0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá về hệ thống VoIP đã triển khai

Một phần của tài liệu XÂY DỤNG GIẢI PHÁP VOIP CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ (Trang 42 -42 )

3.2.1. Khả năng của tổng đài hiện có

3.2.1.1. Về phần cứng

- Tổng đài Alcatel OmniPCX Office có thể hỗ trợ + 242 thiết bị không dây

+ 5000 danh mục + 200 kết nối IP

+ 250 thuê bao điện thoại + 120 đường trunk VoIP + 12 kết nối T0

+ Ngoài ra tổng đài còn hỗ trợ rất nhiều kết nối khác mà ta có thể thấy trong hình 14.

Hình 3-18: Khả năng phần cứng của thiết bị

3.2.1.2. Các board có sẵn trong thiết bị

Gắn vào thiết bịđể tăng các cổng kết nối vật lý cho thiết bị.

Nhưng để sử dụng được các thiết bị ta cần phải có license cho phép các thiết bị có thể hoạt động được.

Hình 3-19: Hệ thống board có sẵn trong thiết bị

Như trên hình 15, Tổng đài hiện có gồm 8 slot và một slot CPU Slot 1: UAI4 gồm 4 cổng digital cho 4 điện thoại số

Slot 2: Mix- 244

Slot 3: AMIX484-1 LH

Slot 4: UAI8: gồm 4 cổng digital

Slot 5: coCPU-2 (VOIP4) cpu dành cho hệ thống VoIP

Slot 8: LAX8-2 gồm 8 cổng switch để cắm IP phone, nhưng ta có thể

thay bằng switch nhiều port

Slot 5 và slot 7 hiện nay vẫn để trống và ta có thể mua them các board về

và gắn vào.

3.2.1.3. Về phần mềm

Ngoài phải cung cấp đủ hỗ trợ phần cứng, để thiết bị chạy được cần phải có license phần mềm thì hệ thống mới có thể họat động đúng và đầy đủ được. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà ta có thể mua license cho nhiều máy hoặc ít máy và nó sẽ làm giảm chi phí đáng kể khi thiết lập hệ thống VoIP.

Hình 3-20: Khả năng phần mềm của thiết bị

License phần mềm tổng đài điện thoại hiện giờ có khả năng cung cấp hoạt

động cho:

+ 20 điện thoại số

+ 16 điện thoại analog + 4 điện thoại IP + 20 điện thoại Mobile

+ Hệ thống tổng đài chưa có khả năng sử dụng các thiết bị mobile khác có cài phần mềm VoIP

Hình 3-21: Khả năng liên kết multi-site của thiết bị

Hiện license của phần mềm chưa có tính năng liên kết giữa các site với nhau

để thực hiện cuộc gọi.

Ngoài ra license của phần mềm cũng chưa có tính năng cho phép các thiết bị

có cài đặt phần mềm PIMphony để thực hiện cuộc gọi VoIP

Ngoài ra tổng đài Alcatel cũng chỉ hộ trỡ một vlan voice và một vlan data. Nếu muốn nhiều hỗ trợ vlan cần nâng cấp tổng đài cũng như license software. Vì vậy khi cắm vào switch hệ thống của trường phải tạo một vlan riêng cho hệ thống voice.

Ta có thể dùng chung vlan voice và data hoặc ta cũng có thể chia ra vlan voice riêng và data riêng.

Hình 3-22: Khả năng hỗ trợ hệ thống Vlan voice và data của thiết bị

3.2.2. Kết luận

Với khả năng hiện có của phần mềm thiết bị thì hiện nay hệ thống có thể hoạt

động với đầy đủ tính năng của một tổng đài VoIP và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về một hệ thống tổng đài VoIP mà trường ĐHCN cần có:

- Các máy điện thoại gọi điện được đến nhau.

- Các máy điện thoại có thể gọi ra ngoài mạng PSTN thông qua đường trunk. - Thiết lập hệ thống trả lời tựđộng.

- Cung cấp khả năng tựđộng quay số tới các máy nhánh.

- Cung cấp hòm mail hộp thư thoại có khả năng lưu lại các cuộc gọi nhỡ.

- Thiết lập hệ thống VoIP có thể chạy chung được với hệ thống mạng LAN sẵn có mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc hệ thống.

Thế nhưng ta chưa thể được áp dụng hệ thống tổng đài này cho toàn bộ trường

ĐHCN do hệ thống hỗ trợ quá ít máy điện thoại so với quy mô của trường đại học công nghệ.

CHƯƠNG 4. GII PHÁP VoIP CHO TRƯỜNG ĐHCN

4.1. Thực trạng hệ thống mạng trường ĐHCN

Hiện nay, hệ thống mạng trường đại học Công nghệđược xây dựng dựa trên các thiết bị mạng của Cisco gồm có router gateway 2821, switch catalyst 6509 và các switch 2960. Hiện nay tất cả các máy tính ở các phòng ban trong trường đều kết nối với hệ thống switch với giao tiếp mạng ở tốc độ 100/1000Mbps. Vì thế có thểđảm bảo

được chất lượng cuộc gọi khi thay thế các điện thoại analog thông thường bằng các

điện thoại VoIP.

4.2. Thực trạng hệ thống điện thoại trường ĐHCN

Hiện nay, tại trường đại học công nghệ, hệ thống các máy điện thoại không sử

dụng tổng đài để kết nối mà điện thoại của mỗi phòng ban được kết nối trực tiếp qua

đường PSTN. Vì thế khi các phòng ban gọi cho nhau vẫn mất tiền điện thoại như bình thường. Do đó chi phí dành cho điện thoại của trường sẽ rất cao.

4.3. Nhu cầu của trường ĐHCN

Xây dựng hệ thống VoIP để giảm chi phí tối đa điện thoại đường dài qua mạng PSTN cũng như trong mạng nội bộ.

Hệ thống phải đảm bảo được các tính năng thoại cơ bản đáp ứng đầy đủ cho số

người dùng tối thiểu hiện tại (hiện ở trường ĐHCN có nhu cầu sử dụng trên dưới 100 máy điện thoại để bàn), có khả năng nâng cấp lên đầy đủ trong tương lai.

Hệ thống phải ổn định, đảm bảo chất lượng dịch vụ thoại tốt.

4.4. Các giải pháp VOIP tổng quan

4.4.1. Giải pháp kết nối mạng VoIP gián tiếp

Hình 4-1: Giải pháp kết nối mạng VoIP gián tiếp 4.4.1.1. Mô tả

Mỗi hệ thống tổng đài không sử dụng giao diện IP mà sử dụng các giao diện trung kế truyền thống như analog. Mỗi hệ thống tổng đài sử dụng thêm một thiết bị có chức năng chuyển đổi các giao diện thoại truyền thống sang giao diện IP và kết nối vào cùng mạng WAN hoặc VPN. Hệ thống được sử dụng khi ta có nhiều loại tổng đài khác loại hoặc khi kết nối với hệ thống tổng đài sử dụng PSTN truyền thống

Các thiết bị chuyển đổi đó được gọi là thiết bị VoIP Gateway. Trong trường hợp này các hệ thống tổng được kết nối với nhau theo các giao diện truyền thống.

4.4.1.2. Yêu cầu thiết bị

Tổng đài: có giao diện trung kế tương tự, E&M, T1, E1, BRI hoặc PRI (chú ý giao diện trung kế tương tự không hỗ trợ dịch vụ TIE).

Thiết bị VoIP Gateway: là thiết bị chuyển đổi giữa giao diện IP và giao diện trunk kế tương tự hoặc là thiết bị chuyển đổi giữa giao diện IP và giao diện trung kế

T1, E1, BRI hoặc PRI. Vì thế cần chọn thiết bị tương ứng với giao diện trung kế đã chọn.

Kênh truyền: Mạng WAN, VPN thiết lập nhờ các thiết bị mạng (Router, VPN, …) và kênh truyền thuê từ nhà cung cấp

4.4.1.3. Lợi ích

Kết nối được nhiều hệ thống tổng đài khác loại

Do các hệ thống tổng đài đều sử dụng các giao diện truyền thống lên có thể kết nối nhiều hệ thống tổng đài khác loại với nhau.

4.4.2. Giải pháp kết nối mạng VoIP trực tiếp 4.4.2.1. Mô tả

Hình 4-2: Giải pháp kết nối mạng VoIP trực tiếp

Các tổng đài của các đơn vị (các trung tâm, các chi nhánh …) đều sử dụng cổng trung kế IP và được kết nối với nhau thông qua một mạng IP (có thể là WAN hoặc VPN). Thường được sử dụng cho các hệ thống sử dụng cùng chung một hãng, cùng chuẩn, khi đó mới có thể kết nối trực tiếp với nhau.

4.4.2.2. Yêu cầu thiết bị

Tổng đài: Mỗi tổng đài sử dụng cần hỗ trợ cổng trung kế IP (chuẩn SIP) với số

kênh tùy chọn.

Kênh truyền: Mạng WAN, VPN thiết lập nhờ các thiết bị mạng (Router, VPN, …) và kênh truyền thuê từ nhà cung cấp. Thuê dịch vụ WAN, VPN trực tiếp từ

nhà cung cấp.

4.4.2.3. Lợi ích

Ngoài lợi ích giảm thiểu chi phí ra các thao tác gọi rất đơn giản, các máy nhánh của các hệ thống gọi cho nhau đơn giản (bấm trực tiếp số máy nhánh hoặc bấm thêm

đầu mã của từng tổng đài, tùy chọn trong khi cấu hình hệ thống). Các dịch vụ truyền, chuyển hướng cuộc gọi thực hiện trên toàn hệ thống mạng tổng đài.

4.4.2.4. Nhược điểm

Các hệ thống tổng đài phải tương thích với nhau (cùng chuẩn hoặc cùng một hãng).

4.4.3. Giải pháp kết nối VoIP tổng đài và máy nhánh

Hình 4-3: Giải pháp kết nối tổng đài VoIP và các máy nhánh 4.4.3.1. Mô tả

Các máy nhánh được kết nối với tổng đài thông qua mạng IP. Hệ thống có thể

dùng mạng WAN hoặc VPN để kêt nối các máy nhánh tới hệ thống tổng đài. Được sử

dụng cho những nơi có nhiều chi nhánh nhỏ (không có hệ thống tổng dài riêng) kết nối tới, hoặc với những nơi có người sử dụng hay đi nhiều nơi.

4.4.3.2. Các loại máy nhánh IP

Điện thoại IP chuẩn riêng và phần mềm điện thoại chuẩn riêng: chỉ có khả năng kết nối tới hệ thống tổng đài riêng của hãng sản xuất ra điện thoại hay phần mềm đó.

Điện thoại IP và phần mềm điện thoại chuẩn SIP chuẩn: sử dụng giao thức SIP truyền thống nên tương thích với mọi loại tổng đài có hỗ trợ chuẩn SIP truyền thốngĐiện thoại IP chuẩn SIP có thể tương thích với nhiều hệ thống tổng đài khác loại.

4.4.3.3. Lợi ích

Luôn luôn kết nối: với sự phát triển mạnh mẽ của các mạng IP riêng (LAN, WAN, VPN) và mạng Internet các hệ thống tổng đài có thể kết nối các máy nhánh ở

bất cứđâu.

Thuận tiện và đơn giản: tất cả các điên thoại đều có thể kết nối với tổng đài qua mạng WAN hay VPN và sử dụng như bình thường. Điện thoại và máy tính đều có thể sử dụng chung một cổng kết nối.

4.4.3.4. Yêu cầu thiết bị

Tổng đài: tổng đài hỗ trợ các kênh máy nhánh IP (chuẩn riêng hoặc chuẩn SIP).

