Các thiết bị di động đƣợc trang bị nhiều giao diện mạng để truy cập vào mạng Internet đang ngày một phổ biến, trong khi đó các mạng không dây cũng đang phủ sóng chồng chéo lên nhau ngày một nhiều. Đặc biệt trong tƣơng lai với sự phát triển của công nghệ mạng di động thế hệ thứ 4 (4G), môi trƣờng mạng không dây còn trở lên phổ biến hơn và hỗn hợp hơn rất nhiều với sự có mặt đồng thời của nhiều công nghệ mạng khác nhau với các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Do đó vấn đề sử dụng đồng thời các đƣờng truyền là một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa trong tiến trình phát triển của mạng không dây di động.
Sự có mặt của nhiều ứng dụng mạng đòi hỏi băng thông lớn nhƣ các dịch vụ truyền tin đa phƣơng tiện, truyền hình trực tiếp cuộc họp, các ứng dụng thời gian thực khác làm tăng nhu cầu kết hợp băng thông của nhiều đƣờng truyền. Với nhiều nghiên cứu đã đƣợc triển khai trong lĩnh vực sử dụng các công nghệ mạng không dây, bài toán chuyển giao dọc từ giao diện này sang một giao diện khác đã đƣợc giải quyết. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều đề cập tới việc sử dụng một giao diện đơn lẻ tại một thời điểm cho tất cả các yêu cầu kết nối của các ứng dụng.
Mỗi một công nghệ mạng không dây khác nhau lại cung cấp một dịch vụ khác nhau với chất lƣợng khác nhau nhƣ băng thông, vùng phủ sóng, chất lƣợng dịch vụ (QoS), giá thành truy cập,… Việc sử dụng một giao diện mạng tại một thời điểm làm hạn chế tính linh hoạt của ngƣời dùng trong việc sử dụng tối ƣu các tài nguyên về giao diện mà họ có. Sử dụng đồng thời nhiều giao diện mạng mở ra một triển vọng mới nhằm nâng cao tính linh hoạt trong sử dụng mạng không dây với một số lợi điểm:
21
Kết hợp băng thông: Băng thông của nhiều đƣờng truyền tƣơng ứng với mỗi giao diện mạng có thể đƣợc kết hợp lại với nhau nhằm làm tăng chất lƣợng dịch vụ hoặc hỗ trợ cho các ứng dụng cần băng thông lớn nhƣ các ứng dụng thời gian thực, truyền video-hình ảnh,…
Hỗ trợ di động: Độ trễ trong quá trình chuyển giao giữa các mạng khi sử dụng duy nhất một giao diện mạng có thể đƣợc giảm đi đáng kể khi mà có một kết nối thay thế khác đã đƣợc khởi tạo từ trƣớc để thay thế kết nối cũ.
Nâng cao tính tin cậy: Với các ứng dụng đòi hỏi tính tin cậy cao thì các gói tin có thể đƣợc mã hóa và gửi lặp trên các đƣờng truyền khác nhau để đảm bảo việc mất mát gói tin đƣợc giảm thiểu.
Chia sẻ tài nguyên: Một máy tính trong mạng ad-hoc có kết nối WiMAX ra ngoài Internet có thể chia sẻ kết nối Internet cho các máy tính khác trong mạng thông qua giao diện bluetooth của nó.
22
CHƢƠNG 2 – CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN GIAO DỌC KẾT HỢP BĂNG