việc sử dụng các thuốc trừ sâu. Việc sử dụng thuốc trừ sâu ở dạng xịt hay như bụi là phương thức không hiệu quả. Một tỷ lệ đáng kể thuốc trừ sâu được sử dụng không đến được cây trồng hay bề mặt đất. Các giọt phun, hạt bụi cùng với thuốc trừ sâu bám theo và thuốc trừ sâu ở dạng khí di chuyển vào không khí. Đây là vấn đề đặc biệt khó khăn khi mà thuốc trừ sâu
Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng đến phạm vi mà các thuốc trừ sâu gây ô nhiễm cho khí quyển. Gió bên cạnh mạnh có khuynh hướng làm chúng di chuyển khỏi vị trí vị trí sử dụng ban đầu, cùng với rủi ro rằng các vùng bên cạnh nằm dưới hướng gió sẽ bị ô nhiễm. Sự bay hơi sẽ nhanh hơn khi mà nhiệt độ không khí là cao nhất. Do vậy, các thuốc trừ sâu cho thấy khuynh hướng bay hơi hơn vào không khí dưới điều kiện nhiệt đới so với dưới điều kiện ôn đới. Điều này cần được lưu ý trong đầu khi cố gắng ngoại suy từ các nghiên cứu ngoài đồng được thực hiện trong khu vực ôn đới để cho ra các dự đoán về đường đi của các thuốc trừ sâu dưới điều kiện nhiệt đới.
Một nhân tố quan trọng khác là kích thước giọt. Các giọt rất nhỏ sản sinh trong suốt quá trình phun xịt với thể tích thấp thì rơi xuống đất chậm hơn so với các giọt lớn hơn do tốc độ lắng thấp hơn và chúng có khả năng di chuyển trong các khoảng cách xa hơn trước khi chạm xuống đất. Nói chung, các nhân tố môi trường như tốc độ gió, nhiệt độ và độ ẩm cần được quan tâm khi thực hiện việc phun xịt để làm tăng đến mức tối đa lượng thuốc trừ sâu đến được mục tiêu của nó và giảm đến mức tối thiểu sự ô nhiễm không khí.
Sự ô nhiễm hóa chất phóng xạ của không khí do sự nổ các thiết bị nguyên tử trên hay dưới mặt đất là một vấn đề trong nhiều năm kể từ sau cuộc chiến cuối cùng. Tuy nhiên, nhờ vào sự đồng thuận quốc tế, viễn cảnh này hiện nay đã không còn tái diễn nữa, nhưng vẫn còn mối quan tâm về sự phóng thích vô ý từ các cơ sở như nhà máy điện và trạm nghiêm cứu nguyên tử có sử dụng vật liệu hạt nhân. Tính chất nghiêm trọng của vấn đề được minh chứng rõ ràng bằng tai nạn Chernobyl vào năm 1986 ở Ukaine, khi lò phản ứng hạt nhân bốc cháy và gây ra sự ô nhiễm không khí lan rộng bởi các nuclide phóng xạ. Một nửa hàm lượng trong lò phản ứng bị phát tán.
Một nhóm chất ô nhiễm không khí quan trọng là các hydrocarbon bị halogen hóa có trong
lượng phân tử thấp, như
chlorofluorohydrocarbon (CFC), chất được sử dụng như chất nổ và ở tủ lạnh và các hợp chất bị chlorine hóa (như CH2Cl2), chất được sử dụng để làm sạch khô. Các cơ chất bay hơi này có thể thoát vào không khí trong suốt quá trình sử dụng bình thường và sau khi thải bỏ rác thải. Một vấn đề chính với CFC là chúng có thể đến được tầng khí quyển bên trên nơi chúng có thể gây tổn hại đến lớp ozone (tầng ozone).
Nhiều chất ô nhiễm được tìm thấy trong không khí tồn tại ở cùng dạng như các chất được phóng thích từ mặt đất và nước mặt. Tuy nhiên, có một vài chất ô nhiễm được sinh ra bởi các phản ứng hóa học bên trong khí quyển. Điều này xảy ra trong trường hợp của sương mù hóa học, đây là vấn đề ở Los Angeles và ở các thành phố khác nơi có nhiều phương tiện và bức xạ mặt trời cao. Dưới các điều kiện này, nếu không có gió, thì nitrogen dioxide và các hợp chất hữu cơ được phóng thích khỏi ống xả của xe cùng với oxygen sẽ tham gia vào một loạt các phản ứng phức tạp. Các sản phẩm bao gồm ozone và các hợp chất hữu cơ như peroxyacetyl nitrate (chất gây kích thích mắt).