1 CN SX lắp ráp cơ khí, điện điện
3.3. XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 3.1.3 Phân tích lựa chọn công nghệ
3.1.3. Phân tích lựa chọn công nghệ
Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý: Rạch Bà Bếp (dùng cho mục đích sinh hoạt) nên nước thải của khu công nghiệp phải xử lý đạt loại A (QCVN 24 : 2009 /BTNMT).
Nhìn chung, các nhà máy và xí nghiệp tiếp nhận vào khu công nghiệp là các loại nhà máy, xí nghiệp có khả năng gây ô nhiễm đối với môi trường. Các cơ sở sản xuất trong KCN đều thải ra một lượng nước thải gây ô nhiễm nhất định tùy ngành nghề và quy mô của cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, nước thải trước khi xả vào cống chung của khu công nghiệp để đưa về trạm xử lý tập trung đều đã qua giai đoạn xử lý cục bộ, đạt chỉ tiêu nguồn tiếp nhận trừ các chỉ tiêu cần xử lý tiếp tục như BOD, COD, SS, N, P, coliform. Vì vậy, xử lý nước thải ở trạm tập trung chỉ cần qua giai đoạn xử lý cơ học, hoá lýù và sinh học là chủ yếu.
Vì có sự tham gia của các ngành công nghiệp điện, điện tử, thiết bị thông tin, cơ khí và chế tạo máy nên khả năng nước thải vào có chứa hàm lượng lớn kim loại nặng là cao. Nước thải vào có nồng độ chất lơ lửng khá cao (khoảng SS = 300mg/l) vì vậy cần phải dùng các biện pháp cơ học kết hợp hóa lý để loại bỏ kim loại nặng, SS.
Nước thải vào hệ thống xử lý tập trung phải đạt giới hạn đầu vào theo quy định của KCN. Nước thải vào có tỷ số BOD5/COD = 0,67, thích hợp để xử lý bằng sinh học. Nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ không quá cao, phù hợp để xử lý bằng phương pháp vi sinh hiếu khí.
Sơ đồ dây chuyền công nghệ NMXLNTTT KCN Đông Nam được tham khảo trên các công trình đã được xây dựng và 02 phương án xử lý cho KCN Đông Nam được đề xuất như sau: