cùng một lúc 55 ly rượu. Giới hạn ở đây được áp đặt như một quy luật kinh doanh (bussiness rule)

Cũng có thể rút ra một số điều khác nữa:

SVTH: Lương Ngọc Tuấn 33 1998 - 2003

Server không phải là nô lệ. Người phục vụ có thể nói “ Không, anh không thể có cùng một lúc 55 ly”. Tương tự như bartender củng có thể nói “ Không, chúng ta đã hết phụ liệu rối” Trong các trường hợp như vậy, server được xem là Client.

Khi người khách có yêu cầu, người phục vụ không mang cả bar ra, cũng không cùng một lúc mang 5 chai ra để phục vụ cho khách. Anh ta chỉ mang một ly trong đó chứa đúng một loại thức uống mà ông khách yêu cầu. Trên khay của mình, anh ta có thể có nhiều ly khác nhau nhưng không ảnh hưởng gì đến yêu cầu này.

Nếu bartender đang phục vụ cho người khác, khi người phục vụ tới cũng không sao. Mỗi một giao dịch thì độc lập, không ảnh hưởng đến khả năg của hệ thống trong việc phục vụ các giao dịch khác.

Xem xét những gải thiết sau đây:

Nếu người khách hàng ngồi ở quầy bar thay vì ngồi ở bàn thì chỉ có 2 người liên quan tới giao dịch – client và server. Trong trường hợp này mà bartender phải biết rằng anh ta không nên phục vụ 55 ly một lúc cho khách, đây là mô hình Two-tier Client Server.

Giả sử có 75 người khách đang ngồi tại quán bar. Quá đông để bartender có thể phục vụ được. Vậy nên chăng có một hạn chế nào đó về số lượng khách có thể phục vụ trực tiếp từ bar ?

Nấu nhảy vào bar và tự pha chế thức uống cho mình đó là mô hình hệ thống One- tier. Không có gì đảm bảo sẽ không pha một ly “ tệ” không thể chịu được và anh ta sẽ làm rượu đổ tràn lan ra ngoài.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trên mạng cục bộ (lan) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w