Máy nhánh IP: tương thích với hệ thống tổng đài về chuẩn.

Kênh truyền: thuê kênh truyền Mạng WAN, VPN thiết lập nhờ các thiết bị

mạng (Router, VPN, …) từ nhà cung cấp.

4.4.4. Giải pháp kết nối các hệ thống VoIP dùng dịch vụ nhà cung cấp 4.4.4.1. Mô tả 4.4.4.1. Mô tả

Kết nối tổng đài với nhau thông qua nhà cung cấp dịch vụ.

Hình 4-4: Giải pháp dùng ISTP 4.4.4.2. Các thiết bị sử dụng

Sử dụng một thiết bị modem mới với cấu trúc vừa có cổng kết nối ra internet, vừa có cổng kết nối ra hệ thống PSTN.

4.4.4.3. Ưu điểm

Không phải mất chi phí đầu tư thiết bị cho tổng đài trung gian vì thế giảm được giá thành.

Chi phí cho việc gọi giữa các tổng đài cũng như gọi ra quốc tế sẽ giảm được rất nhiều do bản chất là sử dụng công nghệ VoIP.

4.4.4.4. Nhược điểm

Chất lượng cuộc gọi không được đảm bảo do phải tùy thuộc vào hệ thống của nhà cung cấp.

Để có thể sử dụng nhiều đường điện thoại kết nối đến nhau, mỗi đường điện thoại cần đăng ký với nhà cung cấp một account riêng vì thế khi sử dụng nhiều đường kết nối thì giá thành sẽ tăng lên.

4.4.5. Giải pháp kết nối các hệ thống VoIP bằng xây dựng hệ thống riêng 4.4.5.1. Mô tả 4.4.5.1. Mô tả

Xây dựng một hệ thống tổng đài trung gian và kết nối hệ thống tổng đài của công ty A và công ty B qua hệ thống tổng đài trung gian. Tại mỗi đầu của hệ thống, các tổng

đài vẫn kết nối với hệ thống PSTN để có thể kết nối với các hệ thống sử dụng PSTN truyền thống hoặc làm đường backup. Hệ thống này thường được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.

Hình 4-5: Kết nối tổng đài qua hệ thống riêng 4.4.5.1. Yêu cầu thiết bị

Tổng đài ở công ty A và công ty B phải có chung chuẩn kết nối tới hệ thống tổng

đài trung gian, nếu không mỗi tổng đài cần kết nối với thiết bị voice gateway tương thích với hệ thống tổng đài trung gian.

4.4.5.2. Ưu điểm

Có thể hoàn toàn kiểm soát được kết nối giữa tổng đài A và tổng đài B. Cùng với

đó giảm hoàn toàn được chi phí điện thoại đường dài khi gọi từ bên A sang bên B. Ngoài ra có thể kết nối hệ thống tổng đài trung gian với một hệ thống tổng đài quốc tế. Như thế sẽ giảm được chi phí gọi quốc tế. Chất lượng cuộc gọi phụ thuộc vào chất lượng mạng kết nối giữa các tổng đài.

4.4.5.3. Nhược điểm

Tổng đài A và tổng đài B phải sử dụng chung một giao thức kết nối (cùng một hãng hoặc sử dụng giao thức SIP truyền thống) với tổng đài trung gian. Nếu không phải dùng thiết bị gateway để kết nối tới tổng đài trung gian.

Việc xây dựng hệ thống tổng đài trung gian sẽ mất rất nhiều chi phí. Cần phải sử dụng một IP tĩnh cho thiết bị tổng đài trung gian..

4.4.6. Sử dụng hệ hệ thống mã nguồn mở Asterik 4.4.6.1. Giới thiệu chung 4.4.6.1. Giới thiệu chung

Asterisk là 1 phần mềm mã nguồn mở ,có tính năng tương đương như một tổng

đài PBX. Với Asterisk, một chiếc máy tính PC chạy hệ điều hành Linux có thể trở

thành một hệ thống điện thoại lớn.

Asterisk đem đến cho người sử dụng tất cả các tính năng và ứng dụng của hệ

thống tổng đài PBX và cung cấp nhiều tính năng mà tổng đài PBX thông thường không có được, đó là sự kết hợp giữa chuyển mạch VOIP và chuyển mạch TDM, đó là khả năng mở rộng đáp ứng nhu cầu cho từng ứng dụng…

4.4.6.2. Cấu trúc và tính năng Asterisk

™ Cu trúc ca Asterisk

Asterisk có thểđược coi là một phần trung gian ở giữa dùng để kết nối Ineternet và điện thoại hay các ứng dụng thoại. Các ứng dụng của Asterisk có thể kết nối bất cứ điện thoại, đường dây điện thoại hay gói tin thoại nào đến một dịch vụ hay giao diện khác. Asterisk hỗ trợ mọi khả năng có thể có của công nghệ telephony.

Asterisk server kết nối với một mạng LAN có thể điều khiển điện thoại truyền thống. FXO và bo mạch giao diện sóng mang T từ Digium có thể kết nối một Asterisk server với mạng PSTN. Điều này cho phép các cuộc gọi có thểđược gọi và được nhận từ mạng PSTN.

Các cuộc gọi có thể được chuyển giữa Asterisk server này với Asterisk server khác. Một điện thoại được điều khiển bởi một Asterisk server có thể chuyển sang Asterisk server khác và sau đó đi vào mạng PSTN.

™ Tính năng ca Asterisk

Ngoài những tính năng tương tự như tổng đài PBX, Asterisk còn có thêm nhiều tính năng khác mà chỉ có thể có được ở những tổng đài rất đắt tiền. Đó là các tính năng:

Hình 4-6:: Ví dụ về hệ thống Asterisk + Voicemail (hộp thư thoại)

+ Call Forwarding (chuyển cuộc gọi) + Caller ID (hiển thị số gọi)

+ Automated attendant (chức năng IVR): Chức năng trả lời cuộc gọi tựđộng + Time and Date: thiết lập quản lý thời gian

+ Call Parking: chuyển cuộc gọi có quản lý + Remote call pickup: cướp cuộc gọi

+ Backlist

™ Các giao thc VoIP được Asterisk h tr

Asterisk hỗ trợ hai giao thức chuẩn và một giao thức dành riêng cho Asterisk

+ Inter-Asterisk Exchange (IAX): giao thức chuẩn dành riêng cho Asterisk. Nó cung cấp hoạt động liên kết trong suốt với tường lửa NAT và PAT. Nó hỗ trợ việc thiết lập, nhận, chuyển cuộc gọi và đăng ký cuộc gọi.

+ Session Initiation Protocol (SIP) + H.323

Tham khảo

™ Nhược đim ca h thng Asterik

Asterik chỉ là giải pháp sử dụng phần mềm cài trên hệ thống server vì thế nên độ ổn định cũng như chất lượng cuộc gọi không thể cao bằng hệ thống VoIP của các hãng chuyên dụng về VoIP. Hệ thống chủ yếu để học tập, thử nghiệm và áp dụng cho việc nghiên cứu các giao thức hoặc sử dụng cho các công ty cỡ nhỏ, muốn sử dụng hệ

thống VoIP mà tốn ít chi phí đầu tư.

4.5. Giải pháp VoIP cho trường ĐHCN

Để xây dựng giải pháp VoIP cho trường đại học Công nghệ, đầu tiên chúng ta xây dựng giải pháp cho hệ thống mạng VoIP nội bộ kết nối trong trường với nhau, sau đấy chúng ta xây dựng giải pháp VoIP cho hệ thống mạng VoIP có kết nối các chi nhánh của trường đại học Công nghệ (nếu có) với nhau và cuối cùng là xây dựng

Một phần của tài liệu XÂY DỤNG GIẢI PHÁP VOIP CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ (Trang 42 -42 )

